1. Giới thiệu về các nguyên tắc giải quyết tranh chấp

Có rất nhiều thủ tục và thể chế ngoại giao và pháp lý được thiết lập để sử dụng trong tranh chấp thương mại quốc tế. Việc lựa chọn các thủ tục giải quyết tranh chấp trong các thoả thuận thương mại quốc tế bị nhiều yếu tố ảnh hưởng như chính sách kinh tế hay các lợi ích quốc gia. Chính vì thế, khi kiểm tra những công việc liên quan đến giải quyết tranh chấp thì phải rất chú ý, xem những chính sách thương mại nào được áp dụng vào thời điểm kí kết hợp đồng, và xem mục tiêu cũng như phạm vi của hợp đồng là gì.

Sau Đại chiến thế giới lần thứ 2, Hiến chương Havana về thiết lập Tổ chức Thương mại Quốc tế được kí năm 1948. Nhũng quy tắc trong Hiến chương về giải quyết tranh chấp này qui định về các thủ tục tham vấn và trọng tài, và đưa ra được khả năng yêu cầu Toà án Quốc tế cung cấp những lời khuyên về các vấn đề pháp lý, phát sinh trong khuôn khổ các họat động của Tổ chức Thương mại Quốc tế. số lượng những phê chuẩn để điều khoản có hiệu lực chưa có được thu thập đầy đủ.

Những điều khoản về chính sách thương mại của Hiến chương Havana được bàn đến rất nhiều trong Thoả Thuận chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) vào năm 1947, với mục đích thúc đẩy quá trình tự do hoá thương mại hàng hoá. 23 sáng lập viên của của GATT đã cam kết trên những nguyên tắc cơ bản về việc không phân biệt đối xử, công bằng trong thâm nhập thị trường, và hưởng đặc quyền. Hiệp định dẫn chiếu những thủ tục giải quyết tranh chấp, với mục đích đưa ra biện pháp thoả hiệp sao cho việc nhượng bộ trong đàm phán vấn đề thuế quan được giải quyết cân bằng. Vào thời điểm đó, luật thương mại quốc tế được hạn chế đối với các nguyên tắc và thủ tục cơ bản về thương mại hàng hoá trong một số bang ở Mỹ.

Bắt đầu từ đó, luật thương mại quốc tế được phát triển đáng kể. Sự gia tăng gấp nhiều lần khối lượng thương mại thế giới và tự do hóa chính sách thương mại là động cơ để thành lập Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) với 135 nước thành viên.

Một số các qui tắc thương mại mới và các hiệp định riêng biệt trên lĩnh vực có liên quan như các loại dịch vụ, thu mua công cộng và sở hữu trí tuệ được thoả thuận theo luật thương mại quốc tế. Đồng thời, một mạng lưới các liên minh thuế quan và các Hiệp định Thương mại Tự do (FTAs) được hình thành. Một khuôn khổ pháp lý cũng được thiết lập cho các qui tắc và thủ tục về thương mại quốc tế, trong phạm vi khu vực, song phuơng và đa phương.

Tương tác trong kinh tế và thương mại càng lớn thì càng phát sinh nhiều sự bất đồng. Nếu tiếp tục để tồn tại chỉ mỗi luật thương mại, hoặc chỉ hỗ trợ bằng các thủ tục giải quyết tranh chấp, như một biện pháp để giúp các bên đạt được thoả thuận thì không đủ. Giống như một sự bổ sung rất hợp lý bên cạnh pháp luật, các Nhà nước đã thống nhất được nhu cầu đối với thẩm quyền và tăng cường các thủ tục giải quyết tranh chấp trong WTO, và tại nhiều thoả thuận thương mại khu vực và song phương.

 

2. Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại

Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại. Hiện nay, có các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại sau:

- Các thủ tục ngoại giao:

Ngoại giao, thường dùng đồng nghĩa như đàm phán hay các phương pháp có liên quan, được duy trì như biện pháp cơ bản để giải quyết tranh chấp một cách hoà bình. Các thủ tục ngoại giao có iợi điểm là rất cơ động, cho phép các bên chấp nhận hay từ chối cả nội dung và hình thức giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, rõ là trong hầu hết các trường hợp thì bên nào mạnh hơn về chính trị và kinh tế trong quan hệ giữa các bên thì bên đó có lợi.

Các thủ tục ngoại giao thường là những điều kiện tiền đề trước khi đưa vấn đề ra cơ chế pháp lý hay toà án. Toà Thường trực về Tư pháp Quốc tế, tiền thân của Toà ấn Quốc tế hiện nay đã công nhận nguyên tắc này như thủ tục trọng tài hay thủ tục xét xử có liên quan, với những lời như sau: “Trước khi một tranh chấp được đưa ra toà thì những vấn đề của nó phải được xác định rõ bằng các cuộc đàm phán ngoại giao.

Về mặt kĩ thuật, các thủ tục ngoại giao có quan hệ với những điều khoản và biện pháp khác nhau, như đàm phán, tham vấn và trao đổ quan điểm.

Trong khuôn khổ giải quyết tranh chấp có các điều khoản khác nhau về thủ tục nhằm đưa ra những giải pháp thoả thuận được giữa các bên tranh chấp. Những hình thúc tích cực như thương lượng, hướng dẫn và hoà giải là những biện pháp xa hơn, và cho phép sự can thiêp của bên thử 3 để giúp đỡ các bên tìm ra được giải pháp đối với tranh chấp.

Bên thứ ba có thể đưa ra những biện pháp tích cực cho các bên tranh chấp như một phương tiện để ngăn ngừa việc tranh chấp trở nên tồi tệ hơn, và cũng là một cách cố gắng đưa ra thoả thuận về một giải pháp.

Điều này được thể hiện trong một số quy định của WTO, công ước EFTA,..., cụ thể:

Tại WTO

Trong Điều 5 của Bản ghi nhớ của WTO về các Quy tắc và Thủ tục Giải quyết Tranh chấp (DSU), các hình thức tích cực, hoà giải và thương lượng được sử dụng nếu các bên tranh chấp đồng ý. Nếu được, thì các thủ tục có thể chấm dứt bất kì lúc nào và chúng cũng có thể tiếp tục khi ban hội thẩm xét xử. Tổng Giám Đốc WTO có thể đưa ra biện pháp giúp đỡ tích cực, hoà giải hay thương lượng trên quan diêm giúp đỡ các Thành viên giải quyết tranh chấp.

Trong Công ước EFTA

Một ví dụ về thủ tục tham khảo chính thức và khiếu nại được ghi trong Điều 13, Công ước EFTA năm 1960. Tuy nhiên, nó có những tính chất của thủ tục hoà giải mà nhờ đó, một Hội đồng được ủy quyền để thiết lập các cơ sở nhằm đưa ra những đề nghị không bắt buộc về mặt pháp lý, và từ đó có thể giải quyết tranh chấp.

Hội đồng chính là noi đưa ra quyết định theo Công ước EFTA, trong đó tất các các Nhà nước Thành viên đều có mặt. Các quyết định thường được thông qua bằng hình thúc bỏ phiếu nhất trí. Nếu Nhà nước Thành viên nào cho rằng Công ước, hoặc bất kì mục tiêu nào của Hiệp hội không thoả mãn một lọí ích nào đó của mình thì Nhà nước đó có thể đưa vấn đề này ra Hội đồng, nếu không đạt được cách giải quyết thoả đáng giữa các bên tranh chấp. Hội đồng sẽ xem xét vấn đề, và cũng cân nhắc xem có đúng là nghĩa vụ do Công ước quy định đã không được hoàn thành hay không, và có thể, bằng đa số phiếu, đưa ra những khuyến nghị được coi là thích hợp.

Nếu một Nhà nước Thành viên không tuân thủ khuyến nghị của Hội đồng, thì Hội đồng, với quyết định đa số, có thể ủy quyền cho bất kì Nhà nước Thành viên nào đình chỉ việc áp dụng nghĩa vụ đối với Nhà nước Thành viên có liên quan, theo như Công ước qui định. Hội đồng có thể, trong trường hợp khẩn cấp và trong chừng mực và thời hạn nào đó, bằng quyết định đa số, cho phép áp dụng một số biện pháp tạm thời nếu Hội đồng thấy thích hợp.

- Các biện pháp pháp lý:

Một khuôn khổ pháp lý để giải quyết tranh chấp thường bao hàm rằng các bên thoả thuận trước về phạm vi quyền hạn xét xử của một cơ quan không thiên vị. Cơ quan này có thể là một tổ chức được chỉ định trước hay được thành lập theo vụ việc cho mỗi trường hợp. Các quyết định của những cơ quan này cần được tranh luận và chứng minh trên cơ sở các qui định và nguyên tắc đã được các bên thoả thuận. Quyết định là bắt buộc đối với các bên. Hai biện pháp pháp lý cơ bản là giải quyết bằng trọng tài và toà án. Hệ thống hội thẩm với tính chất gần như mang tính pháp luật cũng là khuôn khổ quan trọng đối với việc giải quyết tranh chấp.

Trong phạm vi bài viết này, sẽ phân tích 4 phương thức cơ bản trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế:

 

2.1. Thương lượng

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần bên thứ ba trợ giúp hay ra phán quyết, quá trình các bên thương lượng cũng không chịu bất kì ràng buộc của bất kỳ nguyên tắc pháp lý hay khuôn mẫu nào và kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp, vì vậy thương lượng thể hiện được quyền tự do thoả thuận, tự do định đoạt của các bên tranh chấp.

Do đó, thương lượng là phương thức được các bên tranh chấp lựa chọn trước tiên và trong thực tiễn phần lớn các tranh chấp trong kinh tế, kinh doanh, thương mại. Nhà nước khuyến khích áp dụng phương thức tự thương lượng để giải quyết tranh chấp trên tinh thần hoàn toàn tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên.

 

2.2. Hòa giải

Hoà giải là biện pháp được áp dụng khi một uỷ ban hay cơ quan được lập ra, bao gồm những người có năng lực thực hiện. Cơ quan hoà giải thường được yêu cầu thiết lập các dữ kiện, kiểm tra các khiếu nại của cả hai bên và đưa ra xem xét tất cả các yếu tố phù hợp, sao cho có thể nộp những bản đề xuất không bắt buộc về pháp lý để giải quyết được sự việc.

Theo quy tắc chung, cả thương lượng và hòa giải có thể được áp dụng nếu các bên tranh chấp đồng ý, cho dù điều này được viết trên văn bản hay không. Phương pháp được chọn có thể là kết hợp cuả một hay một số tính chất trong những các phương pháp được mô tả trên. Sự liên quan và lựa chọn bên thứ ba để giúp đỡ giải quyết tranh chấp cũng phụ thuộc vào thoả thuận của các bên. Hầu hết, bên thứ 3 thường là đại diện của một Nhà nước không hên quan đến tranh chấp, đại diện của một tổ chức quốc tế hay những cá nhân có đủ năng lực.

>> Tham khảo: Phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế bằng toà án

 

2.3. Trọng tài quốc tế

Trọng tài quốc tế được mô tả như việc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thông qua các trọng tài viên do các bên lựa chọn, một thủ tục dẫn tới việc ra phán quyết trọng tài dựa trên sự tổn trọng luật pháp. Phán quyết của trọng tài là bắt buộc đối với các bên tranh chấp và thường là phán quyết cuối cùng không được kháng cáo.

Các quy tắc thành lập hội đồng trọng tài được quyết định trước khi xuất hiện một vụ tranh chấp hoặc là trên cơ sở của từng vụ việc, sau khi tranh chấp xảy ra. Số lượng các trọng tài viên thường là số lẻ, phổ biến là 3 người. Trọng tài viên thứ 3 thường được chỉ định sau quyết định tập thể của các trọng tài đã được chỉ định, hoặc do các bên tham gia tranh chấp lựa chọn. Có những phương pháp khác nhau để chỉ định trọng tài viên thứ 3 nếu các bên không đồng ý. Cách hiệu quả nhất là dựa vào quyết định của một cá nhân độc lập, - như Chủ tịch Tòa án Quốc tế hoặc là Tổng Thư ký của Toà Trọng tài Thường trực.

Một biện pháp khác có thể tiến hành là lập một danh sách các trọng tài viên có đủ khả năng, được cả hai bên đồng ý với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn các trọng tài viên vào thời điểm hội đồng trọng tài được thiết lập. Tuy nhiên, danh sách này không loại trừ sự lạm dụng của các bên nếu họ muốn tránh việc hoà giải bằng trọng tài. Thời hạn để lập hội đồng và quyết định cũng quan trọng đối với tính hiệu quả và sự thành công của thủ tục này.

>> Tham khảo: Phương thức giải quyết các tranh chấp trong thương mại quốc tế

 

2.4. Tòa án

Giải quyết tranh chấp thương mại tại toà án là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước được toà án thực hiện theo một trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ. Các phán quyết có hiệu lực của toà án được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.

Các bên có thể đồng ý nêu nên một toà án quốc tế hay một toà án có sẵn bao gồm những thẩm phán độc lập có nhiệm vụ giải quyết khiếu nại trên cơ sở luật pháp quốc tế và làm cho những quyết định trở nên bắt buộc với các bên. Những toà án này được coi là phù hợp hơn để đảm bảo sự hài hoà trong luật pháp quốc tế, đặc biệt ở những nơi có một hệ thống cung cấp cho các toà ấn quốc gia để tham chiếu những vấn đề diễn giải luật pháp liên quan. Việc thành lập ECJ của EC và Toà án EFTA đối với Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA) là những ví dụ của loại toà án này.

Những hiệp ước của EU và Hiệp định EEA không chỉ bao trùm việc lưu chuyển tự do hàng hoá mà còn cả tự do thương mại dịch vụ, lưu chuyển tự do nguồn vốn và cốn người. Bên cạnh đó Uỷ ban EU và cơ quan giám sát EFTA được trao quyền quyết định thực hiện cả hiệp ước của EU lẫn Hiệp định EEA, vì vậy khả năng để có thể rà soát về mặt pháp lý những quyết định này là một hoặc vài lý do để thành lập các tòa án loại này.

Theo Hiệp định EEA, một uỷ ban Hỗn hợp bao gồm một bên là các đại diện của EC và bên kia là đại diện của các Nhà nước EFTA có thể giải quyết những tranh chấp liên quan đến việc diễn giải hoặc áp dụng Hiệp định. Nếu tất cả các bên đồng ý một vấn đề diễn giải theo những quy tắc EEA, mà những quy tắc này giống hệt nội dung các quy tắc của EU, thì sẽ được trình cho ECJ.

Luật Minh Khuê (Sưu tầm và biên tập)