Mặc dù nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn khi gia nhập Công ước quốc tế về quyền con người. Tuy nhiên, trong quá trình gia nhập và thi hành các công ước này thì Việt Nam còn gặp phải nhiều khó khăn, thách thức cụ thể sẽ được phân tích rõ hơn thông qua bài viết dưới đây.
1. Khái quát chung về quyền con người
1.1. Khái niệm
Theo định nghĩa của của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về quyền con người “quyền con người là những đảm bảo pháp lý toàn cầu (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và cá nhóm chống lại những hành động (actions) hoặc bỏ mặc (omissions) mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép (entitlements) và tự do cơ bản (fundamental freedoms) của con người”.
Bên cạnh đó có một quan điểm khác cũng thường được sử dụng “quyền con người là những sự đuộc phép (entitlements), mà tất cả thành viên của cộng đồng nhân loại, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo, địa vị xã hội,...đều có ngay từ khi sinh ra, đơn giản chỉ vì họ là con người”.
Ở nước ta có nhiều quan điểm khác nhau về quyền con người do các cơ quan nghiên cứu và các chuyên gia đưa ra tuy nhiên tựu chung lại thì quyền con người được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế.
1.2. Những tính chất cơ bản của quyền con người
Một là, tính phổ biến (universal) thể hiện ở chỗ quyền con người quyền bẩm sinh, vốn có của con người và được thừa nhận cho tất cả mọi người trên trái đất, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch, địa vị xã hội, giới tính.
Hai là, không thể tước bỏ (inalienable) các quyền con người không thể tước đoạt hay hạn chế một cách tùy tiện bởi bất cứ chủ thể nào, kể cả các cơ quan và quan chức nhà nước.
Ba là, tính không thể phân chia (indivisible) các quyền con người gắn kết chặt chẽ với nhau, tương hỗ lẫn nhau, việc tước bỏ, tách biệt hay hạn chế bất kì quyền nào đều cónhững tác động tiêu cực đến giá trị nhân phẩm và sự phát triển của con người.
Bốn là, tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau, các quyền con người dù là các quyền dân sự, chính trị hay các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa cũng đều có mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau. Nếu vi phạm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc đảm bảo các quyền khác, và ngược lại.
2. Những thách thức của VN khi gia nhập công ước nhân quyền quốc tế thông qua một số công ước nhân quyền quốc tế.
2.1. Những thách thức chung
Thứ nhất, về cơ sở pháp lý, Việt Nam đã xây dựng hệ thống pháp luật tương đối có hệ thống về bảo vệ quyền con người, quyền tự do của công dân, trong đó có nhiều quy định về phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật huôn về quyền con người ở nước ta vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, còn chưa đồng bộ, chồng chéo, mâu thuẫn dẫn tới khó khăn, thậm chí hiểu sai, trong quá trình áp dụng và thực thi pháp luật. Đây cũng là một khó khăn, thách thức lớn đối với sự phát triển của xã hội cũng như trong việc bảo đảm thực hiện, phát triển con người. Bên cạnh đó, hiện nay những điều kiện cần và đủ để đảm bảo pháp luật đi vào cuộc sống một cách hiệu quả chưa thực sự được đảm bảo đầy đủ đã ảnh hưởng tới việc đạt được những mục tiêu đề ra. Người dân chưa thực sự hiểu và có ý thức chấp hành pháp luật đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện hiệu quả pháp luật và Công ước.
Thứ hai, về mức độ phát triển kinh tế - xã hội chưa đồng đều giữa các vùng và các nhóm dân cư. Địa hình chủ yếu ở nước ta chủ yếu là núi đồi với 3/4 diện tích đất nước. Với những người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, do hạn chế trong việc tiếp cận với các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, thông tin,... Điều này gây ra rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng và triển khai các chính sách cụ thể nhằm đảm bảo các quyền con người, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của đồng bào, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa miền núi và đồng bằng, nông thôn và thành thị. Ngoài ra, mặt trái của nền kinh tế thị trường đã kéo theo những tiêu cực và vấn nạn xã hội đáng lo ngại, ảnh hưởng trực tiếp tới vận hành cơ chế bảo đảm thực hiện và phát triển quyền con người. Do ảnh hưởng của dịch Covid - 19 nên tình trạng thất nghiệp gia tăng, sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư và giữa các vùng miền ngày càng lớn và rõ rệt, tình hình tham nhũng và sử dụng phung phí tiền bạc, tài sản xã hội diễn biến theo chiều hướng phức tạp.
Những thách thứcnày đã ảnh hưởng trực tiếp tới thực hiện quyền và lợi ích của mỗi tập thể và cá nhân trong xã hội, làm phân tán và suy giảm các nguồn lực của đất nước, làm giảm hiệu quả của các chính sách khuyến khích và bảo đảm thực hiện, phát triển con người, hạn chế khả năng hưởng thụ các giá trị quyền con người.
Thứ ba, trình độ và nhận thức về quyền con người, còn một số bộ phận cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp trong bộ máy nhà nước, hệ thống chính trị, tổ chức, đoàn thể,... chưa thật sự nắm rõ và hiểu chính xác các quy định của luật pháp quốc tế và nghĩa vụ của Việt Nam với tư cách là quốc gia thành viên của các công ước quốc tế về quyền con người, gây ảnh hưởng đến việc thụ hưởng quyền của người dân, là thách thức lớn với sự vận hành của cơ chế bảo đảm thực hiện và phát triển quyền con người. Trong công tác giáo dục về quyền con người, quyền công dân mặc dù đã được quan tâm và đẩy mạnh nhưng so với yêu cầu vẫn còn khoản cách nhất định. Nội dung giảng dạy về quyền con người nói chung và các quyền cụ thể còn đơn giản và chưa phù hợp với cấp học và độ tuổi, phần lớn mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin, nội dung các quy định pháp luật.
Thứ tư, bên cạnh những thách thức trên nước ta còn tồn tại một số phong tục, tập quán lạc hậu đang tồn tại đã cản trở phụ nữ và một số đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số trong việc chủ động tiếp cận các quyền của mình. Tư tưởng trọng nam khinh nữ, nạn ngược đãi phụ nữ, bạo lực trong gia đình và tính gia trưởng vẫn tồn tại, nhất là ở những nơi trình độ dân trí còn thấp đều này không chỉ ảnh hưởng đến người dân trong việc hưởng thụ các quyền, đặc biệt là quyền sống và quyền củacác nhóm dễ bị tổn thương, mà còn là thách thức đối với các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp và các tổ chức xã hội trong việc xây dựng và triển khai các chính sách nhằm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân, bảo đảm thực hiện và phát triển quyền con người.
2.2. Những thách thức của Việt Nam khi gia nhập một số Công ước cụ thể
2.2.1. Công ước về quyền Trẻ em năm 1979
Trước tình hình đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên toàn cầu cũng như ở Việt Nam nhiều trẻ em chưa có đủ sách giáo khoa, trang thiết bị để học trực tuyến, số trẻ em mắc Covid tính đến đầu 9/2021 là 11.822 ca, đáng lưu ý là số trẻ em mồ côi do cha mẹ tử vong vì COVID-19 vẫn đang tăng lên (riêng TP.HCM đến ngày 14/9 đã có khoảng 1.500 trẻ em mồ côi, bên cạnh các nguy cơ lây nhiễm bệnh và phải tự lập trong cuộc sống hằng ngày các em còn có nguy cơ cao bị sang chấn, khủng hoảng tâm lý. Kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc thúc đẩy các cam kết, chuẩn mực chung về quyền con người và quyền trẻ em thông qua các hiệp định thương mại tự do. Tuy nhiên, đa dạng hóa các thành phần kinh tế, nới lỏng di cư, xuất nhập cảnh, đăng ký hộ tịch, quốc tịch, thúc đẩy du lịch... làm gia tăng các nguy cơ sử dụng lao động trẻ em, mua bán trẻ em, xâm hại, bóc lột trẻ em, trẻ em lánh nạn, tị nạn không có người lớn đi cùng... Đặc biệt, làm gia tăng bất bình đẳng về cơ hội phát triển đối với trẻ em miền núi, thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
Trẻ em là đối tượng dễ chịu những tác động, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai, môi trường khắc nghiệt, suy giảm nguồn tài nguyên, bị mất và hạn chế việc bảo đảm các quyền từ nhiều góc độ về chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em. Bên cạnh đó, dưới tác động của quá trình đô thị hóa dẫn đến tình trạng trẻ em nông thôn thiếu sự chăm sóc, bảo vệ của cha mẹ. Trẻ em cùng cha mẹ đến đô thị, khu công nghiệp khó tiếp cận dịch vụ cơ bản có chất lượng, giáo dục, đặc biệt giáo dục mầm non thiếu và không đảm bảo tiêu chuẩn, không được khai sinh, không tiếp cận được bảo hiểm y tế....
Ngoài ra, dưới sự phát triển của nên công nghệ 4.0 trẻ em có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thông tin xấu, độc, thiếu chuẩn mực; bị bạo lực, xâm hại trên và thông qua môi trường mạng. Trước những thách thức đó, đòi hỏi chúng ta phải nêu cao hơn nữa trách nhiệm và cùng chung tay để bảo đảm quyền trẻ em.
2.2.2. Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979
Về kinh tế, chênh lệch thu nhập giữa nam và nữ cùng một vị trí công việc vẫn tồn tại, cơ hội để phụ nữ tiếp cận những việc làm có thu nhập cao vẫn thấp hơn so với nam giới, lao động nữ chưa được đánh giá cao như lao động nam, phụ nữ dễ gặp rủi ro và tổn thương khi doanh nghiệp có nhu cầu cắt giảm nhân lực. Đặc biệt là hiện nay, thu nhập bình quân của lao động nữ luôn thấp hơn nam giới. Về chính trị - xã hội, mặc dù tỷ lệ nữ giới làm công tác quản lý, lãnh đạo tuy đã được cải thiện tuy nhiên, vẫn chiếm tỷ lệ thấp. Trong lĩnh vực hôn nhân - gia đình, phụ nữ vẫn phải làm những công việc nội trợ là chủ yếu, vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ trong quá trình sinh con, nuôi con, chăm sóc con cái, kế hoạch hóa gia đình.
Ngoài ra, tình trạng định kiến, phân biệt đối xử với phụ nữ ở nơi này, nơi khác vẫn còn tồn tại, tệ nạn ngược đãi phụ nữ, trẻ em, mại dâm, buôn bán phụ nữ trẻ em (đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, các tỉnh giáp biên giới), bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục, các tệ nạn xã hội,... vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp. Trên thực tế tình trạng đó dẫn đến mức độ hưởng thụ quyền bình đẳng của phụ nữ ngoài xã hội cũng như trong phạm vi gia đình, cộng đồng nơi sinh sống chưa cao, Ngoài ra, do nền văn hóa mang đậm tính gia trưởng và việcđề cao vai trò truyền thống của nam giới và phụ nữ là những trở ngại đối với việc thực thi công ước tại Việt Nam.
3. Một số kiến nghị nhằm tháo gỡ khó khăn, thách thức trong quá trình tham gia, thực hiện công ước quyền con người.
Tiếp tục nghiên cứu những quy định trong các công ước về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia, cùng với đó tiếp tục sử đổi, bổ sung, hoàn thiện những quy định của Việt Nam về quyền con người, quyền công dân. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật nhằm phát hiện và loại bỏ kịp thời các văn bản trái với các quy định về quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp và luật. Bên cạnh đó nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức viên chức trong công tác áp dụng, thi hành, tuyên truyền, phổ biến quyền con người đến với người dân.
Cần có những hình thức xử lý và trừng trị nghiêm những người phạm tội, đồng thời tăng cường quy hoạch và kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xây dựng các công trình thủy điện, các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên, đấu tranh kiên quyết với các loại tội phạm hủy hoại sức khỏe thể chất và thần kinh con người.
Cần xác định người dân tộc thiểu số, phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người già là những đối tượng cần được ưu tiên, được chăm sóc về sức khoẻ, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, thu nhập. Đó là những đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các chính sách xóa đói, giảm nghèo bền vững, nhất là ở các vùng khó khăn, bị tác động bởi biến đổi khí hậu. Để có nguồn lực vật chất và con người thực hiện các chính sách này, cần tăng cường kiểm soát chi tiêu công, phòng, chống tham nhũng, tinh giản bộ máy, biên chế của hệ thống chính trị từ Trung ương tới địa phương.
Trên đây là bài viết sưu tầm và tổng hợp về Các thách thức của Việt Nam khi gia nhập cCông ước nhân quyền quốc tế
Trân trọng./.