Mục lục bài viết
- 1. Xung đột pháp luật về quyền sở hữu tài sản
- 2. Giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài
- 2.1 Giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu theo pháp luật các nước
- 2.2 Pháp luật của nước có tài sản vẫn được áp dụng để xác định quyền sở hữu đổi với tài sản đang trên đường vận chuyển
- 2.3 Hệ thuộc luật nơi có tài sản được áp dụng để định danh tài sản là động sản hay bất động sản
Trả lời:
1. Xung đột pháp luật về quyền sở hữu tài sản
Quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài phát sinh sẽ làm phát sinh xung đột pháp luật. Đó là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật của các nước khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài.Một trong những nguyên nhân đó là do có sự quy định khác nhau về chế định sở hữu trong pháp luật của các nước. Sở dĩ có sự quy định khác nhau trong pháp luật của các nước về chế định sở hữu là vì pháp luật của các nước được xây dựng trên nền tảng của chế độ chính trị, kinh tế, xã hội khác nhau, mặt khác do ảnh hưởng của tôn giáo, văn hoá, phong tục, tập quán ... đến pháp luật của từng nước.
Giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu là vấn đề trọng tâm khi đề cập tới quan hệ sở hữu trong tư pháp quốc tế. Để giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực này, các quốc gia thường sử dụng hai phương pháp, đó là phương pháp thực chất (dùng quy phạm thực chất) và phương pháp xung đột (dùng quy phạm xung đột). Các phương pháp này sẽ được đề cập cụ thể trong các phần viết dưới đây. Ngoài ra, để làm sáng tỏ hơn các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế cần thiết phải nghiên cứu thêm một số vấn đề như vấn đề chuyển dịch rủi ro trong mua bán hàng hoá quốc tế, vấn đề quốc hữu hoá tài sản thuộc quyền sở hữu của người nước ngoài và sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài Việt Nam ....
2. Giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài
2.1 Giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu theo pháp luật các nước
Theo pháp luật và thực tiễn ở các nước, tài sản hữu hình được chia thành hai loại là động sản và bất động sản. Để giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu đối với bất động sản, pháp luật hầu hết các nước đều quy định áp dụng nguyên tắc luật nơi có tài sản. Còn tài sản theo pháp luật của Pháp thì đối với các quan hệ tài sản có yếu tố nước ngoài, tại Điều 3 của Bộ luật dân sự Pháp thì nguyên tắc luật nơi có tài sản được áp dụng để điều chỉnh quan hệ sở hữu đối với động sản và bất động sản.
Trong thực tiễn giao lưu dân sự quốc tế, một nguyên tắc chung được áp dụng phổ biến là: Nếu quyền sở hữu đối với tài sản của một người là động sản được phát sinh trên cơ sở pháp luật nước này nhưng khi tài sản đó được đem sang nước khác thì quyền sở hữu của chủ sở hữu tài sản vẫn được pháp luật nước kia bảo hộ. Tuy nhiên, về phạm vi và nội dung của quyền sở hữu đối với tài sản này thì theo pháp luật của đa số các nước phải do pháp luật của nước nơi đang có tài sản điều chỉnh.
2.2 Pháp luật của nước có tài sản vẫn được áp dụng để xác định quyền sở hữu đổi với tài sản đang trên đường vận chuyển
Theo pháp luật của các nước hiện nay, quyền sở hữu cũng như các quyền tài sản đối với tài sản đang trên đường vận chuyển sẽ được điều chỉnh bởi một trong các hệ thống pháp luật sau đây: pháp luật của nước nơi gửi tài sản đi, pháp luật của nước nơi nhận tài sản, pháp luật của nước hiện đang có tài sản, pháp luật của nước mà phương tiện vận tải mang quốc tịch, luật nơi cư trú của chủ sở hữu, pháp luật của nước do các bên lựa chọn ....
Như vậy, pháp luật của nước hiện đang có tài sản là một trong những nguyên tắc được áp dụng trong việc xác định quyền sở hữu đối với tài sản đang trên đường vận chuyển. Tuy nhiên, nguyên tắc tự do ý chí trong việc lựa chọn pháp luật áp dụng ngày càng được coi trọng nên nguyên tắc được nhiều nước áp dụng nhất không phải là luật nơi có tài sản mà là nguyên tắc luật của nước nơi gửi tài sản đi (xuất khẩu hàng) hoặc pháp luật của nước nơi nhận hàng (nhập khẩu hàng). Mặt khác, nếu áp dụng luật nước nơi có tài sản mà đó lại là tài sản đang vận chuyển, rõ ràng sẽ gây rắc rối và khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc khi không dễ dàng có thể xác
Hiện nay, quan điểm được thống nhất chung ở các nước là việc chuyển giao động sản hữu hình (mua bán tài sản) được điều chỉnh bằng pháp luật quốc gia nơi có tài sản vào thời điểm chuyển giao. Người chủ sở hữu sẽ mất quyền sở hữu của mình đối với tài sản nếu như nó được chuyển ra nước ngoài và đã được chuyển giao ở đó một cách hợp pháp cho người khác theo pháp luật nước đó.
2.3 Hệ thuộc luật nơi có tài sản được áp dụng để định danh tài sản là động sản hay bất động sản
Khi giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ tài sản, trước hết phải xác định đối tượng của vụ việc là động sản hay bất động sản, bởi vì trong thực tế việc xác định tài sản là động sản hay bất động sản là tiền đề cho việc giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài. Căn cứ vào việc giải quyết đó sẽ xác định tiếp pháp luật nước nào điều chỉnh mối quan hệ tài sản ấy. Ví dụ, theo quy phạm xung đột của Anh, việc thừa kế không có di chúc được điều chỉnh theo pháp luật của nước nơi có tài sản (nếu di sản là bất động sản) và pháp luật của nước nơi người để lại di sản thừa kế cư trú cuối cùng (nếu di sản là động sản).
Vấn đề phức tạp xảy ra là do nội dung khái niệm “bất động sản” ở các nước không giống nhau, có những loại tài sản ở nước này là bất động sản nhưng ở nước khác không được coi là bất động sản. Chính vì vậy, để giải quyết vấn đề tài sản nào là bất động sản, tài sản nào là động sản, đa số pháp luật các nước quy định áp dụng nguyên tắc luật nơi có tài sản.
Tóm lại, nguyên tắc luật nơi có tài sản được đa số các nước áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài. Mặc dù đây là hệ thuộc luật được sử dụng nhiêu nhât ở hầu hết các nước, nhưng đó không phải là hệ thuộc luật duy nhất. Theo pháp luật và thực tiễn các nước, hệ thuộc luật nơi có tài sản không được áp dụng trong các trường hợp sau đây: giải quyết vấn đề sở hữu tàu bay, tàu biển; tài sản thuộc quyền sở hữu nhà nước; thanh
Theo khoản 2 Điều 678 Bộ luật dân sự năm 2015 thì:
“Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là động sản trên đường vận chuyến được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, trừ trường hợp có thoả thuận khác ”.
Như vậy, pháp luật Việt Nam áp dụng hệ thuộc pháp luật của nước nơi tài sản được chuyển đến hoặc hệ thuộc luật do các bên thoả thuận lựa chọn để xác định quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản trên đường vận chuyển. Quy định này phù hợp với thực tiễn của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Nguyên tắc luật nơi có tài sản cũng được pháp luật Việt Nam áp dụng để định danh tài sản. Theo Điều 677 của Bộ luật dân sự 2015 thì: “Việcphân loại tài sản là động sản, bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản ”,
Theo quy định của pháp luật Việt Nam tại Điều 107 của Bộ luật dân sự 2015, bất động sản là những tài sản bao gồm:
- Đất đai;
- Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
- Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
- Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.
Nguyên tắc áp dụng pháp luật của nước nơi có tài sản để giải quyết xung đột pháp luật về định danh đã được ghi nhận trong các Hiệp định tương trợ tư pháp với Tiệp Khắc (cũ) (khoản 3 Điều 35), với Cu Ba (khoản 3 Điều 34), với Lào (Điều 22), với Hungari (khoản 3 Điều 43), với Bungari (khoản 3 Điều 33).
Đối với các trường hợp ngoại lệ liên quan đến tàu bay, tàu biển, thì việc xác định quyền sở hữu đối với tàu bay dân dụng và tàu biển tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật về hàng hải của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cụ thể là:
Luật về quốc hữu hoá. Tài sản là đối tượng của đạo luật quốc hữu hoá về nguyên tắc quy chế tài sản sẽ tuân theo pháp luật của quốc gia ban hành đạo luật quốc hữu hoá đó.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)