>> Luật sư tư vấn pháp luật thuế trực tuyến, gọi: 1900.6162

 

Luật sư tư vấn:

1. Cơ sở pháp lý xuất hoá đơn khi bán hàng hoá trả góp

Theo quy định tại khoản 7 Điều 7, Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 18 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế giá trị gia tăng có quy định:

“7. Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hóa đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm.

Ví dụ 31: Công ty kinh doanh xe máy bán xe X loại 100 cc, giá bán trả góp chưa có thuế GTGT là 25,5 triệu đồng/chiếc (trong đó giá bán xe là 25 triệu đồng, lãi trả góp là 0,5 triệu đồng) thì giá tính thuế GTGT là 25 triệu đồng.”

Như vậy, việc doanh nghiệp A lập hóa đơn GTGT xác định giá tính thuế GTGT 115 triệu đồng là trái quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải xác định giá tính thuế là giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT và không bao gồm tiền lãi trả góp. Tức là, trong trường hợp này, giá tính thuế GTGT là 114,5 triệu.

 

2. Cách viết hoá đơn đối với hàng trả góp

Tình huống được đặt ra hỗ trợ: Doanh nghiệp bạn bán ô tô trả góp, giá chưa tính thuế là 115 triệu đồng, trong đó tiền lãi chậm trả là 500.000. Vậy doanh nghiệp bạn phải lập hoá đơn trả góp thế nào để phù hợp với quy định.

- Trong trường hợp này Doanh nghiệp bạn có tính giá tính thuế là giá trị của ô tô là 114.500.000, lãi trả chậm là 500.000. Vậy doanh nghiệp bạn lập hoá đơn giá trị gia tăng phải ghi ở phần giá bán là 114.500.000, chứ không bao gồm lãi chậm trả vì phần lãi chậm trả không phải kê khai, không chịu thuế giá trị gia tặng.

⇒ Doanh nghiệp bạn đã lập hoá đơn ghi giá bán là 115.000.000 là không phù hợp với quy định của pháp luật, Doanh nghiệp bạn nên lập hoá đơn điều chỉnh hoặc hoá đơn thay thế hoá đơn cũ bị sai.

 

3. Cách xử lý hoá đơn khi có sự sai sót

- Trường hợp 1: Hoá đơn chưa được gửi cho người mua (nhưng đã được cấp mã)

Bước 1. Thông báo cho cơ quan thuế theo Mẫu số 04 v/v huỷ HĐĐT.

Bước 2. Lập hoá đơn điện tử mới, ký số gửi cơ quan thuế để cấp mã hoá đơn mới thay thế hoá đơn đã lập để gửi cho mua. 

Bước 3. Cơ quan thuế thực hiện huỷ hoá đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế. 

- Trường hợp 2: Đã gửi cho người mua

Bước 1. Người bán và người mua thông báo cho nhau về việc hoá đơn bị sai sót. Sau đó lập biên bản ghi rõ nội dung sai sót.

Bước 2. Thông báo cho cho cơ quan thuế MS04 v/v sai sót thông tin này và cơ quan thuế huỷ hoá đơn đã cấp mã lần trước trên hệ thống.

Bước 3. Người bán và người mua có thể lựa chọn một trong hai cách để xử lý hoá đơn sai sót như sau:

- Người bán lập hoá đơn điện tử điều chỉnh hoá đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán lập hoá đơn điện tử điều chỉnh thì phải có dòng chữ "Điều chỉnh cho hoá đơn Mẫu số ...ký hiệu...số....ngày....tháng...năm"

- Người bán lập hoá đơn điện tử mới thay thế cho hoá đơn điện tử có sai sót, thì trong hoá đơn điện tử thay thế phải có dòng chữ " Thay thế cho hoá đơn Mẫu số ...ký hiệu...số...ngày...tháng...năm"

 

4. Không huỷ hoá đơn điện tử có sai sót có sao không?

Nếu trong trường hợp cơ quan thuế chưa phát hiện ra và chưa thông báo cho bên người bán và người mua thì trường hợp này được tính là chưa phát hiện sau phạm. 

Còn đối với trường hợp cơ quan thuế đã phát hiện và gửi thông báo sai sót hoá đơn nhưng người bán không kiểm tra lại và điều chỉnh thì theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đến 8.000.000 Và buộc huỷ, tiêu huỷ hoá đơn trong trường hợp "Không huỷ hoá đơn điện tử khi lập sai sót sau khi quá thời hạn cơ quan thuế thông báo cho người bán về việc kiểm tra sai, sót".

 

5. Thời điểm lập hoá đơn 

5.1 Thời điểm lập hoá đơn đối với mua bán hàng hoá

Thời điểm lập hoá đơn đối với hàng hoá  (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

 

5.2 Thời điểm lập hoá đơn đối với dịch vụ

Thời điểm lập hoá đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thời điểm lập hoá đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực .hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế, thẩm định giá, khảo sát, thiết kế kỹ thuật, tư vấn giám sát, lập dự án đầu tư xây dựng).

Đối với các trường hợp cung cấp dịch vụ với số lượng lớn, phát sinh thường xuyên, cần có thời gian đối soát số liệu giữa doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ và khách hàng, đối tác như trường hợp cung cấp dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không, cung ứng nhiên liệu hàng không cho các hãng hàng không, hoạt động cung cấp điện (trừ đối tượng hoạt động bán điện của các công ty phát điện trên thị trường), nước, dịch vụ truyền hình, dịch vụ bưu chính chuyển phát (bao gồm cả dịch vụ đại lý, dịch vụ thu hộ, chi hộ), dịch vụ viễn thông (bao gồm dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng), dịch vụ logistic, dịch vụ công nghệ thông tin được bán theo kỳ nhất định, thời điểm lập hoá đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu giữa các bên nhưng chậm nhất không quá của tháng sau tháng phát sinh việc cung cấp dịch vụ hoặc không quá 07 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ quy ước. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hoá, dịch vụ cung cấp căn cứ thoả thuận giữa đơn vị bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ với người mua.

 

5.3 Thời điểm lập hoá đơn đối với công việc xây dựng, lắp đặt 

Thời điểm lập hoá đơn là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền.

 

5.4 Thời điểm lập hoá đơn đối với tổ chức kinh doanh bất động sản

- Trường hợp chưa chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng: Có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì thời điểm lập hoá đơn là ngày thu tiền hoặc theo thoả thuận thanh toán trong hợp đồng;

- Trường hợp đã chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng: Thời điểm lập hoá đơn là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.

Lưu ý: Trường hợp giao hàng nhiều lập hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hoá đơn cho khối lượng, giái trị hàng hoá, dịch vụ được giao tương ứng. 

Nếu quý khách hàng còn vướng mắc có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900.6162 để được hỗ trợ, giải quyết. Rất mong được làm việc với quý Khách hàng. Trân trọng cảm ơn!