Chú Út nói trước cái này con ngủ nhờ tức thứ hai anh vẫn thấy chiếc điện thoại đó trong túi quần và cho đến thứ ba tuần sau tổng kiểm lại thì mới mất. Sự thật 100% là con không về lấy nó đó là sự thật nhưng mọi người không tin con và kể từ ngày mấy chú Út triệu nói rằng con lấy thì trả lại. Cho tới ngày hôm nay ngày nào cũng vậy cái phòng mà con ngủ thường được khóa trái cửa nhưng chiếc chìa khóa thì để trên cái bàn sát bên cánh cửa đó và ai cũng có thể thấy nó, có hai đứa cháu ngoại cỡ tuổi con đang ở đó sống chung với chú con hàng ngày. Nguyên nhân nghi ngờ là lúc trước con 10 tuổi có lấy một chiếc Nokia để chơi và sau đó thì sử dụng trước mặt chú Út lúc đó thì chú cũng bảo làm mất giống cái của con và hỏi con có lấy không thì con nói là con không lấy nhưng con chơi được vài bữa thì chán và chú Út nói ngọt thế là con đã trả lại chiếc điện thoại đó từ đó đến bây giờ ở nhà đó mất đồ rồi đều đổi thừa con. Vậy cho con hỏi làm sao để khẳng định là con không lấy và bắt buộc họ phải tin con. Và những điều kiện nào để đưa đến quyết định là con lấy chiếc điện thoại đó khi họ chỉ nói là con ngủ ở đó và mất chiếc điện thoại nếu con không lấy thì ai lấy vậy con sẽ làm gì và nói gì khi chú Út hay bất cứ ai gặp con khuyên con trả chiếc điện thoại đó nhưng thực chất thì con không có lấy nó. Mong luật sư tư vấn giúp.
Con xin chân thành cảm ơn!
>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Trong trường hợp của bạn nếu chú bạn có nghi ngờ bạn về hành vi trộm cắp tài sản thì họ hoàn toàn có thể gửi đơn trình bảo đến cơ quan công an. Sau đó cơ quan Công an sẽ tiến hành điều tra.
Nếu kết quả điều tra cho kết luận bạn có thực hiện hành vi lấy trộm đồ của chú bạn, thì bạn có thể sẽ bị xử lý theo quy định về tội trộm cắp tài sản.
Tội trộm cắp tài sản trước đây được được quy định tại Điều 138 của Bộ luật hình sự 1999 (Hiện nay được quy định tại điều 173 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017) như sau:
"Điều 138. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng."
Tuy nhiên, theo những gì bạn nói thì chiếc điện thoại đó không phải do bạn lấy, và việc chú bạn và những người khác nói bạn trộm chiếc điện thoại cũng không có chứng cứ, không có cơ sở. Vì vậy, nếu không đủ bằng chứng phạm tội về việc bạn lấy trộm chiếc điện thoại và kết quả điều tra của Công an cho thấy bạn không trộm chiếc điện thoại của chú bạn. Như vậy chú bạn sẽ phạm tội vu khống hoặc tội làm nhục người khác được quy định tại Bộ Luật Hình sự 1999 (thay thế bởi: Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017) như sau:
"Điều 121. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."
"Điều 122. Tội vu khống
1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với nhiều người;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người thi hành công vụ;
e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!