Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật Minh Khuê
>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật Dân sự 2015
2. Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Quyền đối với hình ảnh cụ thể như sau:
Điều 32. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
BLDS 2005 đã ghi nhận quyền cá nhân đối với hình ảnh tại Điều 31, đến BLDS 2015 quy định ở Điều 32 đã khẳng định trình độ lập pháp và sự nhạy bén của những nhà làm luật khi có những sửa đổi bổ sung đáng lưu ý về mặt nội dung. Điều này đã giúp các quy định pháp luật có thể bao quát được tình hình thực tế một cách tối đa, hạn chế những kẻ hở của pháp luật. Qua thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về quyền cá nhân đối với hình ảnh trong BLDS 2005 cho thấy rằng quy định của pháp luật chưa thực sự chặt chẽ, vì không phân biệt được mục đích, tính chất của việc sử dụng hình ảnh của cá nhân. Khoản 1 Điều 32 BLDS 2015 đã nêu rõ mục đích của việc sử dụng hình ảnh của cá nhân khi quy định: “Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”. Đây là một quy định mới được ban hành đúng thời điểm giúp tránh được những tranh chấp liên quan đến thù lao giữa các bên khi sử dụng hình ảnh của người khác. Mục đích thương mại chính là cơ sở để yêu cầu được trả thù lao trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác về vấn đề này.
Khoản 2 Điều 31 BLDS 2005 quy định:
“Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác”. Cụm từ: “trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác”
Quy đinh nàylàm cho việc giải thích pháp luật trở nên lung túng, khó hiểu. BLDS 2015 đã khắc phụ tình trạng đó bằng cách sửa đổi theo hướng liệt kê việc sử dụng hình ảnh không có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ mà vẫn xem là không vi phạp quyền này của cá nhân. Cụ thể trong những trường hợp sau: “Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng”. Đây là một quy định hợp lí vì nếu mục đích sử dụng hình ảnh dẫn đến sự xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín thì việc sử dụng hình ảnh đó nếu không được sự đồng ý của người đó thì bị xem là vi phạm. Ngược lại nếu việc sử dụng hình ảnh vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng thì không cần phải có sự đồng ý của người này việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp đó không bị xem là vi phạm. Các hoạt động công cộng ở đây bao gồm: hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự nhân phẩm, uy tính của người có hình ảnh.
BLDS 2005 quy định về quyền cá nhân đối với hình ảnh không rõ, dẫn đến nhiều tranh cãi. Đặc biệt là việc sử dụng hình ảnh các hoạt động công cộng như hội thảo, hội nghị, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật… có nhiều người thì có cần phải xin phép tất cả những người có mặt trong ảnh được sử dụng đó hay không. BLDS 2015 nhìn thấy và đã khắc phục được những thiếu sót này, BLDS 2015 nhấn mạnh, nếu việc sử dụng hình ảnh phản ánh hoạt động công cộng mà không tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh thì không bị xem là vi phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh.
Như vậy BLDS 2015 đã cụ thể các trường hợp sử dụng hình ảnh của người khác mà không cần có sự đồng ý của người đó. Nếu việc sử dụng hình ảnh rơi vào hai trường hợp việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lí khác theo quy định của pháp luật. Đây là những biện pháp dân sự cụ thể mà tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể mà cá nhân bị vi phạm có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng đối với người vi phạm. So sánh quy định quyền cá nhân đối với hình ảnh BLDS 2015 với quy định quyền cá nhân đối với hình ảnh trong BLDS 2005, cho thấy quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh trong BLDS 2015 vừa cụ thể vừa chi tiết hơn. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân. Đặc biệt, điều luật này hết sức có ý nghĩa trong bối cảnh quyền của cá nhân đối với hình ảnh hiện đang bị vi phạm tràn lan do sự phát triển của các trang mạng xã hội, các phương tiện truyền thông đại chúng cũng như sự lỏng lẻo của các quy định trước đây về quyền của cá nhân đối với hình ảnh.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướn
g mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự - Công ty luật Minh Khuê