1. Chi Đảng phí như thế nào là hợp lý?

Thưa Luật sư, em mới làm công tác đảng cho chi bộ trực thuộc, chi bộ có 4 đảng viên. Em muốn hỏi luật sư là phần Chi Đảng phí thì sẽ chi vào những việc gì cho hợp lý ạ ?
Trân trọng cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến (24/7) gọi số: 1900.6162

 

Trả lời

Căn cứ theo quy định tại Quyết định 99-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về việc ban hành Quy định chế độ chi hoạt động công tác Đảng của tổ chức Đảng cơ sở, Đảng bộ cấp trên trực tiếp cơ sở và được hướng dẫn bởi Hướng dẫn số 21-HD/VPTW quy định các nội dung chi cho Đảng phí:

"Điều 2. Nội dung chi và cơ sở lập dự toán chi hoạt động của tổ chức cơ sở đảng

Định mức chi quy định dưới đây là mức chi tối thiểu, là cơ sở lập dự toán của tổ chức đảng các cấp. Căn cứ vào tình hình thực tế và khả năng tài chính, ngân sách ủy ban nhân dân các cấp, các doanh nghiệp, các tổ chức, đơn vị quy định mức hỗ trợ bổ sung để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức đảng các cấp.

1- Chi mua báo, tạp chí, tài liệu

Chi mua báo, tạp chí thực hiện theo Chỉ thị số 11-CT/TW, ngày 28-12-1996 của Bộ Chính trị (khóa VIII); ngoài ra, một số báo, tạo chí, tài liệu của tổ chức đảng do cấp ủy cấp trên trực tiếp quy định cụ thể về số lượng từng loại phù hợp với nhiệm vụ chính trị của từng tổ chức cơ sở đảng và khả năng nguồn kinh phí.

2- Chi tổ chức đại hội Đảng

- Khoán chi hỗ trợ đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy bộ phận, chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở xã, phường, thị trấn bằng 0,1 mức lương tối thiểu/trên một đại biểu dự đại hội.

- Đại hội chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở và cấp trên trực tiếp cơ sở, kinh phí tổ chức đại hội thực hiện theo hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng.

3- Chi khen thưởng đối với tổ chức đảng và đảng viên

Hình thức, thẩm quyền, tiêu chuẩn, đối tượng và thủ tục xét khen thưởng, mức tặng thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng đối với tập thể và cá nhân; danh hiệu “Huy hiệu Đảng” và mức tiền thưởng kèm theo thực hiện theo quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước.

4- Chi hoạt động khác

4.1- Văn phòng phẩm, thông tin, tuyên truyền, chi hội nghị, công tác phí; phụ cấp cấp ủy (nếu có); chi công tác xây dựng Đảng; chi tiếp khách, thăm hỏi đảng viên và các chi phí đảng vụ khác, mức chi theo quy định của Đảng và Nhà nước. Định mức lập dự toán hằng năm:

a) Chi hỗ trợ chi bộ trực thuộc đảng ủy bộ phận, chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở và đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng ủy cơ sở xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo [thuộc địa bàn khu vực III, khu vực II (nếu có) theo quy định của Chính phủ], mức hỗ trợ bằng 3 lần mức lương tối thiểu/chi bộ/năm.

b) Đối với chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở xã, phường, thị trấn

- Chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở có 30 đảng viên trở xuống: định mức chi cố định là 15 lần mức lương tối thiểu/chi bộ/năm.

- Từ đảng viên thứ 31 đến đảng viên thứ 100: định mức chi bằng 0,4 mức lương tối thiểu/đảng viên/năm.

- Từ đảng viên thứ 101 đến đảng viên thứ 200: định mức chi bằng 0,3 mức lương tối thiểu/đảng viên/năm.

- Từ đảng viên thứ 201 đến đảng viên thứ 300: định mức chi bằng 0,2 mức lương tối thiểu/đảng viên/năm.

- Từ đảng viên thứ 301 trở lên: định mức chi bằng 0,1 mức lương tối thiểu/đảng viên/năm.

c) Đối với chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở trong các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị trong lực lượng vũ trang:

- Chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở có 30 đảng viên trở xuống: định mức chi cố định là 10 lần mức lương tối thiểu/chi bộ/năm.

- Từ đảng viên thứ 31 đến đảng viên thứ 100: định mức chi bằng 0,4 mức lương tối thiểu/đảng viên/năm.

- Từ đảng viên thứ 101 đến đảng viên thứ 200: định mức chi bằng 0,3 mức lương tối thiểu/đảng viên/năm.

- Từ đảng viên thứ 201 đến đảng viên thứ 300: định mức chi bằng 0,2 mức lương tối thiểu/đảng viên/năm.

- Từ đảng viên thứ 301 trở lên: định mức chi bằng 0,1 mức lương tối thiểu/đảng viên/năm.

d) Đối với các chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở thuộc địa bàn khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo [địa bàn khu vực III, khu vực II (nếu có) theo quy định của Chính phủ], định mức chi lập dự toán bằng 2 lần mức quy định trên.

e) Đối với chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở trong các doanh nghiệp; đơn vị sự nghiệp; các tổ chức kinh tế

- Chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở có tỉ lệ đảng viên trên tổng số cán bộ, công nhân viên từ 25% trở lên: định mức chi hoạt động công tác đảng bằng 0,6% (sáu phần nghìn) trên tổng quỹ tiền lương của đơn vị.

- Chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở có tỉ lệ đảng viên trên tổng số cán bộ, công nhân viên dưới 25%: định mức chi hoạt động công tác đảng bằng 0,5% (năm phần nghìn) trên tổng quỹ tiền lương của đơn vị.
Định mức chi quy định tại tiết e này phải đảm bảo kinh phí chi hoạt động của các tổ chức đảng tối thiểu bằng mức quy định tại tiết c, điểm 4.1, khoản 4, Điều 2.

4.2- Đối với các tổ chức đảng trong lực lượng vũ trang, trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp: kinh phí sửa chữa thường xuyên máy móc, thiết bị làm việc, mua sắm, sửa chữa lớn tài sản tùy theo khả năng nguồn kinh phí do cấp ủy xem xét, quyết định.".

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc qua tổng đài 1900.6162. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

 

2. Xác định mức đóng đảng phí?

Thưa Luật sư! Tôi là cán bộ văn phòng Đảng ủy xã, tôi có câu hỏi xin được giải đáp về xác định mức đóng đảng phí của cán bộ không chuyên trách nghỉ hưu kiêm nhiệm để thu chi đúng quy định.
TH1: Cơ quan tôi có đồng chí công tác đã nghỉ hưu và hưởng lương hưu do BHXH chi trả là 1.400.000đ, nhưng hiện tại đồng chí đó vẫn đang giữ chức vụ bí thư chi bộ và hưởng phụ cấp là 920.000đ/tháng, ngoài ra đồng chí còn kiêm nhiệm chức danh khác và hưởng phụ cấp là 460.000đ/tháng. Vậy mức thu đảng phí của đồng chí này được tính là bao nhiêu? Các khoản thu nhập tính để đóng đảng phí?
TH2: Cơ quan tôi có đồng chí làm bí thư chi bộ đã về hưu nhưng đang hưởng chế độ trợ cấp theo QĐ 613 (trợ cấp mất sức) do ngân sách nhà nước chi trả vậy mức tính đóng đảng phí của đồng chí này như thế nào?
Xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi: 1900.6162.

 

Trả lời:

Quyết định 342-QĐ/TW năm 2010 về Quy định chế độ đảng phí do Bộ Chính trị ban hành quy định như sau:

I- Đối tượng và mức đóng đảng phí hằng tháng của đảng viên

Thu nhập hằng tháng của đảng viên để tính đóng đảng phí bao gồm: tiền lương, một số khoản phụ cấp; tiền công; sinh hoạt phí; thu nhập khác. Đảng viên xác định được thu nhập thường xuyên, đóng đảng phí theo tỷ lệ (%) của thu nhập hằng tháng (chưa tính trừ thuế thu nhập cá nhân); đảng viên khó xác định được thu nhập thì quy định mức đóng cụ thể hằng tháng cho từng loại đối tượng.

1- Đảng viên trong các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang: đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương, các khoản phụ cấp; tiền công; sinh hoạt phí.

2- Đảng viên hưởng lương bảo hiểm xã hội: đóng đảng phí hằng tháng bằng 0,5% mức tiền lương bảo hiểm xã hội.

3- Đảng viên làm việc trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế: đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác từ quỹ tiền lương của đơn vị.

4- Đảng viên khác ở trong nước (bao gồm đảng viên nông nghiệp, nông thôn, đảng viên là học sinh, sinh viên…): đóng đảng phí từ 2.000 đồng đến 30.000 đồng/tháng. Đối với đảng viên ngoài độ tuổi lao động, mức đóng đảng phí bằng 50% đảng viên trong độ tuổi lao động.

5- Đảng viên sống, học tập, làm việc ở ngoài nước

5.1- Đảng viên làm việc tại các cơ quan đại diện của Việt Nam ở ngoài nước; đảng viên là lưu học sinh theo Hiệp định được nước ngoài tài trợ hoặc được đài thọ từ ngân sách nhà nước đóng đảng phí bằng 1% mức sinh hoạt phí hằng tháng.

5.2- Đảng viên đi du học tự túc; đảng viên đi xuất khẩu lao động; đảng viên đi theo gia đình, đảng viên là thành phần tự do làm ăn sinh sống, mức đóng hằng tháng từ 2 đến 5 USD.

5.3- Đảng viên là chủ hoặc đồng chủ sở hữu các doanh nghiệp, khu thương mại, cửa hàng dịch vụ, mức đóng tối thiểu hằng tháng là 10 USD.

6- Khuyến khích đảng viên thuộc mọi đối tượng trên đây tự nguyện đóng đảng phí cao hơn mức quy định nhưng phải được chi ủy đồng ý.

Đảng viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nếu có đơn đề nghị miễn hoặc giảm mức đóng đảng phí, chi bộ xem xét, báo cáo lên cấp ủy cơ sở quyết định.

Trong cả hai trường hợp, bạn không nói rõ tiền lương của người đó nên chúng tôi không thể tính cụ thể được. Tuy nhiên bạn có thể căn cứ vào Công văn 141-CV/VPTW/nb hướng dẫn thực hiện Quyết định 342-QĐ/TW chế độ đảng phí để tính đảng phí cho từng trường hợp.

>> Xem thêm: Mẫu báo cáo thu, nộp Đảng phí chi tiết mới nhất

 

3. Cách tính % Đảng phi cho cá nhân?

Kính chào luật sư, tôi có việc muốn nhờ luật sư tư vấn như sau: tôi muốn biết cách tính % đảng phí có thể cho biết cụ thể cách tình được không ?
Tôi xin cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi:1900.6162

 

Trả lời:

Căn cứ Công văn số 266-CV/VPTW/nb ngày 5-3-2012, về việc hướng dẫn bổ sung Công văn số 141-CV/VPTW, ngày 17-3-2011 của Văn phòng Trung ương Ðảng về thực hiện chế độ đảng phí thì:

Mức đóng đảng phí hằng tháng của đảng viên trong các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp bằng 1% tiền lương (tiền lương theo ngạch bậc, tiền lương tăng thêm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền), các khoản phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội; tiền công. Cụ thể, thu nhập tính đóng đảng phí của đảng viên bao gồm:

  • Tiền lương theo ngạch bậc, tiền lương tăng thêm do thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định số 130/2005/NÐ-CP, ngày 17-10-2005 của Chính phủ và Thông tư liên tịch Số: 71/2014/TTLT-BTC-BNV
  • Ðảng viên là đối tượng hưởng chế độ tiền công thì đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền công được hưởng.
  • Các khoản phụ cấp không tính thu nhập đóng đảng phí, như: phụ cấp thu hút, ưu đãi, phụ cấp nghề không tính đóng bảo hiểm xã hội.

Ðảng viên đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế (sự nghiệp kinh tế, giáo dục, y tế, báo chí...), mức đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương (bao gồm cả tiền lương tăng thêm), phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội; tiền công.

Cụ thể, thu nhập tính đóng đảng phí bao gồm:

  • Tiền lương theo ngạch bậc; tiền lương tăng thêm (nếu có) được các cơ quan có thẩm quyền quyết định và phê duyệt.
  • Các khoản thu nhập tăng thêm khác được chi từ quỹ tiền lương của đơn vị.
  • Các khoản phụ cấp được tính đóng bảo hiểm xã hội.
  • Ðảng viên là đối tượng hưởng chế độ tiền công thì đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền công được hưởng.

Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn: 1900.6162.

 

4. Cách tính Đảng phí dựa trên bảng lương?

Thưa Luật sư: tôi ở doanh nghiệp tôi thì trên bảng lương hàng tháng lương của tôi được 6.877.000(bao gồm lương theo ngạch bậc, phụ cấp chức vụ) ngoài ra trên bảng lương tôi còn được tiền ăn ca 650.000đ và công tác phí 300.000đ. Thực lĩnh 7.104.915 vậy tôi phải đóng Đảng phí như thế nào?
Cơ quan tôi là Doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước, tiền đảng phí do đảng bộ tiết kiệm được khá nhiều nên Đảng ủy đã tổ chức cho Đảng viên đi học tập thực tế (về nguồn) bao gồm tiền vé máy bay, tiền ăn, thuê ô tô, tiền phòng, tiền thăm quan chi phí khác tổng cộng khoảng 80.000.000.
Vậy xin Luật sư cho hỏi số tiền 80.000.000 trên cơ quan tôi thanh toán 100% tiền Đảng phí có đúng quy định không ạ?
Xin cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi:1900.6162

 

Trả lời:

4.1. Mức đóng đảng phí

Mục I quy định về chế độ đảng phí ban hành kèm theo Quyết định 342-QĐ/TW năm 2010 về Quy định chế độ đảng phí do Bộ Chính trị ban hành:

"I- Đối tượng và mức đóng đảng phí hằng tháng của đảng viên

Thu nhập hằng tháng của đảng viên để tính đóng đảng phí bao gồm: tiền lương, một số khoản phụ cấp; tiền công; sinh hoạt phí; thu nhập khác. Đảng viên xác định được thu nhập thường xuyên, đóng đảng phí theo tỷ lệ (%) của thu nhập hằng tháng (chưa tính trừ thuế thu nhập cá nhân); đảng viên khó xác định được thu nhập thì quy định mức đóng cụ thể hằng tháng cho từng loại đối tượng.

1- Đảng viên trong các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang: đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương, các khoản phụ cấp; tiền công; sinh hoạt phí.

2- Đảng viên hưởng lương bảo hiểm xã hội: đóng đảng phí hằng tháng bằng 0,5% mức tiền lương bảo hiểm xã hội.

3- Đảng viên làm việc trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế: đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác từ quỹ tiền lương của đơn vị.

4- Đảng viên khác ở trong nước (bao gồm đảng viên nông nghiệp, nông thôn, đảng viên là học sinh, sinh viên…): đóng đảng phí từ 2.000 đồng đến 30.000 đồng/tháng. Đối với đảng viên ngoài độ tuổi lao động, mức đóng đảng phí bằng 50% đảng viên trong độ tuổi lao động.

5- Đảng viên sống, học tập, làm việc ở ngoài nước

5.1- Đảng viên làm việc tại các cơ quan đại diện của Việt Nam ở ngoài nước; đảng viên là lưu học sinh theo Hiệp định được nước ngoài tài trợ hoặc được đài thọ từ ngân sách nhà nước đóng đảng phí bằng 1% mức sinh hoạt phí hằng tháng.

5.2- Đảng viên đi du học tự túc; đảng viên đi xuất khẩu lao động; đảng viên đi theo gia đình, đảng viên là thành phần tự do làm ăn sinh sống, mức đóng hằng tháng từ 2 đến 5 USD.

5.3- Đảng viên là chủ hoặc đồng chủ sở hữu các doanh nghiệp, khu thương mại, cửa hàng dịch vụ, mức đóng tối thiểu hằng tháng là 10 USD.

6- Khuyến khích đảng viên thuộc mọi đối tượng trên đây tự nguyện đóng đảng phí cao hơn mức quy định nhưng phải được chi ủy đồng ý.

Đảng viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nếu có đơn đề nghị miễn hoặc giảm mức đóng đảng phí, chi bộ xem xét, báo cáo lên cấp ủy cơ sở quyết định."

Mục I Công văn 141-CV/VPTW/nb năm 2011 được sửa đổi công văn 226CV/VPTW/nb

"Thu nhập hằng tháng của đảng viên để tính đóng đảng phí bao gồm: tiền lương, một số khoản phụ cấp; tiền công; sinh hoạt phí; thu nhập khác. Đảng viên xác định được thu nhập thường xuyên, đóng đảng phí theo tỷ lệ (%) của thu nhập hằng tháng (chưa tính trừ thuế thu nhập cá nhân); đảng viên khó xác định được thu nhập thì quy định mức đóng cụ thể hằng tháng cho từng loại đối tượng.

.....3.2 “Đảngviên làm việc trong các doanh nghiệp, mức đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiềnlương, phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội; tiền công và các khoản thu nhập kháctừ quỹ tiền lương của đơn vị” 

Được hướng dẫn như sau:

  • Các khoản thu nhập từ quỹ tiền lương của doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong năm, các khoản tiềnlương tăng thêm từ kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.
  • Đảng viên là đối tượng hưởng chế độtiền công thì đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền công được hưởng.

Về phụ cấp ăn trưa:

Khoản 3 Điều 30 Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội bắt buộc:

"3. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác...... "

Như vậy, số tiền làm cơ sở để đóng tiền đảng phí bao gồm tiền lương, một số khoản phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội, tiền sinh hoạt phí... Trong trường hợp của bạn, thu nhập hàng tháng bao gồm tiền lương, tiền công tác phí. Riêng đối với phụ cấp ăn trưa, phụ cấp không thuộc trường hợp phải đóng bảo hiểm xã hội. Do đó, mức căn cứ để tính đảng phí bao gồm: 6.877.000 + 300.000 = 7.177.000đ. Mức đảng phí 1% của 7.177.000 do đó bạn phải đóng: 71.770 đồng.

 

4.2. Chi đảng phí

Mục II, quy định về chế độ đảng phí ban hành kèm theo quyết định 342-QĐ/TW

"2- Quản lý và sử dụng đảng phí

2.1- Đảng phí được trích để lại ở cấp nào được sử dụng cân đối vào nguồn kinh phí hoạt động công tác đảng ở cấp đó. Đối với cấp ủy huyện, quận, thị; tỉnh, thành trực thuộc Trung ương; các Đảng ủy Quân sự Trung ương, Công an Trung ương và cơ quan tài chính đảng ở Trung ương, số thu đảng phí được trích giữ lại không tính vào định mức kinh phí chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị mà được lập quỹ dự trữ của Đảng ở cấp đó; quỹ dự trữ được dùng bổ sung chi hoạt động của cấp ủy, hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các tổ chức đảng trực thuộc có khó khăn; cấp ủy đảng quyết định việc chi tiêu từ quỹ dự trữ.

2.2- Các cấp ủy có trách nhiệm tổng hợp tình hình thu, nộp, sử dụng đảng phí của cấp mình và toàn đảng bộ, lập báo cáo gửi lên cấp ủy cấp trên. Văn phòng Trung ương Đảng có trách nhiệm tổng hợp tình hình thu, nộp, sử dụng đảng phí của toàn Đảng, báo cáo Ban Chấp hành Trung ương."

Như vậy, sau khi trích nộp đảng phí cho cơ quan cấp trên, thì số đảng phí còn lại được sử dụng cân đối vào nguồn kinh phí hoạt động công tác đảng. Nói cách khác, công ty của bạn có quyền sử dụng số đảng phí trích lại vào hoạt động công tác đảng. Về hoạt động của công ty bạn đó là một hoạt động công tác đảng. Do đó, mức chi đó hợp lý. Xem thêm: Công văn 141-CV/VPTW/nb năm 2011 hướng dẫn thực hiện Quyết định 342-QĐ/TW chế độ đảng phí; Công văn 266CV/VPTW/nb hướng dẫn bổ sung Công văn 141-CV/VPTW/nb; Bộ Luật Lao động năm 2019

>> Xem thêm: Mức đóng Đảng phí đối với Đảng viên đã về hưu như thế nào?

 

5. Tư vấn về việc đóng Đảng phí cho đúng?

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi là cán bộ văn phòng cấp ủy mới từ đầu năm 2015 đến giờ. Trong quá trình thực hiện thu đảng phí, có một số vướng mắc đề nghị tổng đai tư vấn Luật trực tuyến giải đáp giúp:

1. Các đối tượng viên chức, công chức.... là đảng viên được tăng lương từ tháng 4 năm 2015 có phải tính để đóng đảng phí không?

2. Các đối tượng hưu 130 được tăng 8% thì phần tăng thêm này có phải tính đóng đảng phí không ?

3. Các cán bộ bán chuyên được cơ quan nhà nước tại nơi làm việc mà kiêm nhiệm được cơ quan chi trả 100% cả 2 chức danh (vừa mới được chi trả) liệu có phải tính đóng đảng phí không? Vi dụ: VPĐU 1,0 thì được hưởng 1.150.000đ / tháng; Phó BTC Đảng ủy được hưởng 0.8 là 920.000đ/ tháng; được hưởng cả tức là 2,070.000 đ/tháng thì số đảng phí mới là 20.000 đ/tháng hay chỉ là 11.500đ/tháng?

Vậy đề mong luật sư trả lời giúp và gửi lại mail cho tôi, tôi xin cảm ơn!

- L.K

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự gọi : 1900.6162

 

Trả lời:

Theo Quyết định số 342-QĐ/TW ngày 28-12-2010 của Bộ Chính trị về chế độ đảng phí, Văn phòng Trung ương Đảng hướng dẫn thực hiện như sau:

"3.1- Đảng viên làm việc trong các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế (sự nghiệp kinh tế, giáo dục, y tế, báo chí…), mức đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương (bao gồm cả tiền lương tăng thêm), phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội; tiền công."

-> Như vậy 1.Các đối tượng viên chức, công chức.... là đảng viên được tăng lương từ tháng 4 năm 2015 và 2.Các đối tượng hưu 130 được tăng 8% thì phần tăng thêm này có phải tính đóng đảng phí.

Căn cứ Công văn 266/VPTW, ngày 5-3-2012, của Văn phòng Trung ương Đảng về thực hiện chế độ đảng phí thì:

1-Mức đóng đảng phí hằng tháng của đảng viên trong các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp bằng 1% tiền lương (tiền lương theo ngạch bậc, tiền lương tăng thêm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền), các khoản phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội; tiền công. Cụ thể, thu nhập tính đóng đảng phí của đảng viên bao gồm:

- Tiền lương theo ngạch bậc, tiền lương tăng thêm do thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, ngày 17-10-2005 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn số 03/2006/TTLT-BTC-BNV, ngày 17-1-2006 của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ.

- Các khoản phụ cấp thâm niên vượt khung, thâm niên nghề được tính đóng bảo hiểm xã hội.

- Đảng viên là đối tượng hưởng chế độ tiền công thì đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền công được hưởng.

- Các khoản phụ cấp không tính thu nhập đóng đảng phí, như: phụ cấp thu hút, ưu đãi, phụ cấp nghề không tính đóng bảo hiểm xã hội.

2- Đảng viên đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế (sự nghiệp kinh tế, giáo dục, y tế, báo chí...), mức đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương (bao gồm cả tiền lương tăng thêm), phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội; tiền công. Cụ thể, thu nhập tính đóng đảng phí bao gồm:

- Tiền lương theo ngạch bậc; tiền lương tăng thêm (nếu có) được các cơ quan có thẩm quyền quyết định và phê duyệt.

- Các khoản thu nhập tăng thêm khác được chi từ quỹ tiền lương của đơn vị.

- Các khoản phụ cấp được tính đóng bảo hiểm xã hội.

- Đảng viên là đối tượng hưởng chế độ tiền công thì đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền công được hưởng.

Như vậy, cán bộ bán chuyên của cơ quan nhà nước được cơ qua chỉ trả 100% cả 2 chức danh thì thuộc đối tượng đóng Đảng phí cụ thể là 1%, được hưởng 2,070.000 đ/tháng thì số đảng phí mới là 20.700 đ/tháng.