1. Chính sách tài chính (fiscal policy) là gì ?
Chính sách tài chính (fiscal policy) là một công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tác động vào quy mô hoạt động kinh tế thông qua biện pháp thay đổi chỉ tiêu và/hoặc thuế của chính phủ.
Hay nói cách khác chính sách tài chính là các biện pháp thực hiện với điều tiết nguồn tài chính hợp lý. Khi chính sách được xác định, các mục tiêu trong sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính có cơ sở thực hiện. Theo đó, chính sách thể hiện các can thiệp của chính phủ đến hệ thống thuế khóa và chi tiêu của chính phủ. Trong nguồn thu của ngân sách, các đầu vào phản ánh rất đa dạng từ các khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, nguồn thu ổn định và lớn nhất đến từ nghĩa vụ thuế của người dân trong nền kinh tế. Phản ánh các tính chất đóng góp chung trong quản lý và hoạt động của nhà nước.
Vào những năm 1930, Keynes đã lập luận rằng chính phủ cần phải tăng chi tiêu và sẵn sàng chấp nhận thâm hụt ngân sách để chuyển nền kinh tế từ trạng thái thất nghiệp tràn lan sang trạng thái gần với mức toàn dụng, về mặt lý thuyết, chính sách tăng chi tiêu hay cắt giảm thuế làm tăng tổng cầu thông qua hiệu ứng nhân tử, qua đó tạo thêm việc làm để đáp ứng mức tổng cầu tăng thêm và làm tăng thu nhập quốc dân từ lên như trong hình 15. Nếu mức hoạt động kinh tế quá cao, hay nền kinh tế quá nóng, chính phủ có thể cắt giảm chi tiêu hoặc tăng thuế để cắt giảm tổng cầu.
Hiểu một cách đơn giản, chính sách tài chính là một công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô. Khi các xem xét hay mục đích tác động là nên toàn bộ nền kinh tế. Cũng như mong muốn các hệ quả có lợi cho toàn bộ đất nước. Nhằm tác động vào quy mô hoạt động kinh tế, mở rộng quy mô và chất lượng hoạt động. Thông qua biện pháp thay đổi chi tiêu và thuế của chính phủ. Tức là các chính sách phù hợp với đầu vào và đầu ra được cân đối. Hiệu quả không thể phản ánh với các nguồn thu thuế quá cao hay quá thấp. Cũng như các nhu cầu chi và cách thức có tác động rất lớn nên hiệu quả tạo ra.
Mục tiêu chủ yếu của chính sách tài chính là làm giảm quy mô biến động của sản lượng trong chu kỳ kinh doanh. Mục tiêu này dẫn tới quan điểm cho rằng chính phủ cần vi chỉnh hoạt động của nền kinh tế. Nhiều nhà kinh tế cho rằng chính sách tài chính không phải là một loại thần được cho phép chạy chữa mọi căn bệnh của nền kinh tế. Họ cho rằng nó chỉ thích hợp với tình trạng suy thoái tồn tại khi Keynes viết cuốn Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ vào năm 1936, chứ không thích hợp với nền kinh tế lạm phát. Vì vậy vào cuối những năm 1970, khi tình trạng lạm phát kèm suy thoái xuất hiện, chính sách tài chính không còn được ưa chuộng như trước, Mọi người bắt đầu đặt niềm tin vào tác dụng của chính sách tiền tệ trong việc đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô, Hiện nay, các nhà kinh tế tranh luận nhiều về việc chính sách nào có hiệu quả hơn trong việc vi chinh nền kinh tế.
2. Các vai trò của chính sách tài chính
Công cụ hữu hiệu giúp chính phủ điều tiết nền kinh tế:
Các điều tiết được phản ánh thông qua chính sách chi tiêu mua sắm và thuế. Phản ánh với các phân tích ở trên. Khi Chính phủ có căn cứ phân tích và điều chỉnh cần thiết với trạng thái của nền kinh tế. Các chính sách thuế được tăng, giảm nhằm kích thích hay cân đối cung cầu. Từ đó mà các hoạt động trong nền kinh tế luôn ổn định. Tiền tệ phản ánh các giá trị ổn định của nó. Đặc biệt khi hạn chế các tác động hay ảnh hưởng từ lạm phát hay giảm phát.
Chính sách tài chính được đưa ra cần các đánh giá, giám sát và điều chỉnh thường xuyên khi áp dụng trên thực tế. Bởi các tác động rất lớn và trực tiếp đến chủ thể của nền kinh tế. Các điều tiết thể hiện ở từng kết quả hoạt động kinh tế khác nhau. Với tăng thuế khi các giá trị tiền trong giao dịch bị giảm. Và giảm thuế khi các nhu cầu không được thực hiện sôi động trên thị trường.
Tác động vào nền kinh tế và thị trường quốc gia:
Trong điều kiện bình thường, chính sách tài chính được sử dụng để tác động vào tăng trưởng kinh tế. Các thu, chi phản ánh tính chất điều tiết cần thiết. Khi các nguồn chi được phân bổ hợp lý cần các giai đoạn và lộ trình cụ thể. Mang đến các lợi ích tác động trực tiếp hay gián tiếp. Và nền kinh tế có những tiềm năng ngắn hạn hay lâu dài được phản ánh.
Trong điều kiện nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái hay phát triển quá mức. Chính sách tài chính lại trở thành công cụ được sử dụng để giúp đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng. Các suy thoái cần thiết tác động thúc đẩy của Chính phủ. Thông qua các nguồn chi hợp lý. Mang đến các cơ hội cho nền kinh tế tư nhân ổn định và phục hồi trở lại. Từ đó góp phần trong thúc đẩy kinh tế đất nước. Ngược lại với các phát triển quá mức cần được kìm lại. Thông qua các chính sách tăng thuế làm giá trị tiền được bình ổn với thị trường.
Có thể thấy, chính sách tài chính là một công cụ nhằm khắc phục thất bại của thị trường. Phân bổ có hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế thông qua thực thi chính sách chi tiêu của chính phủ và thu ngân sách (thuế). Đảm bảo cho các tính chất trong ngân sách được đảm bảo hợp lý.
Nhằm các phát triển ổn định và tăng trưởng:
Chính sách tài chính là một công cụ phân phối và tái phân phối tổng sản phẩm quốc dân. Khi các chính sách mang đến cách thức tiếp cận và điều chỉnh mới trong nền kinh tế. Thể hiện các phù hợp với từng thời kỳ hay giai đoạn. Mục tiêu của chính sách là nhằm điều chỉnh phân phối thu nhập, cơ hội, tài sản, hay các rủi ro có nguồn gốc từ thị trường. Cân đối và phát huy những lợi thế trên thị trường. Bên cạnh hạn chế và đề phòng rủi ro.
Nhằm tạo lập một sự ổn định về mặt xã hội khi các biến động thị trường ít xảy ra. Để tạo ra môi trường ổn định cho đầu tư và tăng trưởng. Nhu cầu kinh tế với xã hội có những tác động và ảnh hưởng qua lại.
Chính sách tài chính hướng tới mục tiêu tăng trưởng và định hướng phát triển. Khi các nền tảng bền vững được xây dựng. Từ đó giúp cho việc phát triển hay tiềm năng được khai thác. Các tiện ích mới được xây dựng cho thị trường nói chung. Tăng trưởng (thu nhập), trực tiếp hay gián tiếp, đều là mục tiêu cuối cùng của chính sách tài chính.
3. Công cụ của chính sách tài chính
Công cụ chi tiêu Chính phủ:
Công cụ chi tiêu của Chính phủ chính là hoạt động mua sắm hàng hóa dịch vụ và chuyển nhượng. Trong đó:
- Mua sắm hàng hoá dịch vụ: Dùng để đầu tư cho quốc phòng, giáo dục, y tế, mua sắm vũ khí, xây dựng đường xá, trường học, cầu cống, các cơ sở hạ tầng, trả lương cho cán bộ nhân viên nhà nước...
- Chuyển nhượng: Dùng để hỗ trợ cho những nhóm người chính sách, dễ bị tổn thương trong xã hội, ví dụ như người nghèo, người khuyết tật, thương binh,…
Công cụ chi tiêu của Chính phủ tác động đến tổng cầu của nền kinh tế. Chi tiêu hàng hóa dịch vụ tăng lên đồng nghĩa với tổng cầu kinh tế tăng. Trợ cấp xã hội tăng cũng khiến thu nhập người dân tăng, nhu cầu mua sắm nhiều hơn, dẫn đến nguồn cung tăng. Chi tiêu Chính phủ chính là công cụ điều hòa nền kinh tế quốc gia, đưa nền kinh tế phục hồi, đi vào quỹ đạo tăng trưởng và ổn định.
Công cụ thuế:
Thuế là một khoản bắt buộc phải thu đối với cá nhân hay tổ chức, nhằm bổ sung vào ngân sách nhà nước để phục vụ hoạt động chi tiêu vì lợi ích chung. Công cụ thuế bao gồm thuế trực thu và thuế gián thu:
- Thuế trực thu (Direct taxes): Là khoản thuế đánh trực tiếp vào thu nhập/tài sản của người chịu thuế, ví dụ như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài sản, thuế thừa kế, thuế đất… Người chịu thuế không phải là người nộp thuế.
- Thuế gián thu (Indirect taxes): Là khoản thuế tác động gián tiếp vào giá cả hàng hóa, dịch vụ thông qua các hành vi sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế ví dụ như thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt… Người chịu thuế không phải là người nộp thuế.
Trái ngược với công cụ chi tiêu chính phủ, thuế là khoản thu vào nên sẽ có tác động ngược lại. Thuế tăng, thu nhập của người dân giảm, dẫn đến giảm tiêu dùng, từ đó tổng cầu giảm và GDP giảm. Thuế giảm, giá cả hàng hóa dịch vụ giảm, thúc đẩy người dân chi tiêu nhiều hơn, tổng cầu tăng kéo theo GDP tăng.
Để tham khảo thêm thông tin về vấn đề này, bạn đọc có thể tìm hiểu tại bài viết: Chính sách kinh tế là gì? Nội dung chính sách kinh tế trong Hiến Pháp của Luật Minh Khuê.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Chính sách tài chính (fiscal policy) là gì ? mà Công ty Luật Minh Khuê muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.
Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!