1. Có đơn bãi nại có phải chịu trách nhiệm hình sự không ?

Thưa luật sư, luật sư cho em hỏi đơn gửi sang bên viện kiểm soát rồi về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì có làm được đơn giải hoà rồi rút hồ sơ được không ?
Cảm ơn.

Trả lời:

Để tìm hiểu vấn đề một cách có hệ thống, trước tiên chúng ta cần hiểu rõ bản chất của khái niệm đơn bãi nại. Đơn bãi nại không phải là một thuật ngữ pháp lý, đây là khái niệm để chỉ loại đơn của người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại là người dưới 18 tuổi, người bị hại có nhược điểm về tâm thần hoăc thể chất hoặc người bị hại đã chết, có nội dung rút lại yêu cầu khởi kiện vụ án hình sự, nghĩa là không còn tiếp tục thưa kiện nữa. Vậy nên, có thể hiểu làm đơn bãi nại là quyền của người bị hại hay người đại diện của họ, việc rút lại yêu cầu khởi kiện này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: nếu vụ án được điều tra, làm rõ thì có thể ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm hoặc các lợi ích kinh tế của người bị hại hoặc hai bên tự dàn xếp, giải quyết được hậu quả…Quy định về vấn đề này đã xuất hiện từ rất sớm, nay là Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, thể hiện sự quan tâm và ,tôn trọng quyền tự chủ của người bị hại trong một số trường hợp.

Đơn bãi nại không được quy định trực tiếp trong nội dung của các Bộ luật tố tụng hình sự qua các thời kỳ mà được ngầm hiểu là hành vi người yêu cầu khởi tố vụ án hình sự làm đơn rút yêu cầu khởi tố. Theo đó, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về vấn đề này tại điều 155 về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại như sau:

“1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”

Theo đó, việc rút yêu cầu khởi một cách hoàn toàn tự nguyện, không có dấu hiệu của ép buộc hay cưỡng bức sẽ dẫn đến việc đình chỉ vụ án ở mọi giai đoạn của quá trình tố tụng của một vụ án hình sự, nghĩa là bên gây thiệt hại ( người đang bị tạm giam, tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc những người có liên quan khác trong vụ án) sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải hiểu rằng, đơn bãi nại chỉ có thể đình chỉ những vụ án chỉ có thể được khởi tố dựa trên yêu cầu của người bị hại mà thôi. Cụ thể, danh sách những tội danh chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện của họ theo quy định của (Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017) bao gồm:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Điều 135. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

Điều 138. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Điều 139. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

Điều 141.Tội hiếp dâm

Điều 143. Tội cưỡng dâm

Điều 155. Tội làm nhục người khác

Điều 156. Tội vu khống

Điều 226. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Cần lưu ý, nếu hành vi phạm tội rơi vào khoản 1 các điều liệt kê ở trên thì mới chỉ được khởi tố theo yêu cầu phía người bị hại, còn nếu hành vi thuộc vào các điều khoản khác (đều có tính chất phạm tội nguy hiểm hơn) thì vụ án vẫn sẽ được khởi tố mà không phụ thuộc vào sự đồng ý hay không đồng ý của người bị hại.

Như vậy, có thể đi đến kết luận rằng, theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì đơn bãi nại tự nguyện, hợp pháp của người yêu cầu khởi kiện chỉ có hiệu lực làm đình chỉ vụ án trong những vụ án hình sự về các tội được nêu ở trên. Điều đó đồng nghĩa với việc không phải trong mọi trường hợp có đơn bãi nại thì bên gây thiệt hại đều không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đcược quy định tại Điều 174 BLHS 2015 SĐBS 2017 không thuộc các trường hợp liệt kê nêu trên, do đó đơn bãi nại trong trường hợp này chỉ xem là một tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 2 Điều 51 BLHS.

Quy định như vậy là hợp lý sẽ đảm bảo được tính nghiêm khắc của pháp luật, tránh bỏ lọt những tội phạm nguy hiểm và tình trạng dân sự hóa các quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự.

2. Tư vấn về việc hủy đơn bãi nại?

Kính chào Luật Minh Khuê, Tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Lúc trước gia đình tôi có viết một lá đơn bãi nại gia đình bên B. Thì bây giờ gia đình chúng tôi có thể hủy đơn bãi nại đó được không ?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau: Căn cứ theo quy định tại Điều 155 BLTTHS 2015:

Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Cũng cần biết thêm, trong Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định một số tội phạm được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Theo đó, nếu người bị hại rút yêu cầu khởi tố thì vụ án được đình chỉ. Cụ thể là những vụ án về các tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

Người phạm các tội như đã nêu trên, được bên bị hại rút yêu cầu khởi kiện (còn gọi là bãi nại) thì đối tượng phạm tội không bị xử lý hình sự (trừ trường hợp cơ quan chức năng xác định được người làm đơn bãi nại do bị ép buộc, cưỡng bức thì đối tượng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự).

Người phạm tội không thuộc các trường hợp nêu trên thì đơn bãi nại của người bị hại không có giá trị để đối tượng phạm tội không bị xử lý hình sự.

Do đó, bạn cần xác định trong trường hợp của bạn có căn cứ xác định bạn viết đơn bãi nại do trái với ý muốn của bạn do bị ép buộc, cưỡng bức thì bạn có thể rút lại đơn. Trường hợp bạn tự nguyện viết đơn và đơn đó đã được cơ quan tiến hành tố tụng lưu vào hồ sơ thì đơn của bạn viết đã có giá trị pháp lý.

3. Tư vấn về việc có bị xử lý hình sự sau khi đã có đơn bãi nại?

Kính chào Luật Minh Khuê, em có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Em trai của em cùng 6-7 người đánh 1 người, thương tật là 26%, nhưng 5 tháng trước công an huyện đã bắt tam giam 1 người, và người đó chỉ khai em trai của em và 1 người khác nữa thôi. Sau đó công an đã mời em trai của em và người kia lên lấy lời khai, nhưng công an chỉ hỏi đánh như thế nào và dùng cái gì để đánh thôi, chứ không hỏi bao nhiêu người đánh.

Công an đề nghị bồi thường cho người bị hại số tiền chữa trị là 45 triệu, nhưng chưa bồi thường thì công an đã bắt tạm giam thêm người kia nữa. Bây giờ đã bồi thường đủ cho người bị hại rồi và họ đã làm đơn bãi nại.

Vậy cho em hỏi phần em trai của em có bị bắt tạm giam hay ngồi tù không ạ? Em trai của em mới sinh ngày 23/03/2004 và bị người khác rủ rê rồi chở đi chứ thật sự không biết gì.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017quy định về tội cố ýgây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác như sau:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Như vậy, em bạn và 6 - 7 người nữa đánh 1 người, thương tật là 26%. Do đó, em bạn phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo quy định tại Khoản 2 Điều 134 BLHS (tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134). Đây là loại tội phạm nghiêm trọng, khung hình phạt từ hai năm đến sáu năm tù.

Về việc gia đình người bị hại làm đơn bãi nại:

Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định:

Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Vì em bạn phạm tội quy định tại Khoản 2 Điều 134 chứ không phải Khoản 1 Điều 134 nên cho dù gia đình nạn nhân làm đơn bãi nại thì em bạn vẫn bị khởi tố theo quy định của pháp luật hình sự, đây chỉ được xem là 1 tình tiết giảm nhẹ theo khoản 2 Điều 51 BLHS 2015, SĐBS 2017. Do đó, em bạn sẽ bị tạm giam để phục vụ điều tra vụ án theo quy định tại Điều 173 BLTTHS 2015:

Điều 173. Thời hạn tạm giam để điều tra

1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

2. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.

Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;

c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;

d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.

Như vậy, Thời hạn tạm giam và gia hạn tối đa là 5 tháng.

Về hình phạt tù:

Như bạn trình bày, em bạn sinh ngày 23/08/2004, tính đến thời điểm hiện tại, em bạn chưa đủ 18 tuổi. Đồng thời em bạn phạm tội do bị người khác rủ rê. Do đó, em bạn được hưởng mức hình phạt đối với người chưa thành niên như sau:

Điều 91. Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

1. Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.

Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.

2.29 Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này:

a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ tội phạm quy định tại các điều 134, 141, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;

b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ tội phạm quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 144, 150, 151, 168, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;

c) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.

......

Khoản 1 Điều 101 quy định:

Điều 101. Tù có thời hạn

Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau:

1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;

Như vậy, Trường hợp bị phạt tù thì em bạn sẽ chịu mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.

4. Có được làm đơn bãi nại cho bị cáo không?

Thưa luật sư, Gia đình em bị người ta tống tiền và uy hiếp đến tính mạng người nhà em. Sau đó em đã trình báo với công an. Sau khi hợp tác với bên Công an đã bắt được tên tống tiền cùng đồng bọn.

Nhưng khi quá trình điều tra và biết được người đồng nghiệp của em đã ra tay hãm hại con em và gia đình em. Sau khi trao đổi với bên bị cáo, gia đình em muốn làm đơn bãi nại cho bị cáo như vậy có được không ạ. Nhưng trong đơn tố cáo em lại không ghi rõ họ tên người đã hại gia đình em. Vậy em có làm bãi nại được không ạ?

Em xin trân thành cảm ơn!

Trả lời:

Với những thông tin mà bạn cung cấp cũng như mong muốn của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Thứ nhất: Về hành vi tống tiền.

Theo quy định tại Điều 170 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về tội cưỡng đoạt tài sản thì:

Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản

1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Theo như bạn đã nói ở trên, gia đình bạn bị người ta tống tiền và uy hiếp tinh thần với mục đích chiếm đoạt tài sản, như vậy, có thể thấy, hành vi này hoàn toàn thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm tội cưõng đoạt tài sản quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự.

Thứ hai: Về việc rút đơn bãi nại.

Đơn bãi nại được hiểu là rút yêu cầu khởi kiện, có nghĩa là không còn thưa kiện nữa. Tuy nhiên, không phải tất cả các hành vi phạm tội nếu được bãi nại là không bị xử lý hình sự. Dựa theo quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, nếu người bị hại có đơn bãi nại thì cơ quan pháp luật sẽ không xử lý đối với 10 tội danh quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự:

Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Đối với trường hợp của bạn, bị cáo là người đã có hành vi phạm tội thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm tội cưỡng đượt tài sản quy định tại Điều 170 Bộ luật hình sự năm 2015, hành vi này không thuộc trường hợp nếu người bị hại rút đơn thì không truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, nếu bạn làm đơn bãi nại, thì hành vi của bị cáo vẫn bị xử lý hình sự theo pháp luật hình sự và tố tụng hình sự, đơn bãi nại trong trường hợp này chỉ được xem là một tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 2 Điều 51 BLHS.

5. Có đơn xin bãi nại còn bị truy tố trách nhiệm hình sự không ?

Xin chào công ty Luật Minh Khuê, tôi là tài xế lái xe.Tuần trước trong lúc đang lái xe đi làm, tôi đi ngang qua đường của nông trường cao su. Sau đó bị bảo vệ chặn lại và đòi tiền mới cho đi, tôi đã đưa tiền 400 nghìn đồng sau đó mấy ông bảo vệ cố ý đòi thêm tiền không cho đi, còn mang xe của họ ra làm rào chắn lại (hai cái xe của họ trị giá 2 triệu rưỡi), tôi tức quá chạy qua luôn cán lên xe của họ.
Sau đó bị công an đến lập biên bản, giữ xe của tôi. Bây giờ tôi đã đền tiền cho họ và bên nông trường đã viết đơn bãi nại. Vậy tôi sẽ bị xử như thế nào, còn chiếc xe ô tô của mình có bị sao không? (Cái xe của tôi mới mua chưa được sang tên, nhưng tôi đã lỡ khai là tài sản của tôi rồi, không biết cái xe có bị xung công quỹ không tôi kết hôn rồi cái xe này là tài sản chung của 2 vợ chồng) ?
Rất mong luật sư tư vấn giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Thứ nhất: về hành vi cán xe của mấy ông bảo vệ.

Theo quy định tại Điều 178 Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản:

Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

......

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trường hợp của bạn, bạn đã cố ý hủy hoại tài sản của những người này với giá trị tài sản là 2.500.000 đồng, do đó khi cơ quan điều ra có đủ bằng chứng pháp lý chứng minh hành vi của bạn vi phạm thì có thể truy cứu hình sự bạn theo Điều 178 BLHS.
Thứ hai: vấn đề về đơn bãi nại.

Đơn bãi nại được hiểu là rút yêu cầu khởi kiện, có nghĩa là không còn thưa kiện nữa. Tuy nhiên, không phải tất cả các hành vi phạm tội nếu được bãi nại là không bị xử lý hình sự. Dựa theo quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, nếu người bị hại có đơn bãi nại thì cơ quan pháp luật sẽ không xử lý đối với 10 tội danh quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự:

Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Đối với trường hợp của bạn, bị cáo là người đã có hành vi phạm tội thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm tội cố ý hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản quy định tại Điều 178 Bộ luật hình sự năm 2015, hành vi này không thuộc trường hợp nếu người bị hại rút đơn thì không truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, nếu bạn làm đơn bãi nại, thì hành vi của bị cáo vẫn bị xử lý hình sự theo pháp luật hình sự và tố tụng hình sự, đơn bãi nại trong trường hợp này chỉ được xem là một tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 2 Điều 51 BLHS. Về hình phạt, căn cứ theo khoản 1, Điều 178, BLHS 2015 thì bạn có thể bị bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với hình phạt chính. Ngoài ra bạn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Thứ ba: về xử lý chiếc xe ô tô của bạn.

Theo khoản 3, Điều 6 TThông tư số 15/2014/TT-BCA quy định về đăng kí xe do Bộ trưởng Bộ công an ban hành quy định: "Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe"

Như vậy, với trường hợp của bạn, nếu bạn mới mua xe dưới 30 ngày, trong thời hạn này, bạn có thể được phép chưa làm thủ tục đăng kí sang tên mà vẫn được coi là hợp pháp, trường hợp quá 30 ngày bạn chưa làm thủ tục sang tên thì bạn sẽ bị phạt hành chính về hành vi chưa làm thủ tục sang tên theo quy định tại Nghị định 100 năm 2019 NĐ-CP.

Về việc xử lý chiếc xe: chiếc xe được xem là vật chứng là phương tiện phạm tội:

Điều 106. Xử lý vật chứng

....

2. Vật chứng được xử lý như sau:

a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;

...

4. Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Căn cứ theo quy định của Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đây được xem là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng bạn, do đó tài sản sẽ được xử lý căn cứ khoản 4 Điều 106 BLTTHS 2015.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng ./.

Bộ phận Tư vấn pháp luật Hình sự - Công ty luật Minh Khuê