Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hôn nhân của Công ty luật Minh Khuê
>> Luật sư tư vấn luật Hôn nhân trực tuyến, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
I. Cơ sở pháp lý:
II. Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gai đình 2014 về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình thì pháp luật cấm hành vi sau: "Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;"
Mà theo quy định tại Khoản 17, 18 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì "Những người cùng dòng máu về trực hệ" và "Những người có họ trong phạm vi ba đời" được định nghĩa như sau:
"17. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.
18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba."
Thuật ngữ "con bạn dì "có thể là cách gọi địa phương bạn, nên chúng tôi chưa khẳng định rõ được nội dung này.Gỉa sử ông ngoại là đời thứ nhất sinh ra mẹ bạn và mẹ người yêu bạn. Sau đó mẹ bạn sinh ra bạn và mẹ người yêu bạn sinh ra người yêu bạn thì bạn và người yêu được coi là đời thứ ba. Như vậy những người này chưa được phép kết hôn với nhau.
Trường hợp đã có con thì hai bên đưa ra cách giải quyết là chăm sóc và nuôi dưỡng con chứ chưa được phép đăng ký kết hôn.
III. Bài viết tham khảo thêm:
>> Là anh em họ có kết hôn với nhau được không ?
Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê về Có kết hôn được nếu là con "bạn dì " ? Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Hôn nhân