Mục lục bài viết
NỘI DUNG TƯ VẤN
1. Các loại hình Côta nhập khẩu:
Tại nước Mỹ vẫn duy trì một Số loại hình Côta dùng cho các mặt hàng nhập khẩu. Trong một Số trường hợp, không hạn chế đối với Số lượng sản phẩm có thể được nhập vào nước Mỹ. Trong thời hạn sử dụng Côta, nếu lượng hàng hóa nhập vào vượt quá Số lựợng quy định thì phải chịu thuế cao hơn (Côta tỉ giá biểu thuế). Ngành Hải quan áp dụng Cô ta tỉ giá biểu thuế cho một Số mặt hàng như : cá ngừ, chổi phất trần, và toàn bộ hay một phần chổi lúa.
Để lựa chọn, Côta có thể là một Số lượng nhất định trong một thời gian cụ thể. Nếu lượng hàng nhập khẩu vượt quá số lượng này thì sẽ không được phép nhập khẩu (Côta tuyệt đối). Lượng hàng nhập khẩu quá hạn có thể được phép xuất lại hoặc cho vào kho chờ thời hạn Côta tiếp theo. Một Số Côta tuyệt đối được áp dụng trên toàn cầu, một Số khác được áp dụng ở một nước cụ thể. Hải quan áp dụng Côta tuyệt đối vdi một Số loại keo sôcôla nhất định, Vonfram, thép thỏi, thép thanh, thép dụng cụ hợp kim, các sản phẩm thép cuộn, sữa và kem, bông vải sợi, đường, sirô, các mảnh bàn chải len được làm bằng sợi bông, mật mía, các sản phẩm chứa đường. Nước Mỹ duy trì Côta tuyệt đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Cộng đồng châu Âu : các loại sô cô la nhất định, kẹo và nước hoa quả, táo hoặc lê, rượu bia, rượu bia đen, bia nâu rặng, bia hợi và các loại rượu trắng nguyên chất.
Ngoài ra, một số cơ quan thuộc chính phủ Mỹ được quyền cấp Côta nhưng vẫn bị hải quan chi phối. Chẳng hạn : Bộ Nội vụ và Bộ thương mại được phép cấp Côta nhập khẩu đồng hồ và các linh kiện để lắp ráp đồng hồ, Bô Nông nghiệp được phép cấp giấy nhập khẩu cho Côta nhập khẩu hàng năm để duy trì các mặt hàng nhất định như phomat và bơ sữa .
Nước Mỹ cũng duy trì một hệ thống Côta toàn diện để theo dõi các sản phẩm nhập khẩu từ ngành dệt và hàng dệt.
2. Côta cho các sản phẩm nông nghiệp:
2.1 Điều 22 về Côta
Các loại giấy phép của Mỹ đối với các sản phẩm nông nghiệp (trừ thịt) được quy định trong điêu 22 của Bệ luật chỉnh lý nồng nghiệp năm 1993. Chiếu theo điều 2 và 12 của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại đối với các hoạt động diễn ra theo điều luật này, năm 1995 nước Mỹ đã chấp nhận từ bỏ giao ước. Nếu như Bộ tưởng Bộ Nông nghiệp cho rằng việc nhập khẩu đang ảnh hưởng xấu đến những chương trình nồng nghiệp có hiệu quả của Mỹ, thì .ông ta cần phải báo cáo cho Tổng thống, để Tổng thống chỉ thị cho úy ban thương mại Quốc tế tiến hành điều tra. Nếu ỊTC kết luận đúng như vậy, và Tổng thống chấp nhận, thì Tổng thống có thể đánh thuế Cô ta nhập khẩu ít nhất là 50% khối lượng hàng nhập vào nước Mỹ trong một thời hạn cụ thể, và biểu thuế nhập khẩu có thể tăng 50%. Trong trường hợp khẩn cấp, Tổng thống có thể quyết định không cần chờ ý kiến của ITC. Nước Mỹ hiên đang áp dụng điều 22 về Côta đối với việc nhập khẩu các mặt hàng bơ sứa (bao gồm cả phomát), các sản phẩm lúa mì, lúa xay xát, các mặt hàng bông, đường nhất địhh, sirô và mật mía.
Giấy phép nhập khẩu cần thiết cho các mặt hàng nhập khẩu phải tuân theo điều 22 về Côta. Một Số giấy phép được cấp cho những mặt hàng nhất định phải dựa trên cơ sở về lượng hàng nhập khẩu từ trước (để duy trì cổ phàn của mình, bên nhập khẩu phải nhập ít nhất là 85% so với Số đóng góp từ trước). Còn những giấy phép khác được cấp theo các phương thức khác nhau và những điều kiên thích hợp.
2.2 Đường
Sau nhiều năm cố gắng bảo vệ nền công nghiệp đường nước mình chống sự cạnh tranh của nước ngoài, vào năm 1982 theo điều 22 về Côta, Tổng thống đã ra lệnh đánh thuế vào các mặt hàng nhập khẩu như: đường, sirô, vắt mật mía. Bộ Nông nghiệp đã hình thành một quy chế cấp Côta để đảm bảo cho giá đường thô nhập vào cao hơn giá đường trong nước. Với mục tiêu của chương trình "nội địa" như vậy, chính phủ Mỹ sẻ không phải nhập đường. Do vây, toàn bô khối lượng nhập khẩu thay đổi hàng năm tùy theo biến động của giá cả thị trường đối với đường thô, cũng như sự thâm nhập trong việc sử dụng đường làm từ ngũ các.
Bộ luật Thương mại kiểm soát chất ma túy, cấm không được cấp bất kỳ loại Côta nào cho một nước buôn bán thuốc bất hợp pháp hoặc thiếu sự hợp tác với Chính phủ Mỹ trong việc kiểm soát ma túy.
Năm 1986, Mỹ cấm nhập khẩu đường từ Nam Phi, chuyển Số Côta này cho Philipin. Năm 1987, Quốc hội Mỹ hạn chế phân phối Côta đường cho Panama, và USTR đã cấp lại Côta khi năm 1988, việc cấp Côta được thông báo cho từng nước.
2.2 Phomát và các mặt hàng bơ sữa khác.
Hoa Kỳ duy trì Côta cho nhiều loại phomát và một Số mặt hàng bơ sữa. Tổng Số Côta nhập khẩu hàng năm là 110.000 tấn, chiếm gần 85% số phomát nhập vào Mỹ. Giấy phép nhập khẩu do cơ quan cấp giấy phép nhập khẩu cấp. Phụ trách về các sản phẩm bơ sữa, vật nuôi, ban ngoại nông yêu cầu nhập khẩu những mặt hàng cần thiết được liệt kê ở phụ chương số 3. Các bên nhập khẩu được cấp giấy phép trên cơ sở lượng hàng nhập khẩu từ trước đến nay (giấy phép từ trước), bằng cách kiếm được giấy phép cho những sản phẩm pho mát nhất định, hoặc kiếm được giấy phép bổ sung cho những sản phẩm khác Để nhận được một giấy phép nhập khẩu một Côta cho Côta của những năm tiếp theo, bên nhập khu phải nhập 85% hay hơn nửa Côta bổ sung.
Ngoài ra, Bô luật về hiệp định thương mại năm 1979 cho phép Tổng thống được quyền cấm, hoặc đình chỉ việc nhập khẩu của bất kỳ Côta phomát mà đã được Bô Thương mại phê chuẩn do Chính phủ nước ngoài trợ cấp, và được Bộ Nông nghiệp đặt giá dưới mức giá bán buôn trong nước của mặt hàng phomát được sản xuất ở Mỹ.
3. Côta cho các sản phẩm nông nghiệp khác:
3.1 Thịt:
Điều luật nhập khẩu thịt năm 1964 hạn chế nhập khẩu thịt bò Sống, thịt ướp, thịt đông lạnh, thịt bê, thịt cừu và thịt dê (trừ thịt bê non). Sự giới hạn đó tạo ra một cơ sở nhập khẩu (mức nhập khẩu thịt trung bình từ 1968 - 1977) do hai yếu tố điều chỉnh thường xuyên, đó là tỷ lệ sản xuất thịt và thịt bò trong nước. Trong trường hợp lượng thịt nhập khẩu vượt quá 10%, hoặc hơn nữa thì tổng thống có quyền tuyên bố ngừng cấp giấy phép nhập khẩu (trừ phi "những quyền lợi bảo toàn quốc gia hay quyền lợi kinh tế được gạt sang bên", khi đó Côta có thể bị đình chỉ).
Bộ Nông nghiệp Mỹ kiểm soát Số lượng thịt nhập khẩu. Vào đầu năm, chính phủ Mỹ đặt ra mức định lượng. Trong từng năm đó, hàng quý, Bộ Nông nghiệp đưa ra các dự đoán quyết định xem có nên cho phép nhập khẩu thịt theo định lượng đó hay không.
Từ năm 1964, khi Luật nhập khẩu thịt được thông qua, Hoa Kỳ đã công bố hạn ngạch một Số lần, nhưng chỉ có một lần, vào quý 4 năm 1976, là có hiệu lực. Tuy nhiên, Mỹ đã thương lượng VRA nhiều Tân, hầu hết với các hước úc, Niu Dilơn và Canada.
3.2 Cá ngừ:
Với một phần nỗ lực nhằm phục hồi trữ lượng cá ngừ vây vàng "ở mức dư thừa" tại Đông Thái Bình Dương, chính phủ Coxta Rica, Êcuado, Panama và Hoa Kỳ đã thỏa thuận :
(1) Đưa ra hạn định Số lượng tấn cá ngừ vây vàng đánh bắt hàng năm của các ngư dân tất cả các nước trong mỗi niên lịch ở mỗi khu vực cụ thể của Thái Bình Dương ;
(2) Quy đình mùa đánh bắt mở đầu và kết thúc cho loại cá ngừ vây vàng ;
(3) Cho phép đưa vào đất liền không quá 15% tổng Số cá được đánh bắt mỗi chuyến khi kết thúc mùa đánh bắt cá ;
(4) Đạt được các hiệp định giữa các chính phủ về việc cùng hợp tác bảo tồn khu vực.
"Hưởng ứng hai hiệp định này, Luật công ước cá ngừ được sửa đổi năm 1950 quy định hạn chế việc nhập khẩu cá ngừ từ bất kỳ nước nào". Các tàu đánh cá của nước đó sẽ phải hoạt động theo cách "dường như giảm bớt tính hiệu quả kiến nghị của việc bảo tồn nêu trên...". Các hạn chế này bao gồm cấm nhập cá ngừ vào Mỹ, cấm đánh bắt cá ngừ "liên tục và trắng trợn".
4. Các Hiệp định hạn chế tự nguyện:
Chính phủ Mỹ trông đợi vào thỏa hiệp gọi là "Hiệp định hạn chế tự nguyện" với các nước cung cấp bên ngoài đối với một Số sản phẩm nhất định, vì Mỹ cho rằng việc nhập khẩu các sản phẩm đó sẽ làm phương hại cho các ngành công nghiệp sản xuất mặt hàng này của Mỹ. Hiện nay Mỹ đã có được VRA về nhập khẩu ô tô từ Nhật, công cụ mảy từ Nhật và Đài Loan, các tỉnh của Trung Quốc và một Số sản phẩm thép từ 19 nước và EC. Việc chính phủ Mỹ trong cậy vào VRA không theo một quy định cụ thể nào ; mà cái chính là ở chỗ "tự nguyện". Bằng cách yêu cầu chính phủ nước ngoài tự nguyện hạn chế xuất khẩu sang Mỹ, chính phủ Mỹ đã tránh được khỏi áp dụng các hình thức cản trở thương mại để hạn chế nhập khẩu, nhằm bảo vệ công nghiệp trong nước.
Việc áp dụng VRA đối với thép là một ví dụ. Theo điều mục 201, Ủy ban Thương mại Quốc tế nhận thấy ngành công nghiệp thép của Mỹ bị tổn thương, do việc nhập khẩu một số sản phẩm thép nhất định, đã đề nghị áp dụng Côta, hoặc tăng thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, Tổng thống vì muốn tránh cách bảo vệ thông thường, nên đã chỉ thị cho USTR, dựa theo luật ổn định nhập khẩu thép, đàm phán một VRA trong 5 năm đối với các sản phẩm thép các bon, và thép hợp kim, bắt đầu thực hiện từ ngày 1-10-1984 đến ngày 30-9-1989. Mỹ đàm phán về các vấn đề VRA đối với 19 nước, và EC (trừ Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã đàm phán hai hiệp định khác nhau). Do năm nay VRA hết hạn, nên Bộ Công nghiệp Mỹ, Quốc hội và chính quyền Mỹ đang dự định liệu có nên gia hạn thêm, nếu có, thời hạn sẽ là bao lâu, đối với sản phẩm nào và đối với nước nào.
Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật Minh Khuê, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hàng còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật Minh Khuê 1900.6162 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email lienhe@luatminhkhue.vn để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật - Công ty Luật Minh Khuê