Làm rõ một số khái niệm

Sở hữu toàn dân là hình thức cao nhất của sở hữu xã hội chủ nghĩa, trong đó các tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt, các phương tiện và tài sản khác thuộc về nhà nước - người đại diện chính thức của nhân dân. Chế độ sở hữu toàn dân cùng với chế độ sở hữu tập thể hợp thành chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa và là nền tảng của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.

Ở Việt Nam, sở hữu toàn dân có chủ thể duy nhất là Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì vậy, được gọi là sở hữu nhà nước. Khách thể của sở hữu toàn dân bao gồm: đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời; phần vốn và đất do nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kĩ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước (Điều 17 Hiến pháp năm 1992)

Điều 53 Hiến pháp năm 2013 quy định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Sở hữu toàn dân về đất đai được đề cập cụ thể trong Luật đất đai năm 2013 như sau: 1) Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.

Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyềnđối với tài sản. 2. Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữuchiếm hữu của người không phải chủ sở hữu.

Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng và khai thác những lợi ích vật chất của tài sản trong phạm vi pháp luật cho phép

Điều 192 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

Quyền của Nhà nước đối với đất đai theo quy định của pháp luật.

Với tư cách đại diện chủ sở hữu toàn bộ đất đai, Nhà nước có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đất đai. Cụ thể

1.1. Quyền chiếm hữu đất đai:

Các tổ chức, công dân thực hiện quyền chiếm hữu bằng cách chiếm giữ trực tiếp hoặc chiếm giữ pháp lí, còn Nhà nước lại đại diện thực hiện quyền chiếm hữu tài sản toàn dân bằng cách ban hành các văn bản pháp quy, quy định việc bảo quản, quy định thể lệ kiểm kê tài sản định kì và đột xuất để kiểm tra tài sản mà Nhà nước đã giao cho các cơ quan, doanh nghiệp của Nhà nước. Các cơ quan, doanh nghiệp phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy định này.

Hàng năm hoặc hàng quý, Nhà nước tiến hành kiểm tta tài sản, vật tư, máy móc, thiết bị, nhà xưởng, vốn và việc sử dụng vốn... mà Nhà nước đã giao quyền quản lí, sử dụng. Các doanh nghiệp có nghĩa vụ sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn do Nhà nước giao... sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác, Nhà nước trao cho các cơ quan chức năng của Nhà nước theo hệ thống dọc (bộ, ngành) hoặc cơ quan quản lí hành chính theo địa hạt trực tiếp ban hành các văn bản như Chỉ thị, Thông tư, Quy định về việc sử dụng các loại tài sản giao cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc.

- Nhà nước thực hiện quyền chiếm hữu đất đai một cách gián tiếp thông qua các hoạt động vừa mang tính kĩ thuật, nghiệp vụ vừa mang tính pháp lý như đo đạc, khảo sát, đánh giá và phân hạng đất đẩ nắm hiện trạng, sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước và từng địa phương; hệ thống hồ sơ địa chính, bản đồ địa chính, sổ sách địa chính và các tài liệu về địa chính khác để nắm đực sự phân bố đất đai, hiện trạng sử dụng đất ở các địa phương, hoạt động đăng kí quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai... để nắm đc biến động qua các thời kỳ

- Khác với quyền chiếm hữu đất đai của người sử dụng đất thì quyền chiếm hữu đất đai của Nhà nước có đặc điểm sau:

+ Nhà nước thực hiện quyền chiếm hữu đất đai dựa trên cơ sở là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai

+ Quyền chiếm hữu đất đai của Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu đất đai là vĩnh viễn, trọn vẹn.

Tính vĩnh viễn thể hiện ở Nhà nước không bao giờ mất đi quyền chiếm hữu đất đai của mình mặc dù đã giao hoặc chưa giao đất cho bất cứ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nào sử dụng ổn định, lâu dài

Tính trọn vẹn thể hiện ở Nhà nước chiếm hữu toàn bộ đất đai trong phạm vi lãnh thổ quốc gia bao gồm đất liền, hải đảo và vùng đất ngập nước thuộc khu vực lãnh hải

+ Quyền sử dụng đất đia của Nhà nước là gián tiếp, mang tính khái quát

1.2. Quyền sử dụng đất đai:

là quyền khai thác các thuộc tính có ích của đất đai để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

=> có ý nghĩa quan trọng vì nó làm thỏa mãn các nhu cầu và mang lại lợi ích vật chất cho các chủ sử dụng trong quá trình sử dụng đất

Với tư cách là người đại diện của chủ sở hữu đối với các tư liệu sản xuất quan trọng, Nhà nước có quyền khai thác công dụng những tài sản đó như bất kì một chủ thể nào đối với tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân. Tuy nhiên, việc khai thác những lợi ích từ tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân cũng khác với quyền sử dụng của các chủ thể khác. Nhà nước khai thác lợi ích từ tài sản theo quy định của pháp luật và theo một kế hoạch nhất định. Nhà nước thành lập những cơ quan quản lí tài sản như quản lí hành chính kinh tế hoặc quản lí sản xuất, kinh doanh. Tuỳ từng tính chất của loại doanh nghiệp và tuỳ loại tài nguyên thiên nhiên mà Nhà nước giao cho các cơ quan khác nhau quản lí như: Đất đai được giao cho Bộ tài nguyên và môi trường quản lí. Rừng, chim, thú rừng giao cho Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Hoặc Nhà nước thành lập các doanh nghiệp do Nhà nước đầu tư vốn và tổ chức quản lí, giao cho doanh nghiệp này một số tư liệu sản xuất để hoạt động kinh doanh, hoạt động công ích nhàm thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội nhất định được Nhà nước giao.

Nhà nước thực hiện quyền sử dụng đất của mình thông qua các hình thức chủ yếu sau:

- Thông qua việcxây dựng, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để phân định mục đích sử dụng đất cho từng loại đất cụ thể

- Thông qua việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lí và sdđ buộc các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải thực hiện trong quá trình sdđ => thông qua quá trình sử dụng đất của người sử dụng đất của ng sử dụng mà các ý tưởng sd đất của Nhà nước sẽ trở thành hiện thực; đồng thời, Người sử dụng đất trong quá trình sd phải đóng góp một phần lợi ích mà họ thu đc từ việc sử dụng đất đai thông qua các nghĩa vụ tài chính

1.3. Quyền định đoạt đất đai:

là quyền quyết định số phận pháp lí của đất đai. Đây là quyền rất quan trọng và chỉ có Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai mới đc thực hiện quyền định đoạt đất đai.

Cũng như các chủ thể khác, đây là quyền định đoạt tài sản về mặt pháp lí và là quyền năng cơ bản của sở hữu. Nhà nước đại diện định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân bằng nhiều phương thức khác nhau. Nhà nước có thể chuyển giao tài sản cho các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân... những chủ thể này được quyền sử dụng tài sản để thực hiện nhiệm vụ được giao. Nhà nước thành lập những cơ quan quàn lí nhà nước ở trung ương và địa phương để trực tiếp quyết định việc chuyển giao tài sản trong phạm vi chức năng, quyền hạn do pháp luật quy định.

Để thực hiện quyền định đoạt, Nhà nước ưao cho các cơ quan quản lí nhà nước ở địa phương quyền được định đoạt một phần trong phạm vi quyền sở hữu đất đai. Những cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất cũng đồng thời có thẩm quyền thu hồi đất nếu người sử dụng đất không thực hiện đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước về mục đích sử dụng của từng loại đất, bảo vệ đất...

Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đất đai thông qua các phương thức chủ yếu sau đây:

- Thông qua các hành vi giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất nhằm thực hiện việc phân chia một cách hợp lí vốn đất đai đáp ứng các nhu cầu sử dụng đất của xã hội

- Nhà nước quyết định mục đích sử dụng của từng loại đất thông qua việc quyết định, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất và chỉ có cơ quan nàh nước có thẩm quyền mới đc phép thay đổi mục đích sử dụng đất. Ngừoi sử dụng đất khg đc phép tự ý thay đổi mđsdđ trong quá trình sử dụng đất. Nếu họ có nhu cầu thay đổi mđ sdđ thì phải xin phép cơ quan nàh nước có thẩm quyền giao đất và cho thuê đất

- Nhà nước quy định về hạn mức sử dụng đất và thời hạn sdđ nhằm đảm bảo cho việc sử dụng đất đai của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vừa có tính hợp lí và vừa mang tính ổn định, lâu dài

- Thông qua việc quyết định giá đất để NN quản lí đất đaim điều chỉnh các quan hệ đất đai thông qua việc tác động, điều tiết, xử lí lợi ích kinh tế của các bên. Theo đó, BGĐ và GDDCT do NN xác định được sử dụng làm căn cứ để xđ các vấn đề tài chính về đất đai như: tiền sd đất, tiền thuê đất, thuế sd đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dugnj đất, tiền bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, phí và lệ phí trong quá trình quản lí, sdđ đai, v.v

- Nhà nước quyết định quyền và nghĩa vụ của Người sử dụng đất và có cơ chế đê rbaor đảm cho các quyền và nghĩa vụ này đc thực hiện trên thực tế

- Nhà nước quyết định chính sách tài chính về đất đai nhằm thực hiện vai trò là nguồn lực, nguồn vốn to lớn để phát triển đất nc. Nhà nước điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại thông qua chính sách thuế, tiền sd đất, tiền thuê đất, đầu tư cơ sở hạ tầng và chính sách hỗ trợ cho ng có đất thu hồi nhằm đảm bảo sự công bằng, bình đẳng trong sử dụng đất

- Nhà nước quyết định thu hồi đất, trưng dụng nhằm điều tiết vấn đề đất đai để sd vào mđ quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng và đáp ứng nhu cầu thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, anh ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, trình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai