1. Đăng ký nhãn hiệu thông qua thỏa ước Madrid

Việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được tiến hành tại Văn phòng Quốc tế và trong đơn sẽ chỉ định tới các nước là thành viên của Thoả ước Madrid.

Chi phí cho hình thức đăng ký nhãn hiệu này không tốn kém bằng hình thức đăng ký trực tiếp nhưng bị hạn chế trong giới hạn các nước thành viên

và sau này nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho các pháp nhân thuộc các nước thành viên.

>> Luật sư tư vấn bảo hộ nhãn hiệu quyền tại Việt Nam: 0986.386.648

Youtube video

Luật sư Lê Minh Trường tham gia chương trình 60 phút mở trên VTV6

Điều kiện để đăng ký theo Thoả ước Madrid là Quý công ty đã có Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được cấp tại Việt Nam.

Lưu ý

- Thời gian xét nghiệm đơn 12-14 tháng;

- Thời gian bảo hộ: 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần;

- Tại mỗi Quốc gia được chỉ định việc xem xét khả năng bảo hộ của nhãn hiệu sẽ tuân theo các quy định tại Quốc gia này.

Danh sách các nước là thành viên Thoả ước Madrid gồm: Albania, Algeria, Armenia, Áo, Azerbaijan, Belarus, Bỉ, Bhutan, Bosnia and Herzegovina, Bulgaria, Trung Quốc, Croatia, Cuba, Cyprus, Cộng hòa Czech, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Ai Cập, Pháp, Đức, Hungary, Iran, Italy, Kazakhstan, Kenya, Kyrgyzstan, Latvia, Lesotho, Liberia, Liechtenstein, Luxembourg, Moldova, Monaco, Mông cổ, Montenegro, Morocco, Mozambique, Namibia, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Nga, San Marino, Serbia and Montenegro, Sierra Leone, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Sudan, Swaziland, Thụy Sỹ, Syrian Arab republic, Tajikistan, The former Yugoslav Republic of Macedonia, Ukraina, Vietnam.

Tài liệu cần thiết để nộp đơn

- 05 mẫu nhãn hiệu giống với mẫu nhãn hiệu đã đăng ký tại Việt Nam;

- Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận (GCN) nhãn hiệu tại Việt Nam.

- Uỷ quyền (mẫu do MINH KHUE LAW FIRM cung cấp)

- Danh mục dịch vụ theo đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng! Trân trọng./.

-----------------------------------------------------------

>> Tham khảo dịch vụ pháp lý liên quan: Tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

2. Đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua thỏa ước Madrid

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua thỏa ước Madrid là hình thức nộp đơn đăng ký quốc tế được áp dụng đối với các nước là thành viên của Thoả ước Madrid (gồm 56 nước bao gồm Việt Nam).

Việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được tiến hành tại Văn phòng Quốc tế và trong đơn sẽ chỉ định tới các nước là thành viên của Thoả ước Madrid.

Chi phí cho hình thức đăng ký này không tốn kém bằng hình thức đăng ký trực tiếp nhưng bị hạn chế trong giới hạn các nước thành viên

và sau này nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho các pháp nhân thuộc các nước thành viên.

Điều kiện để đăng ký theo Thoả ước Madrid là Quý công ty đã có Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được cấp tại Việt Nam.

Lưu ý

- Thời gian xét nghiệm đơn 12-14 tháng;

- Thời gian bảo hộ: 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần;

- Tại mỗi Quốc gia được chỉ định việc xem xét khả năng bảo hộ của nhãn hiệu sẽ tuân theo các quy định tại Quốc gia này.

Danh sách các nước là thành viên Thoả ước Madrid gồm:

Albania, Algeria, Armenia, Áo, Azerbaijan, Belarus, Bỉ, Bhutan, Bosnia and Herzegovina, Bulgaria, Trung Quốc, Croatia, Cuba, Cyprus, Cộng hòa Czech, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Ai Cập, Pháp, Đức, Hungary, Iran, Italy, Kazakhstan, Kenya, Kyrgyzstan, Latvia, Lesotho, Liberia, Liechtenstein, Luxembourg, Moldova, Monaco, Mông cổ, Montenegro, Morocco, Mozambique, Namibia, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Nga, San Marino, Serbia and Montenegro, Sierra Leone, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Sudan, Swaziland, Thụy Sỹ, Syrian Arab republic, Tajikistan, The former Yugoslav Republic of Macedonia, Ukraina, Vietnam.

Tài liệu cần thiết để nộp đơn:

- 05 mẫu nhãn hiệu giống với mẫu nhãn hiệu đã đăng ký tại Việt Nam;

- Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận (GCN) nhãn hiệu tại Việt Nam

- Uỷ quyền (mẫu do Luật Minh Khuê cung cấp)

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: 0986.386.648 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Nghị định thư Madrid

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Nghị định thư Madrid là hình thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế được áp dụng đối với các nước là thành viên của Nghị định thư Madrid

Danh sách các nước là thành viên của Nghị định thư Madrid:Albania, Antiqua and Babuda, Armenia, Australia, Áo, Azerbaijan, Bahrain, Belarus, Bỉ, Bhutan, Botswana, Bulgaria, Trung Quốc, Croatia, Cuba, Cyprus, Czech Republic, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Đan Mạch, Estonia, Cộng đồng Châu Âu , Phần Lan, Pháp, Georgia, Hy Lạp, Đức, Hungary, Iran, Iceland, Ailen, Italy, Nhật Bản, Kenya, Kyrgyzstan, Latvia, Lesotho, Lithuania, Liechtenstein, Luxembourg, Monaco, Mông cổ, Montenegro, Morocco, Mozambique, Namibia, Hà Lan, Na Uy, Oman, Ba lan, Bồ Đào Nha, Hàn Quốc, Romania, Nga, Serbia, Singapore, Sierra Leone, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Swaziland, Thổ Nhĩ Kỳ, Turkmenistan, Thụy sỹ, Thụy Điển, Syrian Arab republic, The former Yugoslav Republic of Macedonia, Ukraine, Việt Nam, Vương Quốc Anh, Hoa Kỳ, Zambia.

Đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam, muốn đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài có thể sử dụng Nghị định thư Madrid, thủ tục này gọi là đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Nghị định thư Madrid có nguồn gốc Việt Nam.

Xử lý đơn: CSHTT có trách nhiệm chuyển đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu cho Văn phòng quốc tế (WIPO) trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Tài liệu cần thiết để nộp đơn

Hồ sơ gồm:

+ Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu (phải được làm bằng tiếng Anh và tiếng Pháp);

+ Tờ khai (theo mẫu);

+ Mẫu nhãn hiệu (09 mẫu kích thước 80 x 80 mm);

+ Các tài liệu liên quan (nếu cần);

+ Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận (GCN) nhãn hiệu hoặc Đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam (gồm 75 nước bao gồm Việt Nam). Điều kiện để là người nộp đơn đã nộp đơn hoặc có Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

Lưu ý:

- Việc chuyển nhượng nhãn hiệu sau này chỉ được phép tiến hành với các chủ thể có quốc tịch là thành viên của Nghị định thư.

- Tại mỗi quốc gia được chỉ định việc xem xét khả năng bảo hộ của nhãn hiệu sẽ tuân theo các quy định tại các quốc gia này.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

4. Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Hệ thống Madrid

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Hệ thống Madrid1. Giới thiệu hệ thống Madrid.Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam có thể sử dụng hệ thống đăng ký nhãn hiệu Madrid để đăng ký nhãn hiệu của mình tại các quốc gia thành viên.

Hệ thống này được xây dựng trên cơ sở Nghị định thư Madrid và Thỏa ước Madrid.

Cả hai văn bản này đều thiết lập một quy trình hành chính cho phép việc đăng ký thương hiệu ở nhiều quốc gia chỉ thông qua việc sử dụng một đơn đăng ký thương hiệu duy nhất. Tuy nhiên, giữa việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Nghị định thư Madrid và Thỏa ước Madrid vẫn có những điểm khác biệt, cụ thể như sau:

Tiêu chí khác biệt

Nghị định thư Madrid

Thỏa ước Madrid

Cơ sở đăng ký

Dựa trên đơn đăng ký đã nộp tại nước xuất xứ

Dựa trên đơn đăng ký đã nộp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã được cấp tại nước xuất xứ

Ngôn ngữ nộp đơn

Anh, Pháp, Tây Ban Nha

Pháp

Thời hạn xét nghiệm đơn tối thiểu

18 tháng

12 tháng

Thời hạn bảo hộ

10 năm và có thể gia hạn

20 năm và có thể gia hạn

Chuyển đổi đơn đăng ký quốc tế thành đơn quốc gia

Không quy định về việc chuyển đổi đơn

Mức độ phụ thuộc vào Giấy chứng nhận gốc tại nước xuất xứ

Không đề cập đến vấn đề này

Sẽ bị mất hiệu lực bảo hộ nếu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại nước xuất xứ bị hủy bỏ vì bất kỳ lý do gì.

Cách tính phí chỉ định

Phí theo từng nước quy định, hoặc theo quy định chung

Phí theo quy định chung

Số lượng quốc gia có thể lựa chọn chỉ định bảo hộ

81

56

Trên thực tế, do sự linh động của Nghị định thư trong một số điều khoản liên quan đến bảo hộ mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã lựa chọn hình thức đăng ký thông qua Nghị định thư khi có nhu cầu bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài.

2. Tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu

Trường hợp, cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp muốn đăng ký dưới hình thức này, Quý Công ty thực hiện các bước sau:

Tra cứu trước khả năng đăng ký nhãn hiệu: Việc làm này sẽ giúp Khách hàng tránh được rủi ro khi đơn đăng ký chỉ định bị từ chối do tương tự gây nhầm lẫn với đơn đăng ký hoặc nhãn hiệu đã được bảo hộ tại từng nước.

3. Đăng ký nhãn hiệu

Dựa trên Đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, S&B Law sẽ đại diện Khách hàng nộp đơn đăng ký nhãn hiệu lên Tổ Chức Sở Hữu Trí Tuệ Quốc Tế (WIPO).

- Chỉ định các nước Khách hàng muốn chỉ định, ví dụ: Mỹ, Nhật Bản và EU.

4. Ngôn ngữ sử dụng : Tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.

5. Thời gian để được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo Nghị định thư Madrid.

- 30 ngày để Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam chuyển đơn lên văn phòng Tổ Chức Sở Hữu Trí Tuệ Quốc Tế (WIPO)

- Trong vòng 18 tháng kể từ ngày nộp đơn hợp lệ lên văn phòng Tổ Chức Sở Hữu Trí Tuệ Quốc Tế, Quý công ty sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại các nước đã được chỉ định trong đơn (Trong trường hợp đơn đăng ký không có bất kỳ thiếu sót hoặc bị từ chối bảo hộ).

6. Tài liệu cần cung cấp

Nếu Khách hàng thực sự quan tâm và mong muốn được hỗ trợ thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại các nước theo Nghị định thư, Khách hàng tiến hành chuẩn bị và cung cấp các tài liệu sau đây để chúng tôi lập thành bộ hồ sơ tra cứu và đăng ký nhãn hiệu:

6.1. Mẫu nhãn hiệu (Quý khách hàng có thể gửi bằng file mềm).

6.3. Danh sách các nước muốn bảo hộ nhãn hiệu

6.4. Giấy Ủy quyền (theo mẫu gửi lại sau khi nhận được yêu cầu cần đăng ký).

để quý khách hàng ký, đóng dấu, công chứng, hợp pháp hóa (nếu cần) và chuyển lại 02 bản.

Trên đây là bản giới thiệu việc đăng ký theo Nghị định Madrid của chúng tôi.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

5. Quy định đăng ký nhãn hiệu tại EU

Hệ thống đăng ký nhãn hiệu cộng đồng được hình thành như thế nào? Hệ thống nhãn hiệu cộng đồng được bắt đầu thiết lập từ năm 1959 với mục đích tạo ra sự thống nhất pháp luật về bảo hộ sở hữu trí tuệ trong toàn bộ Cộng đồng Châu Âu.

Năm 1961, một nhóm làm việc được thành lập và soạn thảo sơ bộ Hiệp định về Nhãn hiệu Châu Âu vào năm 1964. Năm 1976, một bản ghi nhớ về việc hình thành hệ thống Nhãn hiệu Cộng đồng được công bố với mục đích xoá bỏ sự khác biệt trong pháp luật quốc gia thành viên đồng thời tạo ra một hệ thống bảo hộ nhãn hiệu thống nhất trong phạm vi Cộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành một thị trường kinh tế duy nhất trong Cộng đồng.
Sau nhiều năm đàm phán và sửa đổi, đến 20/12/1993, Hội đồng Châu Âu đã ban hành quy định số 40/94 về thành lập hệ thống Nhãn hiệu Cộng đồng và quy định này có hiệu lực từ 15/3/1994. Theo đó, cơ quan đăng ký có tên là “The Office for Harmonization in the Internal Market” viết tắt là OHIM đã được thành lập, trong đó có Văn phòng Nhãn hiệu Cộng đồng để thống nhất quản lý việc đăng ký nhãn hiệu Cộng đồng. OHIM có trụ sở đóng tại Tây Ban Nha và chính thức đi vào hoạt động từ 1/4/1996.

+ Những nước nào hiện nay là thành viên của Cộng đồng Châu Âu?

Hiện nay Cộng đồng Châu Âu có 25 nước thành viên bao gồm: Áo, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ailen, Ý, Luychxămbua, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Hà Lan, Anh, Síp, Cộng hoà Séc, Estonia, Hungari, Latvia, Litvia, Malta, Ba Lan, Slovakia và Slovenia.

>> Luật sư tư vấn bảo hộ nhãn hiệu quyền tại Việt Nam: 0986.386.648

Nhãn hiệu cộng đồng (CTM) là gì?

Nhãn hiệu Cộng đồng hay thường gọi là CTM (CTM là các chữ cái đầu của tên tiếng Anh “Community Trade Mark”) là dấu hiệu dung để xác định và phân biệt hang hoá, dịch vụ cùng loại của các nhà sản xuất khác nhau được đăng ký qua hệ thống đăng ký CTM và có hiệu lực pháp lý tại tất cả các quốc gia thành viên của Cộng đồng Châu Âu.

+ Các ưu điểm của hệ thống đăng ký CTM là gì?

Việc đăng ký nhãn hiệu hang hoá qua hệ thống đăng ký CTM có rất nhiều lợi thế, cụ thể là:

+ Nhãn hiệu CTM mang tính đơn nhất về bản chất cũng như bảo hộ độc quyền: Nhãn hiệu Cộng đồng về bản chất là đơn nhất, tức là nó có giá trị trên khắp lãnh thổ các quốc gia thuộc Cộng đồng Châu Âu. Trên cơ sở đăng ký nhãn hiệu CTM, chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ có quyền độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên tất cả các quốc gia thuộc cộng đồng, đồng thời có quyền ngăn cấm bất kỳ bên thứ ba nào sử dụng nhãn hiệu của mình trong các hoạt động thương mại và công nghiệp trong Cộng đồng.

+ Thủ tục nộp đơn và việc quản lý được đơn giản hoá : Đăng ký nhãn hiệu hang hoá CTM chỉ cần nộp một đơn duy nhất; một thủ tục duy nhất; một cơ quan quản lý duy nhất; và một hồ sơ duy nhất để theo dõi.

+ Chi phí giảm: Thay vì phải trả các khoản lệ phí riêng lẻ khi nộp nhiều đơn riêng lẻ tại từng quốc gia thành viên Cộng đồng Châu Âu, chủ sở hữu chỉ cần phải nộp duy nhất một khoản lệ phí là 975 Euros cho một nhãn hiệu với 3 nhóm sản phẩm và 1100 Euros khi được cấp đăng ký.

+ Quyền ưu tiên: Ngày nộp đơn của nhãn hiệu Cộng đồng được coi là ngày ưu tiên cho cả đơn nhãn hiệu quốc gia và đơn nhãn hiệu quốc tế. Điều này được áp dụng khi người nộp đơn chuyển đơn hoặc chuyển đăng ký CTM thành các đơn quốc gia.

+ Dễ dàng đáp ứng nghĩa vụ sử dụng: Việc sử dụng nhãn hiệu Cộng đồng ở một nước thành viên cũng đủ để duy trì hiệu lực của nhãn hiệu trong cả Cộng đồng. Vì vậy trong thực tế, chủ sở hữu chỉ cần sử dụng nhãn hiệu ở một hoặc vài nước thành viên Cộng đồng mà không sợ nhãn hiệu bị huỷ bỏ hiệu lực vì lý do không sử dụng.

+ Quyết định của Toà án Cộng đồng có giá trị hiệu lực ở tất cả các quốc gia thành viên: Các nước thành viên cộng đồng sẽ chỉ định một số toà án ở một số nước thành viên là Toà án Cộng đồng có thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp nhãn hiệu CTM. Quyết định của Toà án nhãn hiệu Cộng đồng có hiệu lực ở tất cả các nước thành viên Cộng đồng.

+ Chủ sở hữu có nhiều khả năng lựa chọn khi thực hiện quyền của mình: Chủ sở hữu có thể chuyển nhượng nhãn hiệu CTM đối với một số hoặc toàn bộ các hang hoá hoặc dịch vụ mà nhãn hiệu đó. Việc chuyển nhượng này hoàn toàn có thể độc lập với việc chuyển nhượng công việc kinh doanh của chủ nhãn hiệu.

+ Chủ sở hữu cũng có thể cấp lixăng độc quyền hoặc lixăng không độc quyền sử dụng nhãn hiệu CTM trên toàn bộ hoặc một phần Cộng đồng Châu Âu.

+ Triển vọng mở rộng Cộng đồng Châu Âu: Nhãn hiệu CTM có hiệu lực trên một thị trường lớn với hơn 350 triệu người tiêu dung có mức sống cao trên thế giới. Đơn và đăng ký nhãn hiệu Cộng đồng hiện nay tự động mở rộng tới các nước thành viên mới của Cộng đồng Châu Âu. Do đó, nhãn hiệu CTM không chỉ là một kênh xâm nhập vào thị trường của các nước thành viên hiện nay mà còn vào thị trường Cộng đồng trong tương lai mở rộng.

+ Đăng ký CTM và đăng ký quốc gia có mối quan hệ như thế nào?

Vì hệ thống đăng ký CTM hoàn toàn độc lập và không có ảnh hưởng đến hệ thống đăng ký quốc gia của mỗi nước thành viên Cộng đồng Châu Âu nên người nộp đơn được tự do nộp đơn đăng ký nhãn hiệu của mình hoặc theo hệ thống CTM, hoặc nộp đơn nhãn hiệu quốc gia ở các nước thành viên EU đều có thể song song tồn tại một cách độc lập.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Tổng đài tư vấn luật Sở hữu trí tuệ trực tuyến: 0986.386.648

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: Tư vấn pháp luật qua Email

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!

Trân trọng./.

PHÒNG LUẬT SƯ SỞ HỮU TRÍ TUỆ