1. Tính chất pháp quyền của WTO

Rất ít, nếu có, các kiến trúc sư của sự tăng cường luật hóa WTO dự đoán được sự phát triển thể chế sẽ diễn ra theo hướng: phần lớn có lợi cho sự hoàn thiện, tính mạch lạc và nhất quán của luật lệ WTO, các quyết định tư pháp của WTO đã tạo ra một bộ luật mở rộng mới. Việc làm luật tư pháp WTO bao gồm hai phương diện: lấp kín các kẽ hở và làm rõ các mơ hồ. Lấp kín kẽ hở là nói đến làm luật tư pháp về một vấn đề mà chưa có văn bản luật nào đề cập trực tiếp đến vấn đề đó, còn làm rõ sự mơ hồ là nói đến làm luật tư pháp về một vấn đề mà đã có văn bản luật nhưng cần làm rõ văn bản đó. Các khía cạnh làm luật tư pháp WTO này được minh họa chi tiết hơn trong phần tiếp theo; ý kiến đưa ra không phải là các vụ việc này đã được quyết định không đúng, hay Cơ quan Phúc thẩm đã vượt quá thẩm quyền của mình, mà muốn nói rằng việc làm luật tư pháp thực chất đang diễn ra tại WTO (Davey 2001).

2. Làm luật tư pháp: Lấp kín kẽ hở

Sự im lặng của DSU trước nhiều câu hỏi thủ tục được một số người cho rằng là để kéo Cơ quan Phúc thẩm vào làm các luật về thủ tục. Trong một số trường hợp, Cơ quan Phúc thẩm đã xây dựng luật để lấp kín các kẽ hở thủ tục trong các hiệp định WTO, mặc dù sự tồn tại của kẽ hở này là do sự bất đồng sâu sắc giữa các thành viên về làm thế nào để lấp kín nó. Ví dụ, trong vụ Hoa Kỳ - cấm nhập một số loại tôm và sản phẩm tôm (2002), Cơ quan Phúc thẩm đã quyết định - mà không có sự chỉ dẫn rõ ràng tử các hiệp định WTO - rằng hội đồng xét xử giải quyết tranh chấp có thể xem xét hồ sơ “amicus curiae” (Thuật ngữ luật có nghĩa là hồ sơ do bên thứ ba nộp cho tòa án, chữ La tinh “amicus curiae” có nghĩa là “người bạn của tòa” - ND) do các tổ chức phi nhà nước nộp. Khi xử lý như thế, Cơ quan Phúc thẩm đã dựa vào lời văn của Điều 13 hiệp định DSU, quy định rằng các hội đồng xét xử có quyền tìm kiếm thông tin và tư vấn kỹ thuật từ bất cứ cá nhân hay tổ chức nào khi thấy cần thiết. Bất chấp bản chất của vấn đề, sự giải thích Điều 13 của Cơ quan Phúc thẩm đã được diễn ra trong bối cảnh bế tắc trong nhiều năm của Bắc-Nam về vấn đề có nên chấp nhận hồ sơ amicus hay không: rất ít nước đang phát triển có thể đồng ý với một hiệp định với kết quả như vậy, tuy nhiên Cơ quan Phúc thẩm vẫn quyết định giải thích DSU theo như cách họ ủng hộ.

Tương tự, đối với trường hợp Cộng đồng châu Âu - Chính sách nhập khẩu, buôn bán và phân phối chuối (1997), Cơ quan Phúc thẩm xác lập rằng các luật sư tư nhân có thể đại diện cho các thành viên trong các phiên tòa trình bày miệng, bất chấp sự phản đối của EC và Hoa Kỳ với lý do rằng thông lệ từ những năm đầu của GATT các thuyết trình trong các phiên tòa giải quyết tranh chấp chỉ dành riêng cho các luật sư của chính phủ hay các chuyên gia thương mại của chính phủ. Cơ quan Phúc thẩm đã hành động trái với thông lệ gần 50 năm của GATT, lý giải rằng không có điều gì trong các hiệp định WT0, luật pháp quốc tế, hay “thông lệ của các tòa án quốc tế ngăn cản một thành viên WT0 không được quyết định thành phần tham dự của mình trong các phiên tòa của Cơ quan Phúc thẩm.” Tại giai đoạn hội đồng xét xử, việc cho phép các luật sư phi chính phủ tham dự phiên tòa sau đó đã được áp dụng trong vụ xét xử tại Indonesia - Các biện pháp có ảnh hưởng đến ngành công nghiệp ô-tô (1998).

3. Làm luật tư pháp: Làm rõ sự mơ hồ

Cơ quan Phúc thẩm WTO đã nhiều lần tham gia vào một hình thức làm luật theo đó Cơ quan này đưa ra sự quyết định đối với lời văn mơ hồ của hiệp định. Sự giải thích như vậy có thể gây ra phản ứng chính trị tiêu cực của các thành viên hay những người có hên quan không thuộc chính phủ đã tham gia vào hành vi mà có nhiều cách giải thích ý nghĩa, được cho là mơ hồ.

4. Ví dụ về làm rõ sự mơ hồ của cơ quan phúc thẩm

Chẳng hạn, trong vụ Hoa Kỳ - Tôm - Rùa, Cơ quan Phúc thẩm đã quyết định liệu Hoa Kỳ có được dựa vào Điều XX(g) của GATT để cấm nhập khẩu một số loại tôm và sản phẩm tôm nhất định từ các nước thành viên đã không duy trì luật pháp để bảo đảm cho các phương pháp bảo vệ các loại rùa biển khỏi nguy hiểm do quá trình đánh bắt tôm hay không. Điều XX(g) loại trừ một số biện pháp nhất định khỏi các nghĩa vụ bắt buộc của GATT nếu các biện pháp đó là cần thiết để “bảo tồn các nguồn thiên nhiên có thể bị cạn kiệt,” nhưng điều khoản này là mơ hồ do không nói rõ bệu các nguồn tài nguyên có thể bị cạn kiệt như vậy phải nằm trong phạm vi pháp quyền của nước đang xin miễn trừ hay không. Các quyết định trước đó cho rằng điều này sẽ gây tranh cãi trong số các nước thành viên. Cơ quan Phúc thẩm đưa ra sự giải thích linh hoạt các điều kiện mà theo Điều XX(g) trường hợp ngoại lệ do bảo tồn tài nguyên thiên nhiên có thể bị cạn kiệt có thể được áp dụng, nói rằng điều kiện đó phải được hiểu là “dưới ánh sáng của mối quan tâm hiện nay của cộng đồng các quốc gia về bảo vệ và bảo tồn môi trường.” Sau khi kết luận rằng các biện pháp đương sự là nằm trong ý nghĩa của điều XX(g), Cơ quan Phúc thẩm đã giải thích điều khoản biện minh hay chapeau đối với Điều XX và xác lập ít nhất năm yếu tố có thể áp dụng để xem xét biện pháp được sử dụng có trái với điều khoản chapeau hay không. Một số yếu tố đã không có quan hệ nguyên bản (ví dụ, các hành động của bên bị khiếu nại có gây ra “hậu quả do chủ ý và đe dọa đến các quyết định chính sách cụ thể của các thành viên khác” hay không ). Nói tóm lại, phán quyết của Cơ quan Phúc thẩm đã đưa ra một cách tiếp cận cân bằng giữa các vấn đề thương mại - môi trường, mặc dù các thành viên WTO đã bị bế tắc trong một thập kỷ về vấn đề làm thế nào để đạt được cân bằng trong vấn đề này (Steinberg 2002c).

Trong các ví dụ khác, Cơ quan Phúc thẩm đã đưa ra sự giải thích chính xác và sát nghĩa đối với lời văn đã bị các nhà đàm phán cố tình viết mơ hồ, bởi vì hoặc họ không thể đồng ý với nhau về lời văn cụ thể hơn, hoặc là để có một khoảng trống cho các hành vi hoặc việc làm khác của quốc gia. Ví dụ, trong ba quyết định, Hoa Kỳ - Các biện pháp tự vệ về nhập khẩu cá, thịt cừu ướp lạnh hay đông lạnh từ New Zealand và úc (2001), Hoa Kỳ - Các biện pháp tự vệ cuối cùng về nhập khẩu bột mì từ Cộng đồng châu Âu (2000),Hoa Kỳ - Các biện pháp tự vệ cuối cùng về nhập khẩu ống dẫn hàn vòng Carbon tử Hàn Quốc (2002), thì Cơ quan Phúc thẩm đã thêm chi tiết vào phân tích nguyên nhân sẽ được sử dụng trong các vụ kiện về tự vệ, mà các nhà đàm phán vòng Uruguay cố tình viết mập mờ. ví dụ trong vụ Hoa Kỳ - Thịt cừu, dựa vào trách nhiệm không quy lỗi tổn thất do nguyên nhân khác cho việc nhập khẩu là đối tượng của cuộc điều tra về tự vệ, Cơ quan Phúc thẩm đã xác lập một yêu cầu bắt buộc các cơ quan quản lý nhà nước không chỉ phân tích nội dung mà còn “mức độ” của các nguyên nhân khác. Quan điểm tương tự cũng đã được áp dụng trong trường hợp chống bán phá giá Hoa Kỳ - Các biện pháp chống bán phá giá về các loại sản phẩm cán thép nóng từ Nhật Bản (2001). Chính phủ Hoa Kỳ và các nhà phân tích đã nhận diện nhiều vụ kiện khác mà trong đó Cơ quan Phúc thẩm hay hội đồng xét xử giải quyết tranh chấp thương mại đã đưa ra sự giải thích cụ thể và chi tiết lời văn trong các hiệp định của WTO mà đã bị cố tình làm cho mơ hồ chí ít bởi một số nhà đàm phán của họ và để cho phép có một khoản vận dụng cho các hành động của quốc gia (Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ 2002; Tarullo 2003; Barfield 2001). Các quyết định tương tự như thế này có thể nâng cao hiệu quả (Sykes 1991), nhưng chắc chắn nó sẽ gây ra các phản ứng chính trị tiêu cực ở nhiều nước mà có ý định tán thành cách giải thích chung chung hơn.

5. Cơ quan phúc thẩm giải thích các văn bản của GATT/WTO

Cuối cùng, sự xung đột giữa các văn bản của GATT/WTO (hay giữa văn bản và thông lệ của GATT) có thể gây ra sự mơ hồ. Trong một vài trường hợp, Cơ quan Phúc thẩm đã giải thích lời văn qua các hiệp định GATT/WTO được tích lũy sao cho có thể tạo ra một tập hợp các nghĩa vụ pháp lý mở rộng. Có thể các trường hợp gây tranh cãi nhất là trường hợp Hoa Kỳ - Thịt cừuArgentina - Các biện pháp tự vệ về nhập khẩu giày dép (1999), Cơ quan Phúc thẩm đã phán quyết rằng các nhà cầm quyền các nước áp đặt biện pháp tự vệ phải chứng minh sự tồn tại của “các diễn biến không thể lường trước”. Trong năm 1952 vụ Hoa Kỳ - Lông thú của Hatters, một nhóm làm việc của GATT đã đồng ý rằng sự áp dụng các biện pháp tự vệ theo Điều XIX có thể dựa trên lập luận rằng sự thay đổi với một mức độ không thể lường trước được về sở thích của người tiêu dùng mà đã làm tăng nhập khẩu đã xác lập nên bằng chứng của “các diễn biến không thể lường trước”. Xét đến ý nghĩa rộng của cụm từ theo hiểu ngầm, mà điều đó có thể cho phép mọi sự tăng nhập khẩu sẽ cấu thành nên “các diễn biến không thể lường trước”, các hội đồng xét xử về sau của GAIT đã không yêu cầu các nhà cầm quyền các nước phải chứng minh “các diễn biến không thể lường trước” trước khi áp đặt các biện pháp tự vệ. Hơn nữa, hiệp định tự vệ WTO không nói gì đến yêu cầu phải chứng minh “các diễn biến không thể lường trước” và các nhà đàm phán đã xem xét và công khai phản đối việc đưa vào đòi hỏi như vậy. Việc tích lũy thực tiễn của GATT, các văn bản có hên quan, và câu chuyện lịch sử về đàm phán đã tạo ra một sự mơ hồ đối với “các diễn biến không thể lường trước” phải được minh họa trong các trường hợp tự vệ. Tập trung vào Điều XIX: 1(a) của GATT, Cơ quan Phúc thẩm đã làm rõ một cách có tích lũy tất cả luật và thông lệ Hên quan đến GATT/WTO để đi đến kết luận rằng cần phải chứng minh “các diễn biến không lường trước được” nếu áp dụng biện pháp tự vệ.

LUẬT MINH KHUÊ (Sưu tầm & Biên tập)