Mục lục bài viết
1. Phạm nhân chấp hành hình phạt tù có được giải quyết lương hưu hay không ?
- Căn khoản 1 Điều 64 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng bị tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng:
+ Xuất cảnh trái phép.
+ Bị Tòa án tuyên bố mất tích.
+ Có căn cứ xác định việc hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật,
Như vậy, từ ngày 1/1/2016 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực phạm nhân chấp hành hình phạt tù sẽ vẫn được giải quyết chi trả lương hưu hàng tháng.
- Ngoài ra, người đang hưởng hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 1994, người đang hưởng hưu, trợ cấp mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tiền tuất hang tháng, trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc, người đã hết thời hạn hưởng trợ cấp hiện đang hưởng trợ cấp hàng tháng và người bị đình chỉ hưởng bảo hiểm xã hội do vi phạm pháp luật trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn thực hiện theo các định trước đây và được điều chỉnh mức hưởng. Theo quy định này, người hưởng lương hưu mà bị tạm dừng do bị phạt tù trước năm 2016 thì vẫn áp dụng theo quy định Luật bảo hiểm xã hội 2006. Những người bị phạt tù trước 2016 sẽ tiếp tục bị tạm dừng hưởng lương hưu cho đến khi chấp hành xong hình phạt tù. Sau khi chấp hành xong hình phạt tù, người lao động sẽ được tiếp tục giải quyết chi trả lương hưu lương hưu hàng tháng quy định.
2. Dự thảo đề xuất thí điểm cho phạm nhân ra lao động ngoài trại giam.
Việc tổ chức lao động, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam được nhiều địa phương năm 2011, tuy nhiên việc tổ chức này gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện vì chưa có cơ sở pháp lý. Vào ngày 3/6/2022 Quốc hội đưa ra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam. Hiện nay, tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, số người kết án phạt tù tăng tạo áp lực lớn đối với công tác quản lý, giáo dụ cải tạp chính vì thế việc tổ chức lao động ngày càng khó khăn nhiều hơn. Đa số các trại giam đều đóng quân trên địa bàn kinh tế xã hội khó khăn, diện tích nhỏ, đất đai khô cằn trong khi việc giáo dục, cải tạo phạm nhân đòi hỏi phải có điều kiện thuận lợi, cơ chế mới. Vì những lý do này, việc đề xuất Quốc hội ban hành Nghị quyết thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân là rất cần thiết.
Sáng 16/6, Quốc hội đã Thông qua Nghị quyết thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, day nghề chp phạm nhân có hiệu lực thi hành 1/9/2022 gồm có 3 điều và được thực hiện trong 5 năm nhưng thí điểm không quá 1/3 trại giam của Bộ Công an.Nghị quyết thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề nhằm mục đích nâng cao hiệu quả công tác giáo dục phạm nhân, tăng khả thích ứng hòa nhập cộng đồng, góp phần đảm bảo sử dụng đúng mục đích đất quốc phòng- an ninh, hoàn thiện pháp luật về hình sự, thi hành án hình sự.
Ngoài ra, một số trường hợp phạm nhân không được đưa ra khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam đối với phạm nhân,tiếp thu ý kiến của Đại biểu Quốc Hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý chỉ loại trừ đối với phạm nhân đang xếp loại chấp hành án phạt tù loại Kém. Quy định tại khoản 4 Điều 1 dự thảo Nghị quyết có quy định không đưa ra khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam những phạm nhân thân thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Phạm nhân phạm một trong các tội về xâm phạm an ninh quốc gia, phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh tranh.
- Phạm nhân đã bị kết án từ 02 lần trở lên.
- Phạm nhân tá phạm nguy hiểm.
- Phạm nhân là người tổ chức trong vụ án đồng về tội đặc biệt nghiêm trọng.
- Phạm nhân có thời gian chấp hành án phạt tù còn lại trên 7 năm.
- Phạm nhân là người nước ngoài.
- Phạm nhân đang mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
- Phạm nhân dưới 18 tuổi.
- Phạm nhân từ đủ 60 tuổi trở lên.
- Phạm nhân đang xếp loại chấp hành án phạt tù loại " Kém".
- Phậm nhân đã có hành vi trốn khỏi cơ sở giam giữ hoặc trốn khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc.
- Phạm nhân thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 32 của Luật thi hành án hình sự.
>>Xem thêm: Nội quy, quy chế trại giam? Xử lý phạm nhân vi phạm nội quy?
3. Trả công cho phạm nhân trực tiếp tham gia lao động sản xuất trong trại giam.
Luật thi hành án hình sự 2019 có hiệu lực 1/1/2020 được Quốc hội thông qua sửa đổi bổ sung một số quyền lợi cho phạm nhân sẽ được sử dụng cho mục đích để:
- Bổ sung mức ăn cho phạm nhân.
- Lập Quỹ hòa nhập cộng đồng để chi trợ cho phạm nhân khi chấp hành xong án.
- Bổ sung vào quỹ phúc lợi, khen thưởng của trại giam.
- Chi hỗ trợ đầu tư trở lại cho trại giam phục vụ việc tổ chức lao động, giáo dục, dạy phạm nhân, nâng cao tay nghề cho phạm nhân chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù.
- Chi trả một phần công lao động cho phạm nhân trực tiếp tham gia lao động sản xuất, chi hỗ trợ cho phạm nhân bị tai nạn lao động.
Ngoài ra, kết quả lao động của phạm nhân là phần chênh lệch thu lớn hơn chi từ hoạt động tổ chức lao động, học nghề của phạm nhân sau khi trừ các chi phí hợp lý theo quy định như sau:
- Trích 14% để bổ sung mức ăn cho phạm nhân:
+ Căn cứ vào mức kinh phí được trích này, Giám thị trại giam quyết định bổ sung mức ăn hằng ngày cho phạm nhân nhưng không được tăng thêm quá 1/6 lần tiêu chuẩn ăn hàng tháng mà pháp luật quy định cho mỗi phạm nhân.
+ Đối với phạm nhân lao động làm thêm giờ, lao động ngày nghỉ đượ ưởng tiêu chuẩn ăn bằng 2 lần tiêu chuẩn ngày thường, trong đó có 1 tiêu chuẩn ăn ngày thường do ngân sách nhà nước đảm bảo, cho mỗi phạm nhân.
- Trích 2% lập Quỹ hòa nhập cộng đồng để chi tư vấn , hỗ trợ cho phạm nhân khi chấp hành xong án phạt tù. Trại giam tiến hành các hoạt động hỗ trợ, tổ chức giáo dục công dân, giáo dục pháp luật, tư vấn, liên hệ tìm việc làm và các hoạt động khác có liên quan đến việc tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân.
- Trích 12% chi trả một phần công lao động cho phạm nhân trực tiếp tham gia lao động sản xuất, chi hỗ trợ cho phạm nhân bị tai nạn lao động.
+ Trích 10% chi trả một phần công lao động cho phạm nhân lao động trực tiếp.
+ Trích 2% chi hỗ trợ cho phạm nhân bị tai nạn lao động.
- Trích 22% bổ sung quỹ phúc lợi, khen thưởng của trại giam.
+ 13% bổ sung quỹ phúc lợi của trại giam để thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho phạm nhân tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao hoặc khi bị bênh, gặp rủi ro, khi điều trị bệnh xá, trạm xá, bệnh viện theo quy định
+ 7% bổ sung quỹ khen thưởng của trại giam để thưởng cho những phạm nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình chấp hành án, mức thưởng không vượt quá 2.000.000 đồng/ lần/01 phạm nhân. Trích thưởng cho phạm nhân cho phạm nahan có thành tích trong lao động, học nghề. Mức thưởng bằng 1/2 giá trị ngày công lao động hoặc tăng năng suất lao động, phạm nhân được sử dụng số số tiền thường này để bổ sung thêm hoặc gửi cho thân nhân hoặc gia đình,gửi lưu ký để sử dụng tại trại giam hoặc nhận lại sau khi chấp hành xong án phạt tù.
+ 2% Nộp về Cục cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc ở trường giáo dưỡng ( đối với trại giam do Bộ Công an quản lý) , cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Quốc phòng ( đối với trại giam Bộ quốc phòng quản lý) làm quỹ hỗ trọ các hoạt động tổng kết, sơ kết, tập huấn hằng năm.
- Trích 50% chi hỗ trợ đầu tư trở lại cho trại giam phục vụ việc tổ chức lao động, giáo dục, dạy nghề cho phạm nhân chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù.
+ 40% tạo nguồn vốn chung đầu tư trở lại cho các trại giam, phục vụ giáo dục, lao động dạy nghề, mua sắm trang thiết bị, phương tiện, công cụ và xây dựng cơ sở vật chất.
+ 10% đào tạo nghề và bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho phạm nhân.
Ngoài ra, nếu còn vướng mắc hoặc băn khoăn về nhưng nội dung về những nội dung trên hoặc các nội dung khác liên quan tới giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án, Quý khách khách hàng có thể liên hệ tổng đài tư vấn luật trực tuyến 1900.6162 để được giải đáp thêm.Trân trọng cảm ơn!