Mục lục bài viết
- 1. Các quy định về tổ chức giam giữ phạm nhân
- 1.1. Quy định về tổ chức giam giữ phạm nhân
- 1.2. Điểm mới về tổ chức giam giữ phạm nhân
- 2. Người chuyển giới có được giam giữ riêng hay không?
- 3. Phạm nhân nữ có thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi được hưởng những chế độ gì?
- 4. Chế độ ăn của phạm nhân được quy định như thế nào?
- 5. Chế độ chăm sóc y tế với phạm nhân được quy định như thế nào?
Thưa luật sư, quy định về tổ chức giam giữ phạm nhân hiện nay được thực hiện như thế nào? Tôi đang tìm hiểu một số điểm khác biệt so với văn bản luật trước đây để phục vụ công tác nghiên cứu, học tập. Mong luật sư hỗ trợ, xin cảm ơn! Người gửi: Nguyễn Ninh (Hà Nam)
>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900 6162
Trả lời:
1. Các quy định về tổ chức giam giữ phạm nhân
1.1. Quy định về tổ chức giam giữ phạm nhân
Điều 30 Luật thi hành án hình sự 2019 quy định cụ thể về tổ chức giam giữ phạm nhân
Điều 30. Giam giữ phạm nhân
1. Trại giam tổ chức giam giữ phạm nhân như sau:
a) Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án phạt tù trên 15 năm, tù chung thân, phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm;
b) Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án phạt tù từ 15 năm trở xuống; phạm nhân có mức án phạt tù trên 15 năm đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và thời hạn chấp hành án còn lại dưới 15 năm; phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, đã chấp hành một phần hai thời hạn chấp hành án phạt tù và đã được giảm thời hạn chấp hành án;
c) Buồng kỷ luật đối với phạm nhân bị kỷ luật.
Có thể thấy việc phân khu giam giữ sẽ căn cứ vào tính chất của tội phạm để chia khu.Ngoài ra, tùy thuộc vào đối tượng bị giam giữ cần phân chia giam giữ riêng. Theo Luật thi hành án hình sự 2019 bao gồm những đối tượng sau được giam giữ riêng:
- Phạm nhân nữ;
- Phạm nhân là người dưới 18 tuổi;
- Phạm nhân là người nước ngoài;
- Phạm nhân là người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
- Phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình trong thời gian chờ quyết định của Tòa án;
- Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào trại giam;
- Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân.
Việc giam giữ phạm nhân hiện nay theo quy định của pháp luật được phân khu giam giữ theo mức án của phạm nhân. Việc phân khu giam giữ đóng vai trò quan trọng trong việc áp dụng các biện pháp giáo dục, cải tạo phạm nhân, phân loại đối tượng phạm nhân còn giúp cán bộ quản lý theo dõi quá trình cải tạo của phạm nhân một cách sát sao. Nhiều quan điểm khác còn cho rằng việc phân khu giam giữ còn có ý nghĩa nhất định trong việc hạn chế ảnh hưởng tư tưởng xấu từ các loại tội phạm nguy hiểm với những người khác. Mặt khác, đây là cơ sở để đảm bảo thực hiện quyền con người, các quyền mà phạm nhân được hưởng trong nhiều trường hợp đặc biệt.
1.2. Điểm mới về tổ chức giam giữ phạm nhân
Điều 30 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 quy định cụ thể, rõ ràng hơn so vối Luật Thi hành án hình sự năm 2010 về giam giữ phạm nhân theo hướng kết hợp giữa việc phân loại giam giữ theo tính chất, mức độ tội phạm; đặc điểm của các đôì tượng giam giữ vối việc đánh giá kết quả chấp hành án phạt tù nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân và phạm nhân bị kỷ luật. Theo đó, Luật Thi hành án hình sự năm 2019 đã bổ sung:
- Phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, đã chấp hành một phần hai thời hạn chấp hành án phạt tù và đã được giảm thời hạn chấp hành án; buồng kỷ luật đôì với phạm nhân bị kỷ luật trong khu giam giữ đôì với phạm nhân có mức án phạt tù trên 15 năm, tù chung thân, phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm; khu giam giữ đôì với phạm nhân có mức án phạt tù từ 15 năm trỏ xuống; phạm nhân có mức án phạt tù trên 15 năm đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và thời hạn chấp hành án còn lại dưới 15 năm;
Luật thi hành án hình sự 2019 ra đời, về cơ bản ngoài việc thay đổi từ ngữ pháp lý cho thống nhất với các văn bản luật hiện hành thì bổ sung, luật hóa 02 đối tượng được giam giữ riêng theo khoản 2 khoản 3 Điều 30 Luật thi hành án hình sự 2019 bao gồm:
+ Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào trại giam;
+ Phạm nhân là người đồng tính, chuyển giới, người chưa xác định rõ giới tính.
Đây được xem là bước tiến lớn trong Luật thi hành án hình sự 2019, ghi nhận và đảm bảo quyền lợi cho những người là người đồng tính, chuyển giới hoặc chưa xác định rõ giới tính. Quy định này cũng phù hợp với thực trạng tình hình tội phạm hiện nay.
2. Người chuyển giới có được giam giữ riêng hay không?
Thưa luật sư, cho tôi hỏi nếu như người chuyển giới bị thi hành án phạt tù thì việc giam giữ được thực hiện như thế nào? Nếu như người chuyển giới từ nam sang nữ thì khi tiến hành giam sẽ giam tại khu dành cho nam hay nữ ạ. Xin cảm ơn. Người gửi: Minh Anh, Hà Nội.
Trả lời:
Khoản 4, Điều 18 của Luật tạm giữ, tạm giam nêu rõ: người bị tạm giữ, tạm giam dưới đây có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng. a. Là người đồng tính, người chuyển giới quy định tại Điểm e, i và m ở Khoản 1 điều này. Đó là người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A, người bị kết án tử hình, người có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần
Điều 30 Luật thi hành án hình sự 2019 quy định; "3. Phạm nhân là người đồng tính, người chuyển đổi giới tính, người chưa xác định rõ giới tính có thể được giam giữ riêng."
Như vậy, với câu hỏi của bạn, đối với phạm nhân là người chuyển giới từ nam sang nữ thì "có thể" sẽ được bố trí giam giữ riêng. Hiện thì chưa có quy định cụ thể của pháp luật về những điều kiện nào sẽ được giam giữ riêng mà hiện tại pháp luật chỉ mới ghi nhận theo hướng đảm bảo quyền lợi cho người chuyển giới, thể hiện thái độ không kỳ thị đối với người chuyển giới.
3. Phạm nhân nữ có thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi được hưởng những chế độ gì?
Chào luật sư, phạm nhân nữ khi mang thai mà đang ở trong tù thì được hưởng những quyền gì? Tôi cần tìm hiểu để phục vụ cho công tác học tập. Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này ở văn bản pháp luật nào, Mong nhận được sự giải đáp từ luật sư. (Người gửi: Kiên Hoàng)
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 51 Luật thi hành án hình sự 2019.
Điều 51. Chế độ đối với phạm nhân nữ có thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi
1. Phạm nhân nữ có thai nếu không được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì được bố trí nơi giam hợp lý, được khám thai định kỳ hoặc đột xuất, được chăm sóc y tế trong trường hợp cần thiết, được giảm thời gian lao động, được hưởng chế độ ăn, uống bảo đảm sức khỏe.
2. Phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của pháp luật về lao động. Trong thời gian nghỉ sinh con, phạm nhân được bảo đảm tiêu chuẩn, định lượng ăn theo chỉ dẫn của y sỹ hoặc bác sỹ, được cấp phát thực phẩm, đồ dùng cần thiết cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Phạm nhân nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi được bố trí thời gian phù hợp để chăm sóc, nuôi dưỡng con. ...
4.. Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị đăng ký khai sinh cho con của phạm nhân. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân chấp hành án có trách nhiệm đăng ký và cấp giấy khai sinh.
Điều 10 Nghị định 133/2020 cũng hướng dẫn cụ thể như sau:
Điều 10. Chế độ đối với phạm nhân nữ có thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi và chế độ đối với trẻ em ở cùng mẹ trong trại giam
1. Phạm nhân nữ trong thời gian mang thai, nghỉ sinh con hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong cơ sở giam giữ phạm nhân thì tổng định lượng ăn bằng 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường so với định lượng quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này và được hoán đổi theo chỉ định của y sĩ hoặc bác sĩ; phạm nhân nữ sinh con trong trại giam được cấp các đồ dùng cần thiết cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh tương đương 01 tháng định lượng ăn của trẻ em là con phạm nhân theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp phạm nhân nữ có thai không được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì được bố trí chỗ nằm tối thiểu 03 m2/phạm nhân, được giảm thời gian lao động và được chăm sóc y tế theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.
Trên đây là nội dung câu trả lời về chế độ đối với phạm nhân nữ có thai. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Luật thi hành án hình sự 2019
4. Chế độ ăn của phạm nhân được quy định như thế nào?
Chào luật sư, vợ chồng tôi có con trai đang chấp hành hình phạt tù tại trại giam, thời hạn là 7 năm. Cho tôi hỏi chế độ ăn, ở đối với phạm nhân như thế nào? Con tôi có được sử dụng tiền của mình để ăn thêm không?
Trả lời:
Điều 48 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 quy định về chế độ ăn, ở đối với phạm nhân như sau:
1. Phạm nhân được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng về gạo, rau xanh, thịt, cá, đường, muối, nước mắm, dầu ăn, bột ngọt, chất đốt. Đối với phạm nhân lao động nặng nhọc, độc hại theo quy định của pháp luật thì định lượng ăn được tăng thêm nhưng không quá 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường. Ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật, phạm nhân được ăn thêm nhưng mức ăn không quá 05 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
Căn cứ yêu cầu bảo đảm sức khỏe của phạm nhân trong quá trình giam giữ, lao động, học tập tại nơi chấp hành án, Chính phủ quy định cụ thể định mức ăn phù hợp với điều kiện kinh tế, ngân sách và biến động giá cả thị trường. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có thể quyết định hoán đổi định lượng ăn cho phù hợp với thực tế để phạm nhân có thể ăn hết tiêu chuẩn.
2. Ngoài tiêu chuẩn ăn quy định tại khoản 1 Điều này, phạm nhân được sử dụng quà, tiền của mình để ăn thêm nhưng không được quá 03 lần định lượng trong 01 tháng cho mỗi phạm nhân.
3. Phạm nhân được bảo đảm ăn, uống hợp vệ sinh. Việc nấu ăn cho phạm nhân do phạm nhân đảm nhiệm dưới sự giám sát, kiểm tra của trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.
Bếp ăn cho phạm nhân được cấp các dụng cụ cần thiết cho việc nấu ăn, đun nước uống và chia đồ ăn cho phạm nhân theo khẩu phần tiêu chuẩn.
4. Phạm nhân được ở theo buồng giam tập thể, trừ phạm nhân đang bị giam riêng theo quy định. Chỗ nằm tối thiểu của mỗi phạm nhân là 02 m2. Đối với phạm nhân có con nhỏ ở cùng thì được bố trí chỗ nằm tối thiểu là 03 m2.
Đối chiếu với Luật Thi hành án hình sự năm 2019 nêu trên thì chế độ ăn, ở đối với phạm nhân sẽ được áp dụng theo quy định. Như vậy, với trường hợp của con trai anh chị thì con anh chị vẫn được sử dụng quà, tiền của mình để ăn thêm nhưng không được quá 03 lần định lượng trong 01 tháng cho mỗi phạm nhân.
5. Chế độ chăm sóc y tế với phạm nhân được quy định như thế nào?
Thưa luật sư, tôi có đứa em mới bị đi tù về tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Vừa rồi trong quá trình lao động ở trại giam có bị thương tích. Vậy cho tôi hỏi nếu như em tôi bị thương tích như vậy thì có được phía cơ quan trại giam cấp thuốc thang gì không? xin cảm ơn. (Người gửi. Khánh An
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định 133/2020/NĐ-CP: "Phạm nhân khi đến cơ sở giam giữ, bị bệnh, bị thương tích được khám bệnh, chữa bệnh và điều trị tại cơ sở y tế của cơ sở giam giữ phạm nhân. Trường hợp phạm nhân bị bệnh nặng hoặc thương tích vượt quá khả năng điều trị thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân quyết định trích xuất đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên là tuyến huyện hoặc tuyến tỉnh, bệnh viện cấp quân khu để điều trị. Trường hợp vượt quá khả năng điều trị của bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện cấp quân khu thì theo chỉ định của Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân báo cáo Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an (đối với trại giam do Bộ Công an quản lý), Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng (đối với trại giam do Bộ Quốc phòng quản lý) xem xét, quyết định việc điều trị tiếp theo; đồng thời phải thông báo cho thân nhân hoặc đại diện của phạm nhân đó biết để phối hợp chăm sóc, điều trị. Chế độ ăn, cấp phát thuốc, bồi dưỡng cho phạm nhân điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài cơ sở giam giữ phạm nhân do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định."
Như vậy, trong trường hợp của em bạn thì nếu như trong quá trình lao động có bị thương tích thì sẽ được khám chữa bệnh và điều trị tại cơ sở giam giữ phạm nhân. Nếu như thương tích của em bạn nặng hoặc thương tích vượt quá khả năng điều trị thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân quyết định trích xuất đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên là tuyến huyện hoặc tuyến tỉnh, bệnh viện cấp quân khu để điều trị.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900 6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.