1. Vài nét đặc trưng về Bắc Ninh

Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng châu thổ Sông Hồng và là tỉnh nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắ của thủ đô Hà Nội. Khi xưa, nơi đây nổi tiếng với nhiều làng nghề và các lễ hội dân gian phong phú diễn ra hàng năm. Đây cũng là nơi có vị trí thuận lợi về giao thông đường bộ và đường không. Các tuyến đường huyết mạch như: quốc lộ 1A, quốc lộ 1B, quốc lộ 38, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Quảng Ninh nối liền Bắc Ninh với các trung tâm kinh tế, văn hoá và thương mại của khu vực phía Bắc Việt Nam, với cảng hàng không quốc tế Nội Bài và liên thông với hệ thống các trục đường quộc lộ đến với mọi miền đất nước. Mặc dù không giàu về tài nguyên khoáng sản, ít tài nguyên rừng nhưng đổi lại, nơi đây lại phong phú về tài nguyên nhân văn. Bắc Ninh có nhiều di tích có giá trị lịch sử văn hoá quan trọng không chỉ trong phạm vi tỉnh mà có ý nghĩa quốc gia, quốc tế như Đền Đô, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích, chùa Dam, Văn Miếu....bên cạnh đó, Bắc Ninh xưa nay vốn là vùng có nhiều nghề thủ công nổi tiếng như làng tranh dân gian Đông Hồ, làng gốm Phù Lãng, làng đúc đồng Đại Bái, làng rèn Đa Hội, làng dệt Lũng Giang, Hồi Quan, sơn mài Đình Bảng, chạm khắc Đồng Kỵ, làng nghề Tre trúc Xuân Lai

Mạng lưới sông ngòi thuộc tỉnh Bắc Ninh khá dày đặc với 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có sông Cà Lồ nằm ở phía Tây của tỉnh, một phần của sông có chiều dài 6.5km là đường ranh giới tỉnh giữa Bắc Ninh với thành phố Hà Nội và hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ Huyện Khê, sông Dâu, sông Bội, sông Tào Khê.

Trên đây là một phần khái quát chung về tỉnh Bắc Ninh, dưới đây là những thông tin về dịch vụ chuyển nhượng quyền thương mại tại Bắc Ninh để khách hàng tham khảo

 

2. Pháp luật quy định như thế nào về nhượng quyền thương mại?

 

Theo Điều 284 Luật Thương mại 2005 quy định về nhượng quyền thương mại như sau:

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

- Khi mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ đầu tiên phải được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định  bên cạnh đó, việc mua bán hàng hoá, dịch vụ cần được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền: ví dụ như Mixue

- Bên cạnh đó, bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Như vậy, pháp luật đã quy định khá chi tiết và cụ thể về nhượng quyền thương mại là một trong những hình thức hoạt động thương mà bên nhượng quyền sẽ cho phép bên nhận nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền để tiến hành hoạt động kinh doanh.

Pháp luật cũng quy định rằng khi thực hiện chuyển nhượng quyền thương mại thì các bên phải lập thành văn bản hoặc các hình thức khác, theo đó  tại Điều 285 Luật Thương mại 2005 quy định về hợp đồng nhượng quyền thương mại. Theo đó, hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như email, fax...

 Như vậy, nhượng quyền thương mại là một trong những hoạt động kinh doanh trong đó bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền kinh doanh với thương hiệu, hệ thống kinh doanh của bên nhượng quyền nhưng phải tuân theo các điều kiện mà họ đưa ra để thu phí nhượng quyền. Cùng với đó, các bên khi nhượng quyền cần phải đảm bảo theo đúng điều kiện nhượng quyền cũng như các trình tự thủ tục nhượng quyền theo quy định và điều quan trọng là các bên phải lập thành văn bản về sự thỏa thuận của nhau như hợp đồng, email, fax,.....

Theo quy định, các bên có thể thỏa thuận và soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại, hoạt động chuyển nhượng thương mại thông thường sẽ thông qua một hợp đồng, mẫu hợp đồng và nội dung hợp đồng sẽ cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Một vài vấn đề cần lưu ý như sau: bên nhận quyền có quyền nhượng quyền lại cho bên thứ ba (gọi là bên nhận lại quyền) nếu được sự chấp thuận của bên nhượng quyền. Bên nhận lại quyền có các quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền.Trước khi nhượng quyền thương mại, bên dự kiến nhượng quyền phải đăng ký với Bộ Thương mại và phải đáp ứng đủ điều kiện là khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.

 

3. Quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia hợp đồng nhượng quyền thương mại 

Căn cứ vào Điều 286 Luật Thương mại 2005 quy định thương nhân nhượng quyền có các quyền sau đây:

- Nhận tiền nhượng quyền thương mại theo thoả thuận của các bên;

- Thương nhân nhượng quyền có quyền tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại;

- Thương nhân nhượng quyền có quyền kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất hoạt động của bên nhận quyền với mục đích  bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ mà mình đã nhượng

Đối với thương nhân nhận quyền thì căn cứ vào Điều 287 Luật Thương mại 2005 quy định nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền

-  Cần cung cấp những tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền;

- Nghĩa vụ tiếp theo đó là tiến hành đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại;

- Bên nhượng quyền cần thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền;

- Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền;

- Đối với các thương nhân nhận quyền thì bên nhượng quyền cần đảm bảo đối xử công bằng trong hệ thống nhượng quyền thương mại.

Căn cứ vào Điều 288 Luật Thương mại 2005 quy định quyền của thương nhân nhận quyền quy định như sau: 

- Thương nhân nhận quyền có quyền yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại;

- Thương nhân nhận quyền có thể yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại.

Căn cứ vào Điều 289 Luật Thương mại 2005 quy định nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền

- Nghĩa vụ đầu tiên của thương nhân nhận quyền là trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;

- Tiếp theo là cần đầu tư đủ cơ sở vật chất,nhân lực và nguồn tài chính phù hợp với hình thức kinh doanh để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao;

- Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn; giữ bí mật về bí quyết kinh doanh và một vài nghĩa vụ khác theo quy định.

Như vậy, thương nhân nhận quyền và thương nhân nhượng quyền sẽ có những quyền và nghĩa vụ theo quy định trên khi thực hiện nhượng quyền thương mại.

 

4. Có bắt buộc phải đăng ký nhượng quyền thương mại không?

 

Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP quy định các trường hợp nhượng quyền trong nước hoặc nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài thì không phải đăng ký nhượng quyền. Theo đó nếu không thuộc hai trường hợp trên thì bắt buộc cần phải đăng ký nhượng quyền

Vậy quy trình đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại bảo gồm như sau:

Đầu tiên là chuẩn bị hồ sơ đăng ký: Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ Thương mại hướng dẫn; Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ Thương mại quy định và các văn bản xác nhận về:

- Tư cách pháp lý của bên dự kiến nhượng quyền thương mại;

- Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.

Nếu các giấy tờ trên được thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và được cơ quan công chứng ở trong nước hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Sau đó sẽ tiến hành thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại

- Gửi hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thông báo để Bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

- Các thời hạn nêu tại khoản này không kể thời gian Bên dự kiến nhượng quyền sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.

- Sau khi hết thời hạn quy định  mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối việc đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lý do.

 

5. Dịch vụ soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Bắc Ninh

 

Công ty Luật Minh Khuê đang triển khai dịch vụ soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Bắc Ninh với quy trình và nội dung như sau: 

- Tư vấn cho khách hàng những điều kiện về chuyển nhượng quyền thương mại, đăng ký chuyển nhượng quyền thương mại

- Tư vấn cho khách hàng được biết những thông tin về quyền và nghĩa cụ của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng bên cạnh đó cũng đưa ra các trường hợp rủi ro mà khách hàng gặp phải;

- Tư vấn cho khách hàng biết về những nội dung có trong hợp đồng và xem xét, đánh giá mong muốn của khách hàng khi đưa những nội dung khách hàng muốn vào hợp đồng;

- Tư vấn về thời hạn của hợp đồng chuyển nhượng quyền thương mại cũng như tư vấn về thời điểm có hiệu lực của hợp đồngg chuyển nhượng quyền thương mại; tư vấn cho khách hàng những chi phí cũng như trình tự thủ tục chuyển nhượng quyền thương mại. Tuy nhiên theo quy định pháp luật về giá cả, phí nhương quyền định kỳ và phương thức thanh toán thì do các bên thỏa thuận nhưng Luật Minh Khuê cũng sẽ đưa ra cho khách hàng những giải pháp tối ưu nhất đối với trường hợp của khách hàng.

- Tư vấn cho khách hàng về hiệu lực hợp đồng và chấm dứt hợp đồng và các điều khoản gia hạn, tạm ngững và giải quyết tranh chấp nếu cần thiết;

- Tư vấn về những vi phạm không đáng có trong hợp đồng cũng như mức bồi thường thiệt hại

Ngoài ra còn những dịch vụ phát sinh như trao đổi, đàm phán, thoả với bên nhận chuyển nhượng hoặc bên chuyển nhượng khi các bên có mâu thuẫn trong quá trình chuyển nhượng. Trường hợp rủi ro pháp lý dẫn đến vấn đề khởi kiện công ty Luật Minh Khuê sẽ tiến hành tham gia tranh tụng.

- Cuối cùng  khi nắm bắt được thông tin, điều kiện, quyền và nghĩa vụ giữa các bên thì chúng tôi tiến hành soạn thảo hợp đồng. Tư vấn các loại hợp đồng nhượng quyền thương mạ và hướng dẫn, soạn thảo Hợp đồng phù hợp với yêu cầu doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ nội dung về chủ đề "Dịch vụ soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Bắc Ninh" mà Luật Minh Khuê muốn gửi đến quý khách hàng. Còn bất cứ vướng mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư Tô Thị Phương Dung qua số điện thoại: 0986386648 hoặc qua hotline: 19006162 hoặc email:lienhe@luatminhkhue.vn để được hỗ trợ. Chúng tôi rất hân hạnh được hợp tác với quý khách. Trân trọng.