Mục lục bài viết
1. Quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 284 Luật thương mại 2005, có thể hiểu nhượng quyền thương mại chính là một hoạt động trong thương mại trong đó có sự tham gia của thương nhân Việt Nam hay nước ngoài gọi chung là bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Do đó, bên nhượng quyền sẽ cấp quyền cho bên nhận quyền được thực hiện các hoạt động mua bán, cung ứng về hàng hóa, dịch vụ liên quan đến các nhãn hiệu, tên thương mại, bí quyết, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền theo cách thức tổ chức kinh doanh của bên nhượng quyền. Đồng thời, được bên nhượng quyền trợ giúp, kiểm soát về việc kinh doanh đó.
- Trong nhượng quyền thương mại, nếu các bên không có thỏa thuận nào khác, họ sẽ phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định tại Điều 286, 287, 288 và 289 Luật thương mại 2005 như sau:
+ Bên nhượng quyền được nhận tiền nhượng quyền, thực hiện các hoạt động quảng cáo, kiểm tra hoạt động của bên nhận quyền để đảm bảo sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền và chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Bên cạnh đó, bên nhượng quyền phải thực hiện các hoạt động, công việc như cung cấp tài liệu, đào tạo, trợ giúp, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ của đối tượng được nhượng quyền…để đảm bảo hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại của bên nhận quyền; (Điều 286 và 287)
+ Bên nhận quyền, cơ sở xác lập quyền chính là việc thực hiện các nghĩa vụ trên của bên nhượng quyền như được cung cấp đầy đủ các trợ giúp, đối xử bình đẳng,…Đồng thời, họ sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ với bên nhượng quyền như thanh toán các khoản tiền về nhượng quyền, tuân thủ các yêu cầu, thực hiện các công việc liên quan đến việc mua bán, cung ứng dịch vụ để đảm bảo hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền. Khi hợp đồng nhượng quyền đã chấm dứt phải ngừng ngay sử dụng các đối tượng được nhượng quyền. (Điều 288 và 289)
Lưu ý: Thương nhân chỉ được phép nhượng quyền thương mại khi đảm bảo được đối tượng sẽ nhượng quyền có thời gian ít nhất là 1 năm hoạt động (Điều 8 Nghị định 08/2018/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Nghị định 35/2006/NĐ-CP). Do đó, các bên cần đặc biệt lưu ý về điều này trước khi thỏa thuận với nhau về việc nhượng quyền.
2. Có những hình thức nhượng quyền thương mại nào hiện nay?
Về mặt hình thức biểu hiện, hoạt động nhượng quyền thương mại có sự đa dạng nhất định. Hoạt động nhượng quyền thương mại có thể bao gồm rất nhiều loại, phân biệt với nhau dựa theo một số tiêu chí cụ thể sau đây:
Một là, theo tiêu chí nội dung của hoạt động kinh doanh, có thể có nhượng quyền sản xuất, nhượng quyền phân phối và nhượng quyền thực hiện dịch vụ.
Hai là, theo tiêu chí hình thức hoạt động kinh doanh, có thể có nhượng quyền sơ cấp (master- franchise), nhượng quyền đa cơ sở (multi- franchise), nhượng quyền liên kết (pluri- franchise) và nhượng quyền góc (corner- franchise).
Ba là, theo tiêu chí lãnh thổ, có thể có nhượng quyền nội địa và nhượng quyền quốc tế. Tính chất đa dạng của nhượng quyền thương mại phát triển tỷ lệ thuận với những lợi ích mà nhượng quyền thương mại đem lại cho các bên trong quan hệ cũng như cho nền kinh tế- xã hội.
Bốn là, căn cứ vai trò của các chủ thể trong mối quan hệ nhượng quyền thương mại, người ta chia nhượng quyền thương mại thành:
- Nhượng quyền thương mại trực tiếp (Master Franchising). Hình thức kinh doanh này chỉ bao gồm hai bên chủ thể là Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền. Trên cơ sở thỏa thuận hai bên tiến hành ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại mà không bị ràng buộc bởi sự giới hạn của bên thứ 3.
- Nhượng quyền thương mại gián tiếp (Sub- Franchising). Đây là hình thức nhượng quyền thương mại giữa bên chủ thể; bên nhượng quyền (Franchisor); bên nhận quyền (Franchisee); bên nhận lại quyền (Sub- Franchisee). Thực chất, đây là hình thức nhượng quyền thương mại qua trung gian, qua đại diện. Lúc này Bên nhận quyền sẽ đóng vai trò là bên nhượng quyền và thực hiện việc nhượng quyền thương mại cho bên thứ ba.
Tuy nhiên, việc nhượng lại quyền thương mại của Bên nhận lại quyền chỉ được tiến hành khi việc chuyển nhượng đó được quy định trong hợp đồng nhượng quyền thương mại hoặc có sự đồng ý của Bên nhận quyền. Việc nhượng lại quyền thương mại cho
Bên nhận lại quyền không đồng nghĩa với việc ngừng hoạt động của Bên nhận quyền mà ngược lại Bên nhận quyền vẫn tiếp tục kinh doanh song nay có thêm nhiệm vụ là quản lý hoạt động của các Bên nhận lại quyền thương mại của mình.
Bên nhận lại quyền theo quy định của một số quốc gia sẽ bị giới hạn một số quyền so với Bên nhận quyền, thông thường đó sẽ là việc hạn chế nhượng lại quyền thương mại cho một bên khác và giới hạn nhiều về phạm vi hợp đồng.
Việc chuyển nhượng lại quyền cho Bên nhận lại quyền phải tuân thủ các nguyên tắc, quy định do Bên nhượng quyền quy định và thương được áp dụng thống nhất trong một hệ thống.
3. Dịch vụ soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại ở An Giang
Công ty Luật Minh Khuê là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ soạn thảo văn bản, trong đó có bao gồm soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Với đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý , chúng tôi cam kết đem đến cho quý khách những trải nghiệm dịch vụ pháp lý tốt nhất.
- Tư vấn trình tự, thủ tục nhượng quyền thương mại
- Nghiên cứu hồ sơ, xác định trình tự thủ tục nhượng quyền thương mại;
- Soạn thảo đơn nhượng quyền thương mại
- Các loại đơn, từ khác liên quan đến trình tự, thủ tục nhượng quyền thương mại;
- Đại diện chuyển quyền, nộp đơn thư nhượng quyền thương mại.
Công ty Luật Minh Khuê cam kết với quý khách hàng các vấn đề sau đây:
- Thời gian tư vấn: Luật Minh Khuê luôn sẵn sàng và tư vấn 24/24 cho khách hàng nhằm giải đáp nhanh chóng mọi vướng mắc của khách hàng.
- Tiết kiệm thời gian: Luật Minh Khuê tôn chỉ của chúng tôi là lắng nghe và giải quyết nhanh gọn, chính xác vấn đề khách hàng đang gặp phải.
- Bảo mật thông tin tuyệt đối: Chúng tôi tôn trọng thông tin cá nhân khách hàng nên Luật Minh Khuê luôn bảo mật dữ liệu khách hàng tốt nhất và không để rò rỉ ra bên ngoài.
- Chất lượng dịch vụ uy tín - chuyên nghiệp - hiệu quả: Với hệ thống đội ngũ Luật sư, chuyên viên chuyên nghiệp, kiến thức chuyên sâu, thái độ tận tâm, nhiệt tình chúng tôi mong muốn khách hàng được sử dụng gói dịch vụ tốt nhất.
4. Cách thức liên hệ sử dụng dịch vụ soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại tại An Giang của Luật Minh Khuê
Cách 1: Nếu quý khách ở xa, khi gặp mọi vướng mắc trong việc giải quyết các thủ tục liên quan đến chuyển quyền thương mại hoặc các vấn đề xoay quanh luật thương mại mà cần tham khảo ý kiến của luật sư giàu kinh nghiệm pháp lý trong lĩnh vực này thì quý khách chỉ cần gọi về số điện thoại hotline: 1900.6162. Hệ thống sẽ kết nối bạn với luật sư uy tín, có kinh nghiệm pháp lý phong phú luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc pháp lý của bạn.
Cách 2: Đối với những vấn đề pháp lý phức tạp cần trình bày một cách chi tiết hoặc gửi các tài liệu pháp lý cụ thể để luật sư tư vấn và giải thích đúng vấn đề trọng tâm mà khách hàng yêu cầu thì hình thức tư vấn qua email hoặc tư vấn bằng văn bản (có chữ ký, đóng dấu của văn phòng luật sư) là một trong những dịch vụ hữu ích được nhiều khách hàng quan tâm. Quý khách hãy gửi mọi thắc mắc bạn đang phải đối mặt liên quan tới lĩnh vực thương mại cho chúng tôi qua email: lienhe@luatminhkhue.vn để được giải đáp cụ thể.
Cách 3: Nếu quý khách không ngại di chuyển thì hãy đến trực tiếp văn phòng Công ty luật Minh Khuê của chúng tôi tại địa chỉ: Phòng 2007, Tầng 20, Tòa nhà C2, Vincom Trần Duy Hưng, Đường Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.
Quý khách hàng có nhu cầu thì tham khảo thêm nội dung bài viết sau của công ty Luật Minh khuê: Quyền, nghĩa vụ các bên khi nhượng quyền thương mại ?
Công ty Luật Minh Khuê mong muốn gửi đến quý khách hàng những thông tin tư vấn hữu ích. Nếu quý khách hàng đang gặp phải bất kỳ vấn đề pháp lý nào hoặc có câu hỏi cần được giải đáp, hãy liên hệ với Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline 1900.6162. Hoặc quý khách hàng gửi yêu cầu chi tiết qua email: lienhe@luatminhkhue.vn để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc nhanh chóng. Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý khách hàng!