1. Vài đặc điểm nổi bật về Bà Rịa - Vũng Tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Đây là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 38 về dân số và xếp thứ bảy về tổng sản phẩm trên địa bàn, xếp thứ ba về GRDP bình quân đầu người và đứng thứ 47 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Nơi đây có khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân thành hai mùa rõ rệt trong năm. Mùa mư kéo dài tư tháng 5 đến tháng 10 và có gió mùa Tây Nam. Mùa khô diễn ra từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với gió mùa Đông Bắc. Bà Rịa - Vuncg Tàu có 7 đơn vị hành chính nằm trên đất liền và một đơn vị hành chính hải đảo là huyện Côn Đảo. Địa hình tỉnh có thể chia làm 4 vùng nhưu vùng hải đảo, vùng bán đảo, vùng đồi núi bán trung du và vùng thung lũng đồng bằng ven biển. 

BÀ Rịa - Vũng Tàu cũng được biết là một cùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Dầu khí phải nói là hoạt động tiềm năng về kinh tế, trên thềm lục địa Đông Nam Bộ, tỉ lệ các mũi khoan thăm dò, tìm kiếm gặp dầu khí khá cao. Đây cũng là nơi hội tụ nhiều tiền năng để phát triển như có tổng 93% tổng trữ lượng dầu mỏ và 16% tổng trữ lượng khí thiên nhiên của cả nước được nhà nước tập trung đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển quốc gia và quốc tế hiện đại.

Bà Rịa - Vũng Tàu ngoài việc khai thác dầu khí còn kèm theo đó là những trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch, cảng biển của cả nước. Các cảng lớn tập trung chủ yếu trên sông Thị Vải, cảng Sài Gòn và nhà máy Ba Son đang di dời và xây dựng cảng biển lớn tại đây. Bà Rịa - Vũng Tàu cũng là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước. Nổi tiếng đẹp nhất thành phố Vũng Tàu là bãi biển Thuỳ Vân hay còn gọi là  Bãi Sau nằm ở đường Thuỳ Vân

 

2. Những dấu hiệu nhận biết là hành vi xâm phạm nhãn hiệu

 

Theo quy định tại Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định những dấu hiệu sau đây được xem là dấu hiệu nhận biết là hành vi xâm phạm nhãn hiệu, cụ thể: 

- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đã được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu cho những hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký.

- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng kí kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.

- Sử dụng dấu hiệu tương tựvới nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.

- Sử dụng Tên thương mại trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng kí kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.

- Sử dụng Tên miền trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng kí kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.

 

3. Người có quyền yêu cầu xử lý vi phạm nhãn hiệu

Khoản 1 Điều 22 Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp quy định về chủ thể quyên sở hữu công nghiệp có quyền yêu câu xử lý vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp bao gồm:

- Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp bị thiệt hại do hành vi vi phạm bao gồm cả tổ chức được trao thẩm quyền quản lý chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam.

- Người có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp bị thiệt hại do hành vi vi phạm, nếu không bị chủ sở hữu công nghiệp hạn chế quyền yêu cầu xử lý vi phạm.

- Những chủ thể này khi thực hiện yêu cầu xử lý vi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì phải nêu rõ tính chất, mức độ vi phạm trong đơn yêu cầu xử lý vi phạm và cung cấp các tài liệu, chứng cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 của Nghị định 99/2013/NĐ-CP.

- Ngoài chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội, hành vi vi phạm liên quan đến hàng hóa, tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo; tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp gây ra có quyền thông báo và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành thủ tục xác minh, xử phạt vi phạm. Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm có trách nhiệm kiểm tra và phối hợp với chủ thể quyền sở hữu công nghiệp xác minh, xử lý vi phạm.

Như vậy, những chủ thể nêu ở trên có quyền yêu cầu xử lý vi phạm nhãn hiệu. Nếu không thể tự mình yêu cầu xử lý vi phạm nhãn hiệu thì khách hàng liên hệ với công ty Luật Minh Khuê để chúng tôi hỗ trợ khách hàng giải quyết.

 

4. Quy trình xử lý vi phạm nhãn hiệu tại Bà Rịa - Vũng Tàu của công ty Luật Minh Khuê

Hiện nay, công ty Luật Minh Khuê đang triển khai dịch vụ tư vấn xử lý những hành vi xâm phạm đến nhãn hiệu tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Vì vậy, khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm, khách hàng cần liên hệ ngay với công ty Luật Minh Khuê để chúng tôi kịp thời xử lý. Theo đó, dịch vụ tư vấn xử lý vi phạm nhãn hiệu tại BÀ Rịa - Vũng Tàu của công ty Luật Minh Khuê triển khai như sau:

Đầu tiên thu thập chứng cứ tài liệu: để nắm bắt được tình hình chúng tôi cần khách hàng trao đổi qua về tình hình vi phạm trên thực tế diễn ra như thế nào? Xảy ra hậu quả như thế nào? Bởi vì khi chúng tôi nắm được thông tin của quý khách hàng chúng tôi sẽ có phương án xử lý chủ thể quyền cần thu thập thông tin về bên vi phạm để cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền hoặc làm căn cứ để khởi kiện chẳng hạn như thông tin về tên, địa chỉ của bên vi phạm, nơi sản xuất, nơi tang trữ hàng vi phạm (nếu có).

Để có thể tiến hành xử lý hành vi xâm phạm quyền, chủ thể quyền cần cung cấp các tài liệu sau đây: 

​- Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhãn hiệu hoặc quyền sử dụng hợp pháp nhãn hiệu;

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc chứng minh thư công chứng đối với chủ văn bằng nhãn hiệu là cá nhân;

- Mẫu sản phẩm mang nhãn hiệu của doanh nghiệp;

- Mẫu sản phẩm của bên vi phạm nhãn hiệu hoặc tài liệu chứng minh dấu hiệu vi phạm nhãn hiệu của bên vi phạm;

- Thông tin bên vi phạm: Tên doanh nghiệp, địa chỉ, thông tin liên hệ (nếu có) hoặc các giấy tờ tài liệu khác

Tiếp theo: Khi nhận được những giấy tờ nêu trên, chúng tôi và khách hàng sẽ tiến hành ký kết hợp đồng uỷ quyền mục đích là uỷ quyền cho công ty Luật Minh Khuê có tư cách để tham gia xử lý hành vi. Theo đó các bước thực hiện thủ tục xử lý vi phạm nhãn hiệu cụ thể như sau:

- Luật Minh Khuê thực hiện giám định nhãn hiệu để có chứng cứ chứng minh việc vi phạm của bên vi phạm so với nhãn hiệu đã được bảo hộ; tra cứu, xác định chính xác đối tượng giám định; tra cứu, xác định chính xác nội dung yêu cầu giám định;

Giám định sở hữu trí tuệ là bước không bắt buộc, nhưng kết luận giám định lại là tài liệu quan trọng trong quá trình xử lý vi phạm và được coi là nguồn chứng cứ để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Do đó, giám định sở hữu trí tuệ là bước nên thực hiện trước khi tiến hành xử lý vi phạm chính thức.

+ Thời gian giám định nhãn hiệu thông thường là 22 ngày làm việc, hoặc giám định nhanh nhất là 03 ngày làm việc.

Sau khi có kết quả giám định nhãn hiệu, Luật Minh Khuê sẽ tiến hành thực hiện cảnh báo thông qua tư cách đại diện sở hữu trí tuệ yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm nhãn hiệu: để thực hiện bước này Luật Minh Khuê sẽ tra cứu, xác định chính xác thông tin đơn vị vi phạm; tư vấn, soạn thảo các văn bản yêu cầu đơn vị vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm nhãn hiệu; đại diện cho doanh nghiệp liên hệ làm việc với bên vi phạm yêu cầu chấm dứt vi phạm.

Cuối cùng, Luật Minh Khuê thay mặt khách hàng yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm của đơn vị vi phạm bằng biện pháp hành chính: đại diện thực hiện thủ tục xử lý theo vi phạm hành chính: liên hệ và tiến hành nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Cơ quan quản lý thị trường, Cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, Cơ quan Công an Kinh tế, thanh tra Khoa học công nghệ; Bộ thông tin truyền thông, …

 

 

5. Dịch vụ tư vấn, xử lý vi phạm nhãn hiệu tại Bà Rịa - Vũng tàu của công ty Luật Minh Khuê

 

Với nhiều năm có kinh nghiệm trong nghề đặc biệt là trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, chúng tôi tin là sẽ đem đến cho khách hàng dịch vụ tư vấn chất lượng, uy tín với quy trình tư vấn như sau:

- Chúng tôi sẽ xác định đối tượng vi phạm sở hữu trí tuệ, xem xét các dấu hiệu vi phạm cũng như kiểm tra tính hợp pháp của đối tượng vi phạm 

- Tư vấn, hỗ trợ khách hàng thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm của chủ thể khác;

- Tư vấn về những hình thức xử lý cũng như mức xử phạt vi phạm liên quan đến việc xâm phạm vào quyền sở hữu nhãn hiệu;

- Soạn thảo văn bản yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm;

- Thu thập hồ sơ để gửi lên cơ quan có thẩm quyền giám định nhãn hiệu;

- Yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và kết luận về các hành vi vi phạm quyền của các đối tượng sở hữu trí tuệ;

​- Trong trường hợp cần thiết, Luật sư bên công ty sẽ tham gia tố tụng trong vụ án dân sự với tư cách luật sư bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng liên quan đến sở hữu trí tuệ tại Toà án có thẩm quyền.

 

Quý khách hàng có thể liên hệ với Luật Minh Khuê để sử dụng dịch vụ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Bà Rịa - Vũng Tàu qua hotline: 1900.6162 nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết hoặc tham khảo giá trước khi thực hiện dịch vụ hoặc có thể gửi câu hỏi trong lĩnh vực qua email: lienhe@luatminhkhue.vn hoặc vui lòng  liên hệ Luật sư Tô Thị Phương Dung qua số điện thoại: 0986386648