Mục lục bài viết
- 1. Điều kiện đưa cơ sở phá dỡ tàu biển đưa vào hoạt động
- 2. Điều kiện để nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ.
- 3. Thủ tục cấp giấy chứng nhận cấp phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ.
- 4. Thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ.
- 5. Trình tự thực hiện việc mua tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ.
1. Điều kiện đưa cơ sở phá dỡ tàu biển đưa vào hoạt động
Căn cứ pháp lý: Điều 7 Nghị định 82/2019/NĐ-CP theo đó thì cơ sở phá dỡ tàu biển phải đáp ứng các điều kiện như sau:
- Có cầu cảng, luồng hàng hải đã được công bố theo quy định tại Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải.
- Đáp ứng điều kiện về bảo vệ môi trường và được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép môi trường
- Có nhân lực, quy trình kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định tại Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
- Có đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy, phương án chữa cháy theo quy định tại Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.
Như vậy thì để đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động thì cơ sở phá dỡ tàu biển phải đáp ứng những điều kiện khắt khe được quy định tại Nghị định 82/2019/N Đ-CP, Nghị định 79/2014/N Đ-CP quy đinhn một số điều của luật phòng cháy chữa cháy hay là Nghị định 58/2017/N Đ-CP quy định chi tiết một số điều của bộ luật hàng hải.
2. Điều kiện để nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ.
Căn cứ pháp lý: căn cứ theo điều 16 Nghị định 82/2019/NĐ-CP quy định về điều kiện để nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ và được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
Tàu biển đã qua sử dụng được nhập khẩu để phá dỡ phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Chủ tàu có văn bản xác nhận và chịu trách nhiệm về việc cam kết tàu biển không trong tình trạng thế chấp hoặc khiếu nại hàng hải;
- Không được hoán cải, nâng cấp, chuyển đổi mục đích sử dụng và không được chuyển nhượng, mua, bán lại.
Bên cạnh đó thì Nghị định 82/2019/NĐ-CP cũng quy định về doanh nghiệp nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ thì cần đáp ứng những điều kiện như thế nào. Tuy nhiên thì quy định tại khoản 1 điều 16 Nghị định này đã bị bãi bỏ bởi Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Theo đó nội dung khoản 1 điều 16 có quy định rằng doanh nghiệp nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ phải đáp ứng các điều kiện như là doanh nghiệp Việt Nam do tổ chức, cá nhân Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ; Là người sở hữu hoặc người quản lý, khai thác cơ sở phá dỡ tàu biển đã được đưa vào hoạt động theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên thì quy định về điều kiện nhập khẩu tàu biển của doanh nghiệp đã bị bãi bỏ. Chúng tôi chỉ nêu ra để các bạn có thêm thông tin tham khảo.
3. Thủ tục cấp giấy chứng nhận cấp phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ.
Căn cứ tại điều 19 Nghị định 82/2019/NĐ-CP có quy định về thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ.
Hồ sơ đề nghị bao gồm: Văn bản đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ theo mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (01 bản chính); Quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu); Quyết định của doanh nghiệp về việc mua tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định và báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định;
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không chấp thuận cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ, Bộ Giao thông vận tải phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
4. Thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ.
Căn cứ pháp lý: Điều 20 Nghị định 82/2019/NĐ-CP
Doanh nghiệp khi làm thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ phải nộp cho cơ quan hải quan khu vực 01 bộ hồ sơ, gồm:
- Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
- Quyết định của doanh nghiệp về việc mua tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
- Hợp đồng mua bán tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
- Biên bản giao nhận tàu biển đã qua sử dụng được ký kết giữa người bàn giao và người nhận bàn giao (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
Theo đó thì căn cứ vào hồ sơ nhập khẩu tàu biển được quy định ở trên cùng với quy định của pháp luật về hải quan và các quy định khác có liên quan của pháp luật thì cơ quan hải quan có trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ.
5. Trình tự thực hiện việc mua tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ.
Trình tự thực hiện việc mua tàu biển đã qua sử dụng được quy định cụ thể tại điều 17 của Nghị định 82/2019/N Đ-CP . Theo đó việc mua tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ bằng vốn nhà nước được thực hiện theo quy trình như sau:
- Thứ nhất là lựa chọn tàu biển, dự kiến giá mua và các chi phí liên quan đến giao dịch mua tàu biển
- Thứ hai là lập, thẩm định, phê duyệt dự án mua tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ. Dự án mua tàu biển gồm các nội dung về sự cần thiết của việc đầu tư, loại tàu, số lượng, thông số kỹ thuật cơ bản của tàu, giá tàu dự kiến, nguồn vốn mua tàu, hình thức mua tàu, hiệu quả kinh tế và môi trường;
- Thứ ba là quyết định mua tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ.
Việc mua tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ bằng vốn khác do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự quyết định.
Thẩm quyền quyết định đối với dự án mua tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Trên đây là toàn bộ những nội dung và thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn có liên quan đến điều kiện để nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ bên cạnh đó chúng tôi cũng có nêu thêm một số quy định về nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ. Các bạn có thể theo dõi các nội dung mà chúng tôi cung cấp để có thêm những thông tin vô cùng hữu ích về điều kiện để nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng mà một số quy định có liên quan. Nếu còn có những thắc mắc có liên quan thì có thể liên hệ với chúng tôi thông qua số điện thoại của tổng đài tư vấn 19006162 hoặc địa chỉ email lienhe@luatminhkhue.vn để được giải đáp
Ngoài ra thì các bạn có thể tham khảo thêm một số nội dung bài viết sau đây của chúng tôi.
Điều kiện, thủ tục thành lập công ty, cơ sở phá dỡ tàu biển theo quy định mới nhất
Quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng, nhập khẩu phế