1. Hiểu như thế nào về công chứng?

- Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014 có quy định công chứng việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

-  Việc thực hiện công chứng cần được thực hiện theo những nguyên tắc nhất định, theo đó tại Điều 4 Luật công chứng 2014 có quy định nguyên tắc hành nghề công chứng bao gồm:

+ Công chứng cần được thực hiện tuân thủ Hiến pháp và pháp luật

+ Việc công chứng phải được thực hiện một cách khách quan, trung thực

+ Công chứng cần thực hiên theo nguyên tắc hành nghề công chứng

+ Việc hành nghề công chứng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng

- Các hợp đồng, giao dịch, văn bản, bản dịch giấy tờ được công chứng có giá trị pháp lý theo quy định của pháp luật, cụ thể tại Điều 5 Luật công chứng 2014 có quy định:

+ Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng (căn cứ khoản 1 Điều 5 Luật công chứng 2014)

+ Tại khoản 2 Điều 5 Luật công chứng 2014 có quy định các hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

+ Bên cạnh đó, pháp luật cũng có quy định các hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu (căn cứ khoản 3 Điều 5 Luật công chứng 2014)

+ Ngoài ra pháp luật có quy định tại khoản 4 Điều 5 Luật công chứng 2014, bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.

- Tại Điều 6 Luật công chứng 2014 có quy định cụ thể về tiếng nói và chữ viết dùng trong công chứng, cụ thể, theo quy định tiếng nói và chữ viết dùng trong công chứng là tiếng Việt.

 

2. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng  theo quy định của pháp luật

Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật công chứng 2014, các hành vi bị nghiêm cấm đối với công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng được quy định cụ thể như sau:

- Pháp luật nghiêm cấm các công chứng viên, các tổ chức hành nghề công chứng tiết lộ thông tin về nội dung công chứng, và chỉ được phép tiết lộ các thông tin về nội dung công chứng nếu được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng không được phép sử dụng thông tin về nội dung công chứng để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; 

- Các công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng bị nghiêm cấm thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác; 

- Pháp luật nghiêm cấm việc công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi;

- Công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng không được phép từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng; sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng; 

- Nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác đã được xác định, thỏa thuận; nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện việc công chứng gây thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức có liên quan là những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động công chứng;

+ Nghiêm cấm việc ép buộc người khác sử dụng dịch vụ của mình; cấu kết, thông đồng với người yêu cầu công chứng và những người có liên quan làm sai lệch nội dung của văn bản công chứng, hồ sơ công chứng; 

+ Nghiêm cấm các hành vi gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế cho mình hoặc cho tổ chức mình trong việc hành nghề công chứng;

+ Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về công chứng viên và tổ chức mình thuộc hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật

+ Pháp luật nghiêm cấm tổ chức hành nghề công chứng mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động đã đăng ký; 

+ Công chứng viên đồng thời hành nghề tại hai tổ chức hành nghề công chứng trở lên hoặc kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác cũng thuộc trường hợp bị cấm theo quy định của pháp luật

+ Bên cạnh đó, công chứng viên tham gia quản lý doanh nghiệp ngoài tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện hoạt động môi giới, đại lý; tham gia chia lợi nhuận trong hợp đồng, giao dịch mà mình nhận công chứng; 

+ Ngoài ra, pháp luật cũng quy định nghiêm cấm các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.

 

3. Điều kiện hành nghề công chứng hiện nay

Để có thể hành nghề công chứng, cần đáp ứng các điều kiện cụ thể sau:

- Điều kiện đối với công chứng viên. Theo quy định Điều 8 Luật công chứng 2018, công chứng viên phải là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên

+ Phải có bằng cử nhân luật

+ Đã có thời gian công tác pháp luật từ 05 trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật

+ Đáp ứng được điều kiện về việc đã tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật công chứng 2014 hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật công chứng 2014; 

+ Pháp luật còn quy định về việc đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng; 5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

Theo đó, công dân Việt nam, thường trú ở Việt Nam phải đáp ứng được các tiêu chí trên thì mới được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên theo quy định của pháp luật.

- Điều kiện về trụ sở của văn phòng công chứng. Theo quy định hiện nay, để  được hành nghề công chứng, các tổ chức công chứng phải đáp ứng một cách đầy đủ  điều kiện về trụ sở của Văn phòng công chứng được quy định tại Điều 17 Nghị định 29/2015/ Đ-CP cụ thể như sau:

+ Trụ sở của Văn phòng công chứng phải có địa chỉ cụ thể, nơi làm việc cho công chứng viên và người lao động với diện tích tối thiểu theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các đơn vị sự nghiệp,  nơi tiếp người yêu cầu công chứng và nơi lưu trữ hồ sơ công chứng. 

+ Công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng thực hiện việc nộp các giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng tại thời điểm đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng.

+ Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện về trụ sở của Văn phòng công chứng khi thực hiện đăng ký hoạt động cho Văn phòng công chứng.

Trên đây là một số vấn đề liên quan đến nội dung trên. Để hiểu rõ hơn, tham khảo bài viết: Công chứng là gì? Công chứng ở đâu? Ý nghĩa của thủ tục công chứng?

Mọi thắc mắc có liên quan đến nội dung của vấn đề trên liên hệ 19006162 hoặc email lienhe@luatminhkhue.vn để được giải đáp chi tiết. Trân trọng !