Mục lục bài viết
- 1. Điều kiện tàu cá hoạt động khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam
- 2. Cấp văn bản chấp thuận cho tàu cá khai thác thủy sản ở vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam
- Hồ sơ cấp văn bản chấp thuận cho tàu cá bao gồm:
- Trình tự thực hiện:
- 3. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép khai thác thủy sản
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác thủy sản bao gồm:
- Trình tự cấp, cấp lại giấy phép khai thác thủy sản:
- 4. Điều kiện đầu tư kinh doanh nuôi trồng thủy sản
- 5. Thủ tục thành lập công ty khai thác thủy sản
- Mã ngành dịch vụ khai thác thủy hải sản
- Thủ tục thành lập công ty khai thác thủy hải sản
Căn cứ pháp lý:
Luật thủy sản 2017;
Nghị định 26/2019/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thủy sản;
1. Điều kiện tàu cá hoạt động khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam
Tàu cá hoạt động khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên, không vi phạm khai thác bất hợp pháp.
- Có mã số của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO).
- Có quan sát viên theo quy định của Tổ chức quản lý nghề cá khu vực hoặc quốc gia ven biển.
- Thuyền viên và người làm việc trên tàu cá phải có giấy chứng nhận đã qua lớp bồi dưỡng quản lý nghề cá tại vùng biển quốc tế đối với trường hợp cấp giấy phép đi khai thác tại vùng biển do Tổ chức quản lý nghề cá khu vực quản lý.
- Tàu cá phải trang bị, lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc, hàng hải trên tàu cá bao gồm: Máy thu phát vô tuyến điện thoại sóng cực ngắn (VHF) có bộ phận gọi, chọn số và thu trực canh (DCS) trên kênh 70 hoặc 16; máy thu phát vô tuyến điện (MF/HF); máy thu tự động thông báo hàng hải và thời tiết (NAVTEX), phao chỉ báo vị trí khẩn cấp (EPIRB), thiết bị định vị vệ tinh (GPS).
- Tàu cá phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tự động truyền qua hệ thống thông tin vệ tinh.
2. Cấp văn bản chấp thuận cho tàu cá khai thác thủy sản ở vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam
Hồ sơ cấp văn bản chấp thuận cho tàu cá bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp văn bản chấp thuận theo Mẫu số 05.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này hoặc giấy đăng ký cấp phép theo Mẫu số 06.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao chứng thực và bản dịch ra tiếng Việt hợp đồng hợp tác khai thác thủy sản ở vùng biển của quốc gia hoặc lãnh thổ khác được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia và lãnh thổ khác phê duyệt đối với trường hợp cấp văn bản chấp thuận;
c) Bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;
d) Bản chụp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá;
đ) Danh sách, ảnh và số hộ chiếu của thuyền viên, người làm việc trên tàu cá;
e) Bản chụp bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng;
g) Giấy chứng nhận đã qua lớp bồi dưỡng quản lý nghề cá tại vùng biển quốc tế đối với trường hợp cấp giấy phép đi khai thác chịu sự quản lý của Tổ chức quản lý nghề cá khu vực.
Trình tự thực hiện:
Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp văn bản chấp thuận cho tàu cá khai thác thủy sản ở vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, nếu không cấp văn bản chấp thuận hoặc không cấp phép, Tổng cục Thủy sản phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do; nếu hồ sơ đạt theo yêu cầu Tổng cục Thủy sản xem xét và cấp:
a) Văn bản chấp thuận theo Mẫu số 07.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này hoặc giấy phép theo Mẫu số 08.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP;
b) Danh sách thuyền viên và người làm việc trên tàu cá theo Mẫu số 09.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP.
- Sau khi cấp văn bản chấp thuận hoặc giấy phép, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cấp, Tổng cục Thủy sản phải thông báo theo Mẫu số 10.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tàu đi khai thác thủy sản ở vùng biển Việt Nam và các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao biết để phối hợp theo dõi và quản lý.
- Tổ chức, cá nhân khi nhận văn bản chấp thuận hoặc giấy phép và các giấy tờ có liên quan phải nộp cho Tổng cục Thủy sản bản chính Giấy phép khai thác thủy sản hoạt động trong vùng biển Việt Nam đã được cấp.
3. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép khai thác thủy sản
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác thủy sản bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 02.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP;
b) Bản chụp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá và giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đối với loại tàu cá theo quy định phải đăng kiểm;
c) Bản chụp văn bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá đối với loại tàu cá theo quy định phải có văn bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá.
Trình tự cấp, cấp lại giấy phép khai thác thủy sản:
a) Tổ chức, cá nhân có yêu cầu gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;
b) Trong thời hạn 06 ngày làm việc (đối với cấp mới), 03 ngày làm việc (đối với cấp lại) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan thẩm quyền thực hiện cấp, cấp lại Giấy phép khai thác thủy sản theo Mẫu số 04.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP;
c) Trong trường hợp không cấp, cấp lại cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thời hạn của Giấy phép khai thác thủy sản: Bằng thời hạn còn lại của hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản đã được công bố
4. Điều kiện đầu tư kinh doanh nuôi trồng thủy sản
Điều kiện đầu tư sản xuất giống thủy sản
- Có nhân viên kỹ thuật trình độ đại học trở lên về nuôi trồng thủy sản.
- Có hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt; có nơi xử lý chất thải.
Điều kiện đầu tư nuôi trồng thủy sản
- Đối với cơ sở nuôi trong ao hoặc bể có hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt; có nơi xử lý chất thải; đối với cơ sở nuôi lồng, bè có dụng cụ thu gom, xử lý chất thải.
- Đáp ứng điều kiện về an toàn thực phẩm:
– Cơ sở có khoảng cách an toàn với khu xử lý chất thải.
– Có hệ thống cung cấp nước cho sản xuất thực phẩm đáp ứng các quy định kỹ thuật tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt
Điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm giống thủy sản
- Có nhân viên kỹ thuật trình độ đại học trở lên về nuôi trồng thủy sản.
- Có hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt; có nơi xử lý chất thải.
5. Thủ tục thành lập công ty khai thác thủy sản
Mã ngành dịch vụ khai thác thủy hải sản
Dịch vụ khai thác thủy hải sản có mã ngành 031. Trong đó, có chia thành các nhóm ngành nhỏ với các mã ngành cụ thể như sau:
0311- 03110: Khai thác thủy hải sản biển. Nhóm này gồm:
- Đánh bắt cá;
- Đánh bắt động vật loại giáp xác và động vật thân mềm dưới biển;
- Đánh bắt cá voi Đánh bắt các động vật khác sống dưới biển như: rùa, nhím biển.
- Thu nhặt các loại sinh vật biển dùng làm nguyên liệu như: Ngọc trai tự nhiên, hải miên, san hô và tảo;
- Khai thác giống thủy sản biển tự nhiên;
- Hoạt động bảo quản, sơ chế thủy sản ngay trên tàu đánh cá.
Tuy nhiên, cần loại trừ các hoạt động sau:
- Đánh bắt thú biển (trừ cá voi) như hà mã, hải cẩu được phân ở nhóm 01700 (Săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan)
- Hoạt động khai thác yến ở hang đá, xây nhà gọi yến được phân vào nhóm 01700 (Săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan);
- Chế biến và bảo quản thủy sản trên các tàu hoặc nhà máy chế biến được phân vào nhóm 1020 (Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản);
- Cho thuê tàu chở hàng trên biển kèm theo người lái (như tàu chở cá, tôm…) được phân vào nhóm 50121(Vận tải hàng hóa ven biển);
- Hoạt động thanh tra, kiểm tra và bảo vệ đội tàu đánh bắt trên biển được phân vào nhóm 84230 (Hoạt động an ninh, trật tự an toàn xã hội);
- Các hoạt động dịch vụ có liên quan đến môn thể thao câu cá hoặc câu cá giải trí được phân vào nhóm 93190 (Hoạt động thể thao khác);
- Đan, sửa lưới được phân vào nhóm 13940 (Sản xuất các loại dây bện và lưới);
- Sửa chữa tàu, thuyền đánh cá được phân vào nhóm 33150 (Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác)
0312-03120: Khai thác thủy sản nội địa. Nhóm này bao gồm
03121: Khai thác thuỷ sản nước lợ
- Đánh bắt cá, tôm, thủy sản khác ở đầm, phá, ao, hồ, đập, sông, suối, ruộng trong đất liền;
- Thu nhặt các loại sinh vật sống trong môi trường nước ngọt, lợ trong đất liền dùng làm nguyên liệu.
Tuy nhiên, cần loại trừ các hoạt động sau:
- Các hoạt động có liên quan đến môn thể thao câu cá để giải trí được phân vào nhóm 93190 (Hoạt động thể thao khác);
- Các hoạt động bảo vệ và tuần tra việc đánh bắt thủy sản được phân vào nhóm 84230 (Hoạt động an ninh, trật tự an toàn xã hội)
03122: Khai thác thuỷ sản nước ngọt
- Đánh bắt cá, tôm, thuỷ sản khác ở các khu vực nước ngọt như ao, hồ, đập, sông, suối, ruộng….sâu trong đất liền;
- Thu nhặt các loại sinh vật nước ngọt dùng làm nguyên liệu.
Tuy nhiên, cần loại trừ các hoạt động sau:
- Các hoạt động có liên quan đến môn thể thao câu cá để giải trí được phân vào nhóm 93190 (Hoạt động thể thao khác);
- Các hoạt động bảo vệ và tuần tra việc đánh bắt thuỷ sản được phân vào nhóm 84230 (Hoạt động an ninh, trật tự an toàn xã hội).
Thủ tục thành lập công ty khai thác thủy hải sản
Bước 1: Chuẩn bị các thông tin để lập hồ sơ thành lập công ty khai thác thủy hải sản
- Tên của công ty khai thác thủy hải sản: Tên phải là tên riêng, không được trùng hay giống doanh nghiệp khác. Tên công ty vận tải biển phải bao gồm hai thành tố, đó chính là tên loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Tên riêng của doanh nghiệp không cần phải có nghĩa theo tiếng Việt, mà tên chỉ cần có các chữ cái được liệt kê trong bảng chữ cái tiếng Việt.
- Loại hình của công ty khai thác thủy hải sản: Hiện nay, có 4 loại hình công ty phổ biến là công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên và 2 thành viên trở lên), công ty tư nhân và công ty cổ phần. Chủ sử hữu nên đánh giá được đúng khả năng kinh tế, nhân lực, tài chính cũng như mong muốn của bản thân để lựa chọn được loại hình công ty phù hợp nhất trong việc kinh doanh dịch vụ vận tải biển.
- Địa chỉ của doanh nghiệp: Công ty phải có địa chỉ cụ thể, rõ ràng, địa chỉ chính xác
- Ngành nghề kinh doanh: Có rất nhiều ngành nghề kinh doanh cụ thể trong hệ thống dịch vụ khai thác thủy hải sản như đã liệt kê ở trên. Vì vậy, các chủ thể cần lưu ý cân nhắc kĩ trước khi đăng kí ngành nghề kinh doanh để tránh những vướng mắc hay khó khăn gặp phải trong quá trình vận hành công ty khai thác thủy hải sản sau này.
Bước 2.Tiến hành đăng kí thành lập công ty khai thác thủy hải sản.
1.Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty khai thác thủy hải sản
Đối với mỗi loại hình công ty, những yêu cầu về hồ sơ mà bạn cần chuẩn bị lại có một số điểm khác nhau. Tuy nhiên, một cách khái quát, dù là loại hình công ty nào, thì bạn cũng cần chuẩn bị những giấy tờ cơ bản sau:
- Giấy đề nghị phòng đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp giấy phép thành lập công ty, đăng ký doanh nghiệp khai thác thủy hải sản.
- Giấy phép khai thác thủy sản;
- Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;
- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá;
- Sổ danh bạ thuyền viên;
- Bằng thuyền trưởng, máy trưởng
- Dự thảo điều lệ công ty khai thác thủy hải sản
- Danh sách thành viên sáng lập
- Giấy tờ chứng thực của thành viên, người đại diện theo pháp luật;
- Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật
- Văn bản xác nhận vốn pháp định
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với trường hợp là tổ chức)
- Giấy chứng đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
2.Nộp hồ sơ thành lập công ty khai thác thủy hải sản
Bạn cần nộp hồ sơ tại Phòng đăng kí kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư để tiến hành xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Giấy phép Thành lập Công ty)
Hiện nay, có hai hình thức nộp hồ sơ:
- Đăng ký kinh doanh trực tiếp: Bạn nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận “một cửa” của Phòng Đăng ký kinh doanh.
- Đăng ký kinh doanh qua mạng: Bạn nộp hồ sơ qua mạng điện tử trên Công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Chọn phương thức nộp hồ sơ
- Nộp bằng tài khoản đăng kí kinh doanh
- Người ký phải có Tài khoản đăng kí kinh doanh
- Phải nộp hồ sơ bản giấy đến Phòng đăng kí kinh doanh
- Thông báo mẫu dấu qua mạng, không phải nộp hồ sơ bản giấy đến Phòng đăng kí kinh doanh.
- Nộp bằng Chữ ký số công cộng:
- Không phải nộp hồ sơ bản giấy đến Phòng đăng kí kinh doanh.
- Người ký phải có Chữ ký số công cộng.
- Nộp bằng tài khoản đăng kí kinh doanh
- Chọn loại đăng ký trực tuyến
- Chọn loại hình doanh nghiệp/ đơn vị trực thuộc
- Chọn loại giấy tờ nộp qua mạng điện tư ̉
- Xác nhận thông tin đăng kí
- Sau khi hồ sơ nộp qua mạng đã hợp lệ, bạn sẽ phải trực tiếp ra bộ phận “một cửa” nộp lại bản giấy (bản cứng) đã scan khi nộp qua mạng. Tuy nhiên, hình thức này tương đối phức tạp, đòi hỏi bạn phải có kỹ năng và kiến thức về đăng ký tài khoản đăng ký kinh doanh.
- Chọn phương thức nộp hồ sơ
Sau khi người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền của người thành lập doanh nghiệp đã nộp một bộ hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng kí kinh doanh sẽ tiếp nhận hồ sơ đồng thời ghi vào sổ tiếp nhận hồ sơ đăng kí doanh nghiệp của cơ quan mình và giao giấy biên nhận về việc tiếp nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
Đối với đăng kí doanh nghiệp qua mạng điện tử, người thành lập doanh nghiệp sẽ nhận được giấy biên nhận hồ sơ đăng kí doanh nghiệp qua mạng điện tử. Thời điểm tiếp nhận hồ sơ được coi là căn cứ để xác định thời gian thực hiện trách nhiệm đăng kí kinh doanh của cơ quan đăng kí kinh doanh.
3.Nhận kết quả.
Thông thường, sau ba ngày làm việc, bạn sẽ quay trở lại phòng đăng kí kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố để tiến hành nhận kết quả, bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Con dấu
- Bộ hồ sơ pháp lý doanh nghiệp
4.Công bố nội dung đăng kí doanh nghiệp.
Đây là một trong những thủ tục bắt buộc trong quy trình đăng kí doanh nghiệp được quy định Luật Doanh nghiệp 2020. Theo đó, doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp , phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung:
- Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp
- Các thông tin về ngành nghề kinh doanh
- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
Thời hạn thông báo công khai các thông tin về doanh nghiệp là 30 ngày. Việc thông báo công khai vừa là để quảng bá sự xuất hiện của doanh nghiệp trên thương trường, vừa là để đảm bảo sự quản lí của nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp.
Bước 3. Các công việc cần làm sau khi mở công ty khai thác thủy hải sản
Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng kí thành lập doanh nghiệp, bạn còn phải thực hiện những thủ tục sau đây để đảm bảo hoàn thiện quá trình phát triển lâu dài cho công ty của mình:
- Thông báo tài khoản ngân hàng (nếu công ty bạn đăng ký tài khoản ngân hàng), mở tài khoản ngân hàng;
- Thủ tục thuế
- Nộp thuế môn bài
- Kê khai thuế
- In và đặt in hóa đơn;
- Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê