Mục lục bài viết
1. Văn bằng bảo hộ là gì?
Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân. Nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý. Hay quyền đối với giống cây trồng.
2. Các loại văn bằng bảo hộ
Văn bằng bảo hộ gồm:
- Bằng độc quyền sáng chế,
- Bằng độc quyền giải pháp hữu ích,
- Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp,
- Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,
- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
- Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.
3. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ:
Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.
Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.
Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp. Và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn. Có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.
Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn. Có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:
Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn
Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký. Hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên. Tại bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn. Có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp. Mỗi lần mười năm.
Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.
4. Duy trì, gia hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ
Để duy trì hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí duy trì hiệu lực.
Để gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn hiệu lực.
Mức lệ phí và thủ tục duy trì, gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ do Chính phủ quy định.
5. Đình chỉ hiệu lực của văn bằng bảo hộ
Đình chỉ hiệu lực của văn bằng bảo hộ là chấm dứt hiệu lực đối với văn bằng đang được bảo hộ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Văn bằng bảo hộ đã bị đình chỉ hiệu lực không còn giá trị pháp lí và không được pháp luật bảo hộ.
Hiệu lực của văn bằng bảo hộ bị đình chỉ trong các trường hợp được pháp luật dân sự và sở hữu trí tuệ quy định, gồm có: 1) Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp không nộp lệ phí duy trì hiệu lực của văn bằng bảo hộ đúng thời hạn; 2) Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá, người sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh; 3) Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá không sử dụng hoặc không chuyển giao quyền sử dụng trong thời hạn do pháp luật quy định, kể từ ngày văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá có hiệu lực; 4) Những trường hợp khác do pháp luật quy định.
6. Đình chỉ hiệu lực văn bằng bảo hộ đối với giống cây trồng
Bằng bảo hộ giống cây trồng có thể bị đình chỉ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
1. Giống cây trồng được bảo hộ không còn đáp ứng điều kiện về tính đồng nhất và tính ổn định như tại thời điểm cấp Bằng;
2. Chủ bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực theo quy định;
3. Chủ bằng bảo hộ không cung cấp tài liệu, vật liệu nhân giống cần thiết để duy trì và lưu giữ giống cây trồng theo quy định;
4. Chủ bằng bảo hộ không thay đổi tên giống cây trồng theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.
Thành phần hồ sơ:
Trong thời hạn hiệu lực của Bằng bảo hộ, người yêu cầu (bên thứ ba) có quyền gửi hồ sơ đề nghị đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ cho Cục Trồng trọt với lý do giống cây trồng được bảo hộ không đáp ứng tính đồng nhất và tính ổn định như tại thời điểm cấp Bằng. Hồ sơ gồm:
1. Đơn đề nghị đình chỉ/hủy bỏ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng (mẫu tại Phụ lục 17 ban hành kèm theo Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT);
2. Tài liệu, chứng cứ chứng minh giống cây trồng không đáp ứng tính đồng nhất và tính ổn định như tại thời điểm cấp Bằng bảo hộ;
3. Giấy ủy quyền nếu nộp đơn thông qua đại diện (mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT);
4. Bản sao chụp biên lai thu phí khảo nghiệm lại và bản fax giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cục Trồng trọt.
+ Cách thức và nơi nộp hồ sơ:
Người yêu cầu có thể tự mình hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam để nộp hồ sơ tới Cục trồng trọt thông qua các hình thức sau đây:
- Trực tiếp.
- Qua đường bưu điện.
- Hoặc qua mạng công nghệ thông tin
+ Trình tự và thời hạn giải quyết
1. Trường hợp chủ bằng bảo hộ giống cây trồng không có đơn phản đối thì Cục trồng trọt sẽ:
- Thông báo dự kiến đình chỉ cho chủ bằng bảo hộ: 30 ngày kể từ ngày nhận yêu cầu đình chỉ của người yêu cầu; Nếu có đủ căn cứ thì Cục Trồng trọt sẽ thông báo dự kiến đình chỉ cho chủ bằng bảo hộ giống cây trồng; còn không đủ căn cứ thì thông báo cho người yêu cầu và nêu rõ lý do.
- Ra quyết định đình chỉ: sau 30 ngày kể từ ngày gửi thông báo cho chủ Bằng mà không nhận được đơn phản đối của chủ Bằng;
2. Trường hợp chủ bằng bảo hộ giống cây trồng có đơn phản đối thì Cục trồng trọt sẽ:
- Yêu cầu chủ bằng bảo hộ thực hiện các thủ tục khảo nghiệm lại: trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được đơn phản đối chủ bằng bảo hộ giống cây trồng;
+ Nếu kết quả khảo nghiệm lại cho thấy giống cây trồng không đáp ứng tính đồng nhất hoặc tính ổn định như tại thời điểm cấp bằng thì trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả khảo nghiệm lại, Cục Trồng trọt ra quyết định đình chỉ và trả lại phí khảo nghiệm lại cho người yêu cầu đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ.
+ Nếu kết quả khảo nghiệm lại cho thấy giống cây trồng đáp ứng tính đồng nhất hoặc tính ổn định như tại thời điểm cấp bằng thì trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả khảo nghiệm lại, Cục Trồng trọt thông báo cho người yêu cầu biết.
8. Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Việc chấm dứt quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa là vấn đề liên quan trực tiếp tới quyền và lợi ích của chủ nhãn hiệu và các bên liên quan. Do đó pháp luật tất cả các nước đều quy định rất cụ thể, chặt chẽ về các trường hợp cũng như trình tự, thủ tục tiến hành chấm dứt quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa.
Trước đây, pháp luật Việt Nam quy định 2 hình thức chấm dứt quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa là huỷ bỏ văn bằng bảo hộ và đình chỉ hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa.
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 cũng thừa nhận hai hình thức đó nhưng có sự thay đổi cho phù hợp hơn, đó là “huỷ bỏ văn bằng bảo hộ”, được đổi thành “huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ” còn “đình chỉ hiệu lực của văn bản bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa” được thay bằng “chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ”.
Theo quy định tại Điều 96 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, văn bằng bảo hộ bị huỷ bỏ toàn bộ hiệu lực trong các trường hợp sau:
- Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đăng ký đối với nhãn hiệu;
- Nhãn hiệu không đáp ứng được các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ.
Người có quyền yêu cầu huỷ bỏ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. Thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ là 05 năm kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ, trừ trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp do sự không trung thực của người nộp đơn.
Văn bằng bảo hộ có thể bị chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Pháp luật quy định về chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ như sau:
- Chủ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu không nộp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định;
- Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp;
- Chủ văn bắng bảo hộ không còn tồn tại hoặc chủ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người thừa kế hơp pháp;
- Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn 05 năm liên tục trước này có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất 03 tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;
- Chủ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;
- Chủ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
- Các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng dặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó.
Qua các quy định về những trường hợp huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ và chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ, chúng ta có thể thấy một số vấn đề cần lưu ý sau:
Thứ nhất, pháp luật Việt Nam không quy định khả năng văn bằng bảo hộ nhãn hiệu bị chấm dứt hiệu lực khi nhãn hiệu qua quá trình sử dụng mất đi tính phân biệt. Trong khi đó, như đã trình bày ở chương 1, tính phân biệt của nhãn hiệu hàng hóa không phải là bất biến. nhãn hiệu có thể có được hay mất đi tính phân biệt vốn có qua quá trình sử dụng.
Thứ hai, với trường hợp văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực do chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực cần được quy định cụ thể về thời gian ân hạn cũng như biện pháp khắc phục để đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể và bảo đảm sự phù hợp với các điều ước quốc tế. Chẳng hạn, về vấn đề này cách giải quyết theo Công ước Pari 1883 là quy định ân hạn cho việc nộp tiền duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ. Người nộp phí gia hạn muộn phải nộp thêm một khoản phí phụ trội nhất định. Thời gian ân hạn ít nhất là 6 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ hạn hiệu lực.
Trân trọng!