Mục lục bài viết
- 1. Phạm nhiều tội là gì? Định tội danh là gì?
- 2. Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội
- 2.1. Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội tổng hợp thực tế
- 2.2. Hai hình thức biểu hiện định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội tổng hợp thực tế
- 2.3. Định tội danh đối với trường hợp phạm nhiều tội thuộc dạng tổng hợp trừu tượng
Xin luật sư giải đáp giúp tôi thắc mắc sau đây. Hiện tôi đang tìm hiểu về định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội nhưng hiểu biết của tôi còn hạn chế nên không thể tìm được nguồn tài liệu liên quan. Rất mong luật sư sẽ giải đáp giúp tôi thắc mắc sau" Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội được thực hiện như thế nào? Xin chân thành cảm ơn! (Nguyễn Lâm - Tuyên Quang)
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hình sự của Công ty luật Minh Khuê
>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900 6162
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Phạm nhiều tội là gì? Định tội danh là gì?
Phạm nhiều tội là trường hợp người phạm tội có nhiều hành vi phạm tội độc lập hoặc chỉ có một hành vi phạm tội và hành vi đã thực hiện đó thỏa mãn nhiều cấu thành tội phạm khác nhau.
Định tội danh là hoạt động nhận thức, áp dụng pháp luật hình sự được thực hiện trên cơ sở xác định đầy đủ, chính xác, khách quan các tình tiết cụ thể của hành vi phạm tội theo đúng nội dung quy phạm pháp luật hình sự quy định cấu thành tội phạm tương ứng và xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của cấu thành tội phạm nhất định với các tình tiết của hành vi phạm tội bằng các phương pháp và thông qua các giai đoạn nhất định.
2. Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội
Muốn định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội chính xác cần phải chú ý tới các dấu hiệu cơ bản nhất của trường hợp phạm nhiều tội. Đó là: thứ nhất, xác định một người có lỗi trong việc thực hiện hai hay nhiều tội phạm; thứ hai, các hành vi phạm tội đó được quy định trong Phần các tội phạm cụ thể của Bộ luật hình sự; thứ ba, người phạm tội chưa bị xét xử về bất cứ một tội nào trong sô các tội phạm đó.
Trong quá trình định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội, việc nhận thức, giải thích dấu hiệu thứ hai là một trong những vấn đề phức tạp nhạt và còn có nhiều ý kiến khác nhau. Vấn đề phức tạp trong trường hợp này thể hiện ở chỗ: cần hiểu như thế nào về các hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự? Chẳng hạn, trường hợp các hành vi nguy hiểm cho xã hội do một người thực hiện được quy định trong cùng một khoản của một điều luật có phải là phạm nhiều tội hay không, hay chỉ coi là phạm nhiều tội trường hợp khi các hành vi nguy hiểm cho xã hội do một người thực hiện được quy định trong các điều luật khác nhau của Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự? Nếu chỉ coi phạm nhiều tội trong trường hợp các hành vi nguy hiểm cho xã hội do một người thực hiện được quy định tại các điều luật khác nhau của Phần các tội phạm là chưa đầy đủ và chưa phù hợp với yêu cầu, nội dung thực tế của các điều luật quy định về tội phạm và không đáp ứng yêu cầu tăng cường đấu tranh phòng, chông đối với trường hợp phạm nhiều tội. Theo quan điểm của tác giả, có những trường hợp mà các hành vi phạm tội do một người thực hiện được quy định trong cùng một khoản của một điều luật phải được coi là trường hợp phạm nhiều tội. Vấn đề cơ bản và quan trọng nhất cần phân biệt ở đây là mỗi hành vi phạm tội trong số đó mang tính chất của một hành vi phạm tội độc lập và không thuộc khái niệm phạm tội nhiều lần.
Ví dụ: một người tàng trữ hai khẩu súng quân dụng và mua 5 quả lựu đạn, thì phải bị định tội danh và truy tố về hai tội là "‘tàng trữ trái phép uũ khí quân dụng" và “mua bán trái phép vũ khí quân dụng’ đều được quy định tại khoản 1 Điều 230 Bộ luật hình sự năm 1999, vì đây là hai hành vi phạm tội độc lập. Nếu chỉ định tội danh một tội “tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng” thì không thể hiện hết tính nguy hiểm của hành vi phạm tội của họ và như vậy, sẽ không bảo đảm nguyên tắc cá thể hoá hình phạt, không thể hiện tính nghiêm khắc đối với kẻ phạm tội và bỏ lọt tội phạm.
Để bảo đảm chính xác trong việc định tội danh trường hợp phạm nhiều tội, người ta phân chia phạm nhiều tội thành hai dạng là phạm nhiều tội tổng hợp thực tế và phạm nhiều tội tổng hợp trừu tượng. Do đó, khi định tội danh trường hợp phạm nhiều tội chúng ta cũng phải định tội danh theo hai dạng biểu hiện của nó.
2.1. Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội tổng hợp thực tế
Khi định tội danh đối với trường hợp này cần chú ý, phạm nhiều tội tổng hợp thực tế có nhiều loại hành vi khác nhau, trong đó có hai loại hành vi đặc trưng là: 1) các loại hành vi phạm tội khác nhau; 2) các loại hành vi phạm tội cùng loại.
Việc định tội danh trường hợp phạm nhiều tội tổng hợp thực tế không chỉ bao gồm những trường hợp khi tội phạm đã hoàn thành, mà còn cả những trường hợp khi có tội ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hay phạm tội chưa đạt, còn tội khác đã hoàn thành hoặc là cả hai tội đều chưa hoàn thành.
Ví dụ 1: Hoàng Văn K bị Công an tỉnh H bắt giam vì đã tham gia vào vụ đồng phạm hiếp dâm chị Nguyễn Thị B. Sau đó K bỏ trốn khỏi trại tạm giam của cơ quan Công an, khi ra ngoài trại tạm giam, K đã trả thù chị Nguyễn Thị B bằng cách dùng dao đâm vào ngực chị B, nhưng chị B không chết. Trong trường hợp này, hành vi của Hoàng Văn K bị định tội danh là phạm nhiều tội tổng hợp thực tế, vì K đã phạm ba tội độc lập: tội hiếp dâm được quy định tại Điều 111 Bộ luật hình sự năm 1999, tội trôn khỏi nơi giam, giữ được quy định tại Điều 311 Bộ luật hình sự năm 1999 và tội giết người (chưa đạt) được quy định tại Điều 93 và Điều 18 Bộ luật hình sự năm 1999.
Trong ví dụ này, Hoàng Văn K đã có hành vi hiếp dâm và trốn khỏi nơi giam, giữ hoàn thành còn hành vi giết người ở giai đoạn phạm tội chưa đạt.
Cũng có thể định tội danh phạm nhiều tội tổng hợp thực tế trong trường hợp người phạm tội khi thực hiện tội phạm này thì giữ vai trò là người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức, còn trong việc thực hiện tội phạm khác thì giữ vai trò người thực hành hoặc ngược lại.
Ví dụ: khoảng trung tuần tháng 4 năm 2000, Nguyễn Thị Ngh và Nguyễn Hữu Ch là hai chị em ruột mở quán hàng giải khát và hát Karaoke tại nhà Ngh. Để thu được nhiều tiền, Ngh đã nhờ Nguyễn Thị H là vợ Nguyễn Hữu Ch và Lê Thị Th là chị dâu của H về quê tìm hai cô gái trẻ xuống bán hàng và tiếp khách cho thị Ngh. H và Th nhận lời và đã về quê tìm được hai cô gái là Hà Thị L và Hà Thị H. Khi H và Th giao hai cô gái cho Ngh, thị đã giao cho Nguyễn Thị H và Th số tiền là 600.000 đồng để hai thị chia nhau. Đối vói hai cô gái H và L, khi bán hàng, Ngh và Ch đã yêu cầu hai người này, ngoài việc phục vụ bán hàng, còn phải “tiếp khách” khi khách có nhu cầu phục vụ sinh lý. Từ đó, khi có khách hàng đến có nhu cầu mua dâm, Ngh và Ch thay nhau đưa H và L đến các nhà nghỉ để bán dâm và thu tiền của khách. Tháng 5 năm 2000, khi Ngh và Ch đưa L đến nhà nghỉ bán dâm thì bị bắt. Hành vi phạm tội của Ch và Ngh là trường hợp phạm nhiều tội tổng hợp thực tê và được định tội danh hai tội: tội mua bán phụ nữ (Điều 119 Bộ luật hình sự năm 1999), tội môi giới mại dâm (Điều 255 Bộ luật hình sự năm 1999). Trong tội mua bán phụ nữ, Ngh và Ch đóng vai trò là người tổ chức, còn trong tội môi giới mại dâm, thì lại đóng vai trò là người thực hành.
Việc nghiên cứu thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử còn cho thấy tổng hợp thực tế về phạm nhiều tội là những trường hợp mà trong đó những kẻ thực hiện các hành vi phạm tội có biểu hiện khác nhau về thái độ tâm lý đối với hành vi phạm tội của mình, thời gian cách nhau giữa các lần phạm tội càng xa thì tính nguy hiểm cho xã hội càng cao. Bởi lẽ, trong những điều kiện như nhau, thì trường hợp tổng hợp thực tế về phạm nhiều tội mà trong đó các tội phạm xảy ra tại cùng một địa điểm và trong một thòi điểm nhất định thì xét về hành vi và nhân thân người phạm tội ít nguy hiểm cho xã hội hơn so với những trường hợp tổng hợp thực tế về phạm nhiều tội mà trong đó các tội phạm được thực hiện vào những thời điểm xa nhau. Nếu như trong trường hợp thứ nhất, người thực hiện một số tội phạm, đang ỏ trong một trạng thái tâm lý không ổn định, trạng thái tâm lý đó có ảnh hưởng đến tính chất và mức độ của các quyết định tức thời, thì trong trường hợp thứ hai người thực hiện một số tội phạm vào những thời điểm khác nhau, trạng thái tâm lý ổn định hơn, những quyết định về hành vi phạm tội của họ được chuẩn bị kỹ càng hơn. Do đó, việc người phạm tội ở trong trạng thái ổn định như vậy, lại phạm một tội mới chứng tỏ tính nguy hiểm của hành vi và ý thức chống đối xã hội của nhân thân kẻ phạm tội sẽ cao hơn.
2.2. Hai hình thức biểu hiện định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội tổng hợp thực tế
Hình thức thứ nhất, phạm nhiều tội tông hợp thực tế được xác định bởi một tội phạm có mối quan hệ chặt chẽ với một tội phạm khác.
Ví dụ: Khoảng 20 giờ ngày 17-11-2000, Đỗ Văn T và Lê Văn M đang ngồi uống rượu tại một quán nước bên đường quốc lộ số 1, thì thấy một chiếc xe ô tô dừng lại. T và M đi về phía xe ô tô đỗ, trèo lên cabin xin tiền anh Ch là lái xe. Khi anh Ch trả lời không có tiền, T liền thọc tay vào túi quần, lấy ra một quả lựu đạn, khống chế anh Ch, buộc anh Ch phải đưa cho chúng 200.000 đồng. T và M bị định tội danh về hai tội: tội tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng được quy định tại Điều 230 Bộ luật hình sự năm 1999 và tội cướp tài sản được quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự năm 1999. Trong trường hợp này, giữa tội tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng và tội cướp tài sản có sự gắn liền với nhau; tội tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng tạo điều kiện cho tội cưóp tài sản được thực hiện. Cho nên, trường hợp này được định tội danh là phạm nhiều tội tổng hợp thực tế mà tội phạm này có môi quan hệ chặt chẽ với một tội phạm khác.
Hình thức thứ hai, phạm nhiều tội tổng hợp thực tế mà trong đó các tội phạm không liên quan đến nhau do cùng một chủ thể thực hiện.
Ví dụ. Mai Văn D và Trịnh Văn Q là hai đối tượng hình sự quen biết nhau trong trại cải tạo T, bàn nhau đến xã N để cướp tiền, vàng của bà Nguyễn Thị Đ. Khi đến nhà bà Đ lúc 20 giờ, không thấy bà Đ ở nhà, hai tên đã lục soát nhà cửa và lấy trộm một chiếc xe đạp, một chiếc phích đem ra bờ rào nhà bà Đ cất giấu và ngồi đợi. Đến 23 giờ, bà Đ đi xem vô tuyến ở nhà bên cạnh về, thì tên Quyết xông ra dùng hai tay bóp cổ bà Đ, còn tên D xông vào dùng tay giật lấy chiếc hoa tai vàng bên phải. Bị cướp, bà Đ hô hoán dân làng đến cứu và chúng đã bị bắt. Hai tên Mai Văn D và Trịnh Văn Q bị định tội danh về hai tội: tội trộm cắp tài sản (Điều 138 Bộ luật hình sự 1999) và tội cướp tài sản (Điều 133 Bộ luật hình sự 1999). Trong trường hợp này, các hành vi phạm tội của tên D và tên Q đã hợp thành trường hợp phạm nhiều tội tổng hợp thực tế và các hành vi phạm tội đó không liên quan đến nhau.
Thực tiễn định tội danh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử cũng cho thấy, mối liên hệ giữa các tội phạm tạo thành phạm nhiều tội tổng hợp thực tế thuộc hình thức biểu hiện thứ nhất được thể hiện ở chỗ: một trong số cấc tội phạm được thực hiện giữ vai trò là điều kiện, phương tiện, phương thức thực hiện tội phạm khác hoặc một trong số các tội phạm ấy là phương tiện, phương thức che giấu tội phạm khác hoặc tất cả các hành vi phạm tội đó đều được thực hiện bởi một động cơ phạm tội nhất định...
2.3. Định tội danh đối với trường hợp phạm nhiều tội thuộc dạng tổng hợp trừu tượng
Hình thức biểu hiện thứ nhất, phạm nhiều tội tổng hợp trừu tượng xâm hại một khách thể.
Đây là trường hợp bằng một hành vi nguy hiểm cho xã hội người phạm tội đã gây ra hai hay nhiều tội phạm và cả hai hay nhiều tội phạm đó đều hướng tối gây thiệt hại hoặc cùng gây thiệt hại cho một khách thể mà luật hình sự bảo vệ. Trong trường hợp này, mặc dù người phạm tội chỉ có một hành vi nguy hiểm cho xã hội, hành vi ấy chỉ xâm phạm đến một khách thể, nhưng hành vi ấy lại cấu thành hai tội phạm độc lập, do đó khi định tội danh đốì với trường hợp này phải được định tội danh là trường hợp phạm nhiều tội tổng hợp trừu tượng.
Ví dụ: tại nơi làm việc trong phân xưởng điện, Nguyễn Văn H đã có hành vi dùng cưa cưa đứt và lấy trộm 3m ống thép không gỉ từ cỗ máy nung hơi của nhà máy để bấn lấy tiền tiêu xài, làm cho cỗ máy bị hư hỏng hoàn toàn. Như vậy, Nguyễn Văn H bị định tội danh và truy tố về hai tội: tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự 1999 và tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được quy định tại Điều 143 Bộ luật hình sự 1999. Đây là trường hợp phạm nhiều tội tổng hợp trừu tượng xâm hại một khách thể, mà bằng một hành động cưa đứt để lấy trộm 3m ống thép không gỉ, H đã thực hiện hai tội phạm cùng xâm hại một khách thể là quyền sở hữu tài sản của Nhà nước được luật hình sự bảo vệ. Trong trường hợp này, H phải bị định tội danh là phạm nhiều tội tổng hợp trừu tượng.
Trong ví dụ trên, các tội hợp thành phạm nhiều tội tổng hợp trừu tượng đều là các tội cố ý, nhưng thực tiễn định tội danh cho thấy, có trường hợp một tội có lỗi là cố ý còn tội kia lỗi lại là vô ý.
Ví dụ, trong một buổi đi xem phim tại bãi chiếu phim của xã, K và D đã trêu chọc và đánh Trần Văn T nhưng T chạy thoát ra khỏi bãi chiếu phim và chạy về nhà mình. K và D đuổi theo, khi đuổi đến nhà T, chúng la lối và kêu T ra ngoài phô''để “giải quyết”, chúng dùng gạch đập vỡ kính cửa sổ nhà T. ở trong nhà, T lấy khẩu súng săn của bố, nạp vào *đó một viên đạn, chạy về phía K và D đứng. Khi nhìn thấy T cầm súng K và D bỏ chạy, T nâng súng nhằm vào hướng K và D đã chạy, bắn một phát nhưng viên đạn đã trúng vào chị Nguyễn Thị A đang đi lại hướng nhà T, làm chị A chết ngay tại chỗ. Trong trường hợp này, bằng một hành động bắn súng, T đã bị định tội danh phạm hai tội: tội giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh (ở giai đoạn phạm tội chưa đạt) được quy định tại Điều 95 Bộ luật hình sự 1999 và tội vô ý làm chết người được quy định tại Điều 98 Bộ luật hình sự 1999. Đây là trường hợp được định tội danh là phạm nhiều tội tổng hợp trừu tượng xâm hại một khách thể đó là tính mạng, sức khỏe của công dân.
Từ hai ví dụ trên đây, có thể chia phạm nhiều tội tổng hợp trừu tượng xâm hại một khách thể làm hai trường hợp: phạm nhiều tội tổng hợp trừu tượng xâm hại một khách thể có cùng một hình thức lỗi và trường hợp phạm nhiều tội tổng hợp trừu tượng xâm hại một khách thể có hình thức lỗi khác nhau.
Hình thức biểu hiện thứ hai, phạm nhiều tội tổng hợp trừu tượng xâm hại đến nhiều khách thể
Đây là trường hợp bằng một hành vi nguy hiểm cho xã hội, kẻ phạm tội đã gây ra hai hay nhiều tội phạm trở lên và các tội phạm đó xâm hại tới hai hay nhiều khách thể khác nhau.
Ví dụ: ngày 25 tháng 5 năm 2000, anh Giang Khôn M và anh Hồng Quang V quốc tịch Đài Loan là chuyên gia đang thi công xây dựng nhà máy đường ở tỉnh T, lái xe trên đường về nhà máy. Khi đến cầu VB, thì gặp Trần Văn K và Nguyễn Văn T đang đi ngênh ngang trên đường, anh Hồng Quang Vinh bóp còi xin đường, T, K không những không nhường đường mà K còn dùng bã mía ném vào cabin buộc anh V phải dừng xe lại. Khi xe dừng lại, anh Hồng Quang V hỏi K bằng tiếng Đài Loan, nhưng bọn K không hiểu, anh V xô K ngã. Thấy vậy, K và T dùng mía vụt liên tiếp vào người anh V và anh M, rồi nhặt gạch, đá ném và dùng tay chân đấm đá làm anh M bị gãy chân, còn anh V bị gãy tay. K và T bị định tội danh về hai tội: tội cố ý gây thương tích được quy định tại Điều 105 Bộ luật hình sự 1999 và tội gây rôì trật tự công cộng được quy định tại Điều 245 Bộ luật hình sự 1999. Bằng một hành động phạm tội, K và T đã xâm hại hai khách thể: trật tự, an toàn công cộng và sức khỏe của con người. Đây là trường hợp được định tội danh là phạm nhiều tội tổng hợp trừu tượng xâm hại nhiều khách thể khác nhau, nhưng có cùng một hình thức lỗi cố ý.
Tuy nhiên, thực tiễn định tội danh còn cho thấy, cũng có những trường hợp phạm nhiều tội tổng hợp trừu tượng xâm hại nhiều khách thể khác nhau, có các hình thức lỗi khác nhau. Ví dụ: Nguyễn Văn A đã có hành vi gây rôì trật tự công cộng nơi đường phố và đấm nhiều cú đấm vào mặt K, làm K ngã đập đầu xuống đường bị chấn thương sọ não và đã chết sau đó vài giờ. Nguyễn Văn A đã bị định tội danh và truy tố về hai tội: tội gây rối trật tự công cộng (Điều 245 Bộ luật hình sự 1999) và tội vô ý làm chết người (Điều 98 Bộ luật hình sự 1999). Đối với trường hợp này, lỗi của bị cáo đốì với hành động gây rối là cố ý,- còn đốì với cái chết của K là lỗi vô ý. Khi đấm vào mặt K, bị cáo không thấy trước người bị hại có thể bị ngã đập đầu xuống đường gây nên tử vong mặc dù y cần phải thấy trước và có thể thấy trước được điều đó. Trong trường hợp này, Nguyễn Văn A cũng bị định tội danh là phạm nhiều tội tổng hợp trừu tượng.
Trong lý luận định tội danh đối với trường hợp phạm nhiều tội tổng hợp trừu tượng xâm hại nhiều khách thể khác nhau được chia thành hai dạng:
+ Phạm nhiều tội tổng hợp trừu tượng xâm hại đến các khách thể cùng loại
+ Phạm nhiều tội tổng hợp trừu tượng xâm hại đến các khách thể khác loại.
Sau khi nghiên cứu thực tiễn định tội danh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thì trường hợp phạm nhiều tội tổng hợp trừu tượng xâm hại đến các khách thể cùng loại là những trường hợp trong đó các tội phạm cùng xâm phạm những khách thể giống nhau được quy định tại một điều luật của Bộ luật hình sự và được thực hiện bởi hình thức lỗi giống nhau, khi định tội danh trong trường hợp này phải định tội danh là hai tội độc lập. Ví dụ: một người mua bán trái phép chất ma tuý và bị bắt, khi khám nhà phát hiện người đó còn tàng trữ một lượng ma tuý nhất định. Trong trường hợp này, người phạm tội phải bị định tội danh và truy tố về hai tội: tội mua bán trái phép chất ma tuý và tội tàng trữ trái phép chất ma tuý đều theo Điều 194 Bộ luật hình sự 1999. Còn trường hợp phạm nhiều tội tổng hợp trừu tượng xâm hại đến các khách thể khác loại là những trường hợp mà trong đó các tội phạm xâm phạm đếh những khách thể khác nhau được quy định tại các điều luật khác nhau của Bộ luật hình sự và được thực hiện bởi hình thức lỗi giông nhau hoặc khác nhau (xem các ví dụ trên).
Trong một số trường hợp phạm nhiều tội tổng hợp trừu tượng, hành động có tính chất đơn giản, xảy ra một lần, chẳng hạn như một người đốt nhà nhằm hủy hoạt tài sản và tưóc đoạt tính mạng của người khác, nhưng trong rất nhiều trường hợp, hành động có tính chất phức tạp gồm một chuỗi hành động có mục đích nhất định, có thể xảy ra trong một thời gian dài.
Ví dụ: khi đi dự đám cưởi một người bạn, Trịnh Văn T rủ mấy thanh niên cùng làng gây sự với một số thanh niên làng bên cạnh cùng sang dự đám cưới. Hai bên dùng gạch đá ném nhau làm cho những thanh niên làng bên cạnh phải chạy ra khỏi làng. T chạy theo và dùng gậy tre đập vào đầu một thanh niên làng bên cạnh tên là Ph làm cho Ph bị gục ngay tại chỗ. Sau đó, Phong được đưa đi cấp cứu, nhưng do vết thương quá nặng ở đầu, Ph đã chết lúc 3 giờ sáng ngày hôm sau. T bị định tội danh về hai tội: tội giết người được quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự 1999 và tội gây rối trật tự công cộng được quy định tại Điều 245 Bộ luật hình sự 1999.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về nội dung "Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội được thực hiện như thế nào?". Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900 6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật Minh Khuê - Sưu tầm & biên tập