Mục lục bài viết
- 1. Những trường hợp được bố trí tái định cư?
- 2. Đồng sở hữu đất nhiều hộ gia đình khi thu hồi đất có được bố trí tái định cư cho từng hộ gia đình không?
- 3. Quy định pháp luật về bồi thường về đất đối với những người đang đồng quyền sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất
- 4. Suất tái định cư tối thiểu khi Nhà nước thu hồi đất được quy định như thế nào?
1. Những trường hợp được bố trí tái định cư?
Theo quy định tại Điều 79 Luật Đất đai năm 2013 (thay thế bởi: Luật đất đai năm 2024), Điều 6 Nghị định 47/2014/NĐ-CP, thì 04 trường hợp sau được ở nhà ở tái định cư như sau:
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam khi Nhà nước thu hồi đất ở mà có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư khi đáp ứng đủ 02 điều kiện:
- Bị thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Hộ gia đình, cá nhân không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi.
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam khi Nhà nước thu hồi đất ở mà có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai mà trong hộ có nhiều thế hệ, nhiều cặp vợ chồng cùng chung sống trên một thửa đất ở thu hồi nếu đủ điều kiện để tách thành từng hộ gia đình riêng theo quy định của pháp luật về cư trú hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một (01) thửa đất ở thu hồi thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quỹ đất ở, nhà ở tái định cư và tình thực tế tại địa phương quyết định mức đất ở, nhà ở tái định cư cho từng hộ gia đình.
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở nằm trong hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải di chuyển chỗ ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất trong hành lang an toàn thì được bố trí tái định cư; được bồi thường chi phí di chuyển, và được hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất.
- Hộ gia đình, cá nhân trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người bị thu hồi đất mà không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở.
2. Đồng sở hữu đất nhiều hộ gia đình khi thu hồi đất có được bố trí tái định cư cho từng hộ gia đình không?
Liên quan đến vấn đề bố trí tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, theo quy định tại Điều 6 Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định như sau: Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở Việc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở quy định tại Điều 79 của Luật Đất đai được thực hiện theo quy định sau đây:
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam khi Nhà nước thu hồi đất ở mà có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì việc bồi thường về đất được thực hiện như sau:
- Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà hộ gia đình, cá nhân không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư;
- Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà hộ gia đình, cá nhân còn đất ở, nhà ở khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được bồi thường bằng tiền. Đối với địa phương có điều kiện về quỹ đất ở thì được xem xét để bồi thường bằng đất ở.
- Trường hợp trong hộ gia đình quy định tại Khoản 1 Điều này mà trong hộ có nhiều thế hệ, nhiều cặp vợ chồng cùng chung sống trên một thửa đất ở thu hồi nếu đủ điều kiện để tách thành từng hộ gia đình riêng theo quy định của pháp luật về cư trú hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một (01) thửa đất ở thu hồi thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quỹ đất ở, nhà ở tái định cư và tình thực tế tại địa phương quyết định mức đất ở, nhà ở tái định cư cho từng hộ gia đình.
Theo quy định trên thì còn phải tùy thuộc vào hộ gia đình có đất bị thu hồi như thế nào. Nếu theo quy định trên thì khi trong hộ có nhiều thế hệ, nhiều cặp vợ chồng cùng chung sống trên một thửa đất ở thu hồi nếu đủ điều kiện để tách từng hộ gia đình riêng theo quy định của Luật Cư trú thì UBND cấp tỉnh sẽ căn cứ vào quỹ đất ở, nhà ở tái định cư và tình thực tế tại địa phương quyết định việc bố trí tái định cư này chứ không có quy định cụ thể hơn. Cho nên không mặc định trường hợp trong hộ có nhiều người thì từng người sẽ được bố trí tái định cư. Do đó, anh có thể liên hệ cơ quan có thẩm quyền để được giải đáp cụ thể hơn.
3. Quy định pháp luật về bồi thường về đất đối với những người đang đồng quyền sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất
Việc bồi thường về đất của Nhà nước luôn phải tuân thủ các nguyên tắc bồi thường về đất. Khi có đủ điều kiện được bồi thường về đất, người sử dụng đất sẽ được Nhà nước tiến hành bồi thường theo đúng trình tự bồi thường về đất. Việc bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất đối với những người đang đồng quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 như sau:
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất chung có đồng quyền sử dụng đất, khi Nhà nước thu hồi đất được bồi thường theo diện tích đất thuộc quyền sử dụng; nếu không có giấy tờ xác định diện tích đất thuộc quyền sử dụng riêng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thì bồi thường chung cho các đối tượng có đồng quyền sử dụng đất.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn việc phân chia tiền bồi thường về đất cho các đối tượng đồng quyền sử dụng quy định tại Khoản 1 Điều này.
Theo đó, bồi thường về đất đối với những người đang đồng quyền sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện như trên.
4. Suất tái định cư tối thiểu khi Nhà nước thu hồi đất được quy định như thế nào?
Suất tái định cư tối thiểu được quy định theo căn cứ theo Điều 27 Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định như sau:
- Suất tái định cư tối thiểu quy định tại Khoản 4 Điều 86 của Luật Đất đai 2013 được quy định bằng đất ở, nhà ở hoặc bằng nhà ở hoặc bằng tiền để phù hợp với việc lựa chọn của người được bố trí tái định cư.
- Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được quy định bằng đất ở, nhà ở thì diện tích đất ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa tại địa phương và diện tích nhà ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích căn hộ tối thiểu theo quy định của pháp luật về nhà ở. Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được quy định bằng nhà ở thì diện tích nhà ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích căn hộ tối thiểu theo quy định của pháp luật về nhà ở. Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được tính bằng tiền thì khoản tiền cho suất tái định cư tối thiểu tương đương với giá trị một suất tái định cư tối thiểu bằng đất ở, nhà ở tại nơi bố trí tái định cư.
- Căn cứ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này và tình hình cụ thể của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định suất tái định cư tối thiểu bằng đất ở nhà ở, bằng nhà ở và bằng tiền.
Theo đó, suất tái định cư tối thiểu quy định tại khoản 4 Điều 86 Luật Đất đai 2013 được quy định bằng đất ở, nhà ở hoặc bằng nhà ở hoặc bằng tiền để phù hợp với việc lựa chọn của người được bố trí tái định cư.
Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được quy định bằng đất ở, nhà ở thì diện tích đất ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa tại địa phương và diện tích nhà ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích căn hộ tối thiểu theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được quy định bằng nhà ở thì diện tích nhà ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích căn hộ tối thiểu theo quy định của pháp luật về nhà ở. Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được tính bằng tiền thì khoản tiền cho suất tái định cư tối thiểu tương đương với giá trị một suất tái định cư tối thiểu bằng đất ở, nhà ở tại nơi bố trí tái định cư.
Quý khách hàng có thể tham khảo bài viết liên quan sau:
- Đất tái định cư là gì? Giá đất tái định cư được tính như thế nào?
- Điều kiện để được hỗ trợ tái định cư và cách tính bồi thường tái định cư?
- Tổ chức nào thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư?
Trên đây là tư vấn của luật Minh Khuê, Mong rằng bài viết trên của chúng tôi sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn. Bạn đọc nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật đất đai: 1900.6162 của chúng tôi để được tư vấn trực tiếp, giải đáp thắc mắc một cách nhanh chóng và kịp thời. Quý khách hàng có yêu cầu báo giá dịch vụ tư vấn vui lòng gửi yêu cầu về địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi nội dung tư vấn của chúng tôi. Xin trân trọng cảm ơn quý khách.