Mục lục bài viết
1. Bổ sung quy định về Phát triển quỹ đất trong dự thảo Luật đất đai
Nhằm đảm bảo việc sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí đất , tại Dự thảo Luật đất đai sửa đổi có bổ sung quy định về Phát triển quỹ đất. Cụ thể tại Dự thảo Luật đất đai có bổ sung chương VIII về Phát triển quỹ đất với 6 điều luật bắt đầu từ Điều 101 đến Điều 106.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của Nhà đầu tư phát triển quỹ đất để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng đất của các dự án đầu tư, đấu giá quyền sử dụng đất tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tại Điều 101 Dự thảo luật có quy định về đất đưa vào để tạo quỹ đất bao gồm:
- Đất thu hồi theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để tạo quỹ đất.
- Đất thu hồi vùng phụ cận của các dự án, công trình thuộc diện Nhà nước thu hồi đất.
- Đất thu hồi theo quy định tại khoản 1 Điều 69 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 70 của Luật này.
- Đất do Nhà nước quản lý nhưng chưa đưa vào sử dụng.
- Đất được tạo lập từ việc thực hiện dự án lấn biển đầu tư bằng nguồn vốn của Nhà nước.
- Đất thu hồi của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp do sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; do sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp sử dụng đất có nguồn gốc nông, lâm trường. Trường hợp phải thu hồi đất quy định tại a, b, c và đ nêu trên được thực hiện theo dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
Ngoài ra, Điều 102 Dự thảo Luật đất đai có quy định về thu hồi đất để tạo dự án, quy định cụ thể như sau:
- Tổ chức phát triển quỹ đất là chủ đầu tư các dự án thu hồi đất để tạo quỹ đất trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, gồm: có các dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng khai thác quỹ đất vùng phụ cận của các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và các dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng được tách từ các dự án đầu tư thuộc trường hợp thu hồi đất quy định tại Điều 67 Luật này.
- Dự thảo luật còn quy định các dự án thu hồi đất để tạo quỹ đất sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư thì đưa vào danh mục dự án thu hồi đất trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua.
- Thẩm quyền phê duyệt dự án dự án luật quy định thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phê duyệt dự án thu hồi đất để tạo quỹ đất và giao cho Tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện.
2. Hoàn thiện có chế xác định giá đất và bảng giá đất theo nguyên tắc thị trường trong dự Thảo Luật đất đai sửa đổi
Giá đất là một vấn đề rất được quan tâm trọng Dự thảo mới, bên cạnh các nội dung khác, bởi việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư trong trường hợp nhà nước thu hồi đất có sự ảnh hưởng của việc quy định giá đất. Trên thực tế, với việc quy định giá đất như hiện nay đang chưa đảm bảo được đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp của của người đân trong các trường hợp có liên quan khi phải căn cứ vào giá đất để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, do đó, tại Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), quy định về giá đất đã được điều chỉnh một số vấn đề nhất định: Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đề xuất hoàn thiện cơ chế xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường, các cơ chế kiểm tra, giám sát của Trung ương và Hội đồng nhân dân trong việc xây dựng bảng giá đất. Bổ sung, hoàn thiện các quy định bảo đảm công khai, minh bạch như: Công khai giá đất, giao dịch qua các sàn giao dịch đối với các dự án khu dân cư, khu đô thị, nhà ở thương mại.
Bên cạnh đó, Dự thảo Luật tiếp tục quy định bảng giá đất được ban hành hằng năm để bảo đảm giá đất phù hợp với nguyên tắc thị trường. Tuy nhiên, bổ sung quy định về chuyển tiếp thực hiện theo hướng tiếp tục sử dụng bảng giá đất hiện hành đến hết năm 2025 để các địa phương có đủ thời gian để xây dựng, ban hành bảng giá đất mới theo quy định mới của Luật Đất đai...
Bên cạnh đó, Dự thảo Luật cũng đưa ra quy định cụ thể về nguyên tắc định giá đất, giá đất thị trường, căn cứ định giá đất, thông tin đầu vào để xác định giá đất, và các phương pháp định giá đất, cụ thể Dự thảo Luật quy định việc định giá đất phải được tiến hành theo phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường và phải tuân thủ đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, bên cần đó cần đáp ứng tính khách quan, công khai, minh bạch, và sự độc lập trong các khâu xác định giá đất, thẩm định giá đất,.....
Ngoài ra dự thảo Luật cũng đưa ra quy định về việc Ủy ban nhân dân có thẩm quyền trong việc phê duyệt giá đất cụ thể trong thời gian là không quá 180 ngày kể từ ngày có quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, chuyển hinh thức sử dụng đất, điều chỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất và điều chỉnh quy hoạch chi tiết.
3. Dự thảo Luật đất đai sửa đổi: Sẽ có ngân hàng đất nông nghiệp
Bên cạnh việc bổ sung các quy định về pháp triển quỹ đất, các quy định về giá đất và bản giá đất,.....trong dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) còn bổ sung quy định về ngân hàng đất nông nghiệp, cụ thể tại Điều 108 Dự thảo Luật đất đai sửa đổi có quy định như sau:
- Về định nghĩa đất nông nghiệp, dự thảo quy định, ngân hàng đất nông nghiệp là doanh nghiệp nhà nước do Chính phủ thành lập theo quy định của pháp luật doanh nghiệp.
- Về chức năng của ngân hàng đất nông nghiệp, Dự thảo Luật đất đai sửa đổi có quy định, ngân hàng đất nông nghiệp có chức năng tạo lập quỹ đất nông nghiệp thông qua việc thuê quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhận ký gửi quyền sử dụng đất nông nghiệp; cho nhà đầu tư có nhu cầu thuê, thuê lại để sản xuất nông nghiệp.
- Dự thảo Luật cũng quy định rõ hoạt động của Ngân hàng đất nông nghiệp không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.
- Kinh phí hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp được cấp từ ngân sách nhà nước, ứng từ Quỹ phát triển đất hoặc Quỹ đầu tư phát triển, quỹ tài chính khác được ủy thác; vay từ các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam; huy động vốn của các tổ chức, cá nhân và các nguồn khác theo quy định của pháp luật để thực hiện việc tạo lập quỹ đất.
- Dự thảo luật cũng quy định rõ Chính phủ thực hiện quy định chi tiết về ngân hàng đất nông nghiệp.
Như vây, trong Dự thảo Luật đất đai sửa đổi có quy định về ngân hàng đất nông nghiệp, theo đó, ngân hàng đất nông nghiệp sẽ do Chính phủ thành lập dựa trên các quy định của pháp luật về doanh nghiệp, và được thành lập với chức năng tạo lập quỹ đất nông nghiệp thông qua các hình thức thuê quyền sử dụng, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhận ký gửi quyền sử dụng đất nông nghiệp; cho nhà đầu tư có nhu cầu thuê, thuê lại đất để sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, Dự thảo luật cũng quy định rõ Ngân hàng đất nông nghiệp hoạt động không vì mục đích lợi nhuận và được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán và được miễn thuế và các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước. Về kinh phí hoạt động, ngân hàng đất nông nghiệp được cấp từ ngân sách nhà nước, ứng từ Quỹ phát triển đất hoặc Quỹ đầu tư phát triển, quỹ tài chính khác được ủy thác; vay từ các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam; huy động vốn của các tổ chức, cá nhân và các nguồn để thực hiện việc tạo lập quỹ đất theo quy định của pháp luật.
Trên đây là một số vấn đề về ngân hàng đất nông nghiệp, để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này, tham khảo bài viết: Nội dung nổi bật của Dự thảo Luật đất đai sửa đổi.
Mọi thắc mắc liên hệ đầu số tổng đài 19006162 hoặc địa chỉ email lienhe@luatminhkhue.vn để được giải đáp chi tiết.
Trân trọng !