Tôi cũng là một trong số những người có ý định muốn mua máy này vì cũng có một người bạn là giáo viên ở nơi khác cũng mua của công ty này bảo nó dùng để giúp khử những chất độc dùng trong thực phẩm, rất hữu ích. Chuyện sẽ không có gì nếu người đứng đầu công ty này (lúc này đã chuyển vào làm việc phía Nam, khoe là chức vụ lớn hơn) không thường xuyên liên lạc với tôi sau đó, người này đã chủ động đề nghị chuyển trường cho tôi vì nói là có mối quan hệ thân thiết với Phó giám đốc Sở. Họ bảo là không cần tiền để đưa cho PGĐ ( thường tiền để chuyển trường được thì 1 giáo viên ít nhất cũng phải từ 50 triệu trở lên).Tôi thực sự không tin tưởng một người chỉ quen biết sơ sơ như vậy mà lại giúp mình chuyển trường với tiền quà cáp nói là dăm, bảy triệu, nên đã phớt lờ đề nghị. Nhưng sau đó do anh ta nắm trong long bàn tay và có thể đọc vanh vách các trường ở lân cận thành phố (nơi tôi muốn xin về) thừa , thiếu mấy giáo viên bộ môn tôi nên tôi đã sai lầm tin tưởng. Qua điện thoại, trao đổi , và hỏi ý kiến của bạn bè người thân, tôi chuyển cho anh ta lần đầu 10 triệu . Sau đó anh ta bảo do các lí do khác nhau nên tôi yêu cầu tôi chuyển thêm 10 triệu nữa. Và sau đó bảo đợi hết học kỳ. Qua ba, bốn tháng rồi đến hết học kỳ, có đòi lại nhưng anh ta bảo lí do này lí do khác rồi không trả. Tôi dọa lên PGĐ hỏi xem có thực sự anh ta có mối quan hệ với cô ấy không thì anh ta nói là cô ấy đã gửi trả lại anh ta rồi, giờ coi như anh ta vay tiền của tôi nhưng chưa có trả. Giờ tôi gọi thì anh ta không bắt máy, và tôi cũng xác nhận là mình đã bị lừa. Tôi cũng đã đề phòng mình bị lừa nên có ghi âm lại các cuộc gọi khi muốn lấy lại tiền (mà họ có thừa nhận), giữ lại giấy chuyển tiền . Vậy xin hỏi luật sư trong trường hợp này có thể làm gì để có thể vạch trần được tội lừa đảo của người này và lấy lại tiền ?
Tôi xin cảm ơn!
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn Luật hình sự của công ty Luật Minh Khuê
Luật sư tư vấn Luật hình sự gọi:1900.6162
Trả lời
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009
Nội dung tư vấn
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đã đưa cho người khác tổng số tiền là 20 triệu đồng để nhờ chuyển công tác.Tuy nhiên thì sau một quãng thời gian dài bạn vẫn không nhận được quyết định chuyển công tác và người này không trả lại tiền cho bạn. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn cho bạn hai khả năng như sau:
- Nếu khi đưa tiền, bạn và người này kí với nhau hợp đồng vay tài sản thì hợp đồng này sẽ bị tuyên bố vô hiệu. Như vậy, theo quy định tại khoản 2 Điều 137 thì các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận và khôi phục lại tình trạng ban đầu.
"Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường"
Như vậy, người nhận chạy việc cho bạn sẽ phải hoàn trả lại cho bạn số tiền 20 triệu đồng đã nhận từ bạn. Nếu người này nhất định không trả thì bạn có quyền kiện ra Tòa để đòi lại số tiền đã đưa. Khi nộp đơn thì bạn sẽ phải đưa kèm theo các chứng cứ như giấy chuyển tiền, bản ghi âm các cuộc gọi đòi tiền.
- Ngoài ra, có thể xem xét người này về tội lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự.
" Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm"
"Điều 279. Tội nhận hối lộ
- Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
đ) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
- Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản".
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Luật sư hình sự.