Mong nhận được tư vấn từ công ty! Chân thành cảm ơn!

Người gửi: HN

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật Doanh nghiệp của công ty Luật Minh Khuê

Có được phép đưa tiền đặt cọc vào chi phí doanh nghiệp ?

Luật sư tư vấn Luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Công ty Luật Minh Khuê đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi thắc mắc về cho chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi giải đáp như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

Luật thu nhập doanh nghiệp năm 2008

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013

Thông tư số 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

2. Nội dung tư vấn:

Trích dẫn nội dung: "Hiện công ty chúng tôi có mua bán với công ty A do bên tôi không nhận hàng vì giá lên quá cao so với hiện tại, chúng tôi chấp nhận mất cọc và không nhận hàng." Như vậy, phần chi phí này được coi là thu nhập khác quy định tại Khoản 13 Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC:

"Điều 7. Thu nhập khác

Thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu nhập này không thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập sau:

13. Trường hợp doanh nghiệp có khoản thu về tiền phạt, tiền bồi thường do bên đối tác vi phạm hợp đồng hoặc các khoản thưởng do thực hiện tốt cam kết theo hợp đồng phát sinh cao hơn khoản chi tiền phạt, tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng (các khoản phạt này không thuộc các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính), sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại tính vào thu nhập khác.

Trường hợp doanh nghiệp có khoản thu về tiền phạt, tiền bồi thường do bên đối tác vi phạm hợp đồng hoặc các khoản thưởng do thực hiện tốt cam kết theo hợp đồng phát sinh thấp hơn khoản chi tiền phạt, tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng (các khoản phạt này không thuộc các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính), sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại tính giảm trừ vào thu nhập khác. Trường hợp đơn vị trong năm không phát sinh thu nhập khác thì được giảm trừ vào thu nhập hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các khoản thu về tiền phạt, tiền bồi thường nêu trên không bao gồm các khoản tiền phạt, tiền bồi thường được ghi giảm giá trị công trình trong giai đoạn đầu tư."

Căn cứ vào quy định trên có 2 trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1: Khoản chi tiền đặt cọc nhỏ hơn khoản thu về tiền phạt, tiền bồi thường do bên đối tác vi phạm hợp đồng hoặc các khoản thưởng do thực hiện tốt cam kết theo hợp đồng thì doanh nghiệp phải để phần chênh lệch còn lại tính vào thu nhập khác sau khi bù trừ. Nói cách khác khoản tiền cọc lúc này sẽ không được tính vào chi phí doanh nghiệp.

Trường hợp 2: Khoản chi tiền đặt cọc lớn hơn khoản thu về tiền phạt, tiền bồi thường do bên đối tác vi phạm hợp đồng hoặc các khoản thưởng do thực hiện tốt cam kết theo hợp đồng thì doanh nghiệp phải để phần chênh lệch còn lại tính giảm trừ vào thu nhập khác sau khi bù trừ. Có thể hiểu rằng khoản tiền cọc mà doanh nghiệp mất khi không nhận hàng lúc này sẽ được đưa vào chi phí doanh nghiệp.  

Tuy nhiên, để có thể đưa tiền cọc vào chi phí doanh nghiệp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, công ty bạn phải có đủ các điều kiện được quy định tại Khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013:

"5. Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:
 “Điều 9. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi khi xác định thu nhập chịu thuế nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật."

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật về doanh nghiệp và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác bạn có thể trực tiếp đến văn phòng của công ty chúng tôi vào giờ hành chính ở địa chỉ trụ sở Công ty luật Minh Khuê hoặc bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email Tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua Email hoặc gọi điện để được tư vấn qua tổng đài 1900.6162.

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP