1. Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lọi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định

về bảo vệ bờ, bãi sông được quy định như thế nào?

Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lọi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông được quy định tại Điều 238 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 cụ thể như sau:

Điều 238. Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lọi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỳ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gầy tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61°/o đến 121% hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đằng, nếu không thuộc trường họp quy định tại Điều 303 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Xây nhà, công trĩnh trải phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, công trình phòng, chổng thiên tai;
b) Làm hư hỏng công trĩnh thủy lợi, đê điều, công trình phòng, chổng thiên tai, công trình bảo vệ, khai thác, sử dụng, quan trắc, giảm sát tài nguyên nước, công trĩnh phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
c) Khoan, đào thăm dò, khảo sát, khai thác đất, đá, cát sỏi, khoáng sản, nước dưới đất trái phép;
d) Sử dụng chất nổ, gây nổ, gây cháy trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, công trĩnh phòng, chống thiên tai, công trĩnh bảo vệ, khai thác, sử dụng, quan trắc, giám sát tài nguyên nước, công trình phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, trừ trường hợp có giấy phép hoặc trường hợp khẩn cấp do luật định;
đ) Vận hành hồ chứa nước không đúng quy trĩnh vận hành hồ chứa, quy trĩnh vận hành liên hồ chứa; vận hành công trĩnh phân lũ, làm chậm lũ không đủng với quy trình, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, trừ trường hợp đặc biệt thực hiện theo quyết định của ngiĩờì có thẩm quyền.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường họp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm chết người;
d) Gây thưong tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
đ) Gây thiệt hại từ300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đên 10 năm:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 02 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường họp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm.

Dựng lều quán trong hành lang bảo vệ an toàn đê điều chịu trách nhiêm hình sự khi nào?

Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.6162

2. Bình luận

Điều luật gồm có 5 khoản, trong đó khoản 1 quy định các dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản của tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông; các khoản 2, 3 quy định các trường họp phạm tội tăng nặng; khoản 4 quy định khung hình phạt bổ sung đối với người phạm tội và khoản 5 quy định khung hình phạt cho pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự. Đây là tội phạm mới, lần đầu tiên được quy định trong BLHS.

2.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.

2.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm này được liệt kê từ điểm a đến điểm đ khoản 1 bao gồm:
Thứ nhất, hành vi xây nhà, công trình trái phép trong phạm vi bảo vệ công trĩnh thủy lợi, đê điều, công trình phòng, chống thiên tai: Đây là hành vi xây dựng nhà cửa, hàng quán hoặc các công trình khác trong khu vực không được phép xây dựng. Đây là khu vực cấm nằm trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều, công trình phòng, chống thiên tai. Trong đó, “phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm công trình và vùng phụ cận”.
Việc xây dựng trái phép nhà cửa hoặc các công trình khác trong nhõng khu vực kể trên ảnh hưởng lớn đến hoạt động vận hành các công trình thuỷ lợi, đê điều hoặc công trình phòng, chống thiên tai. Do vậy, việc làm này có thể dẫn đến hậu quả thiệt hại rất lớn cho xã hội khi có thiên tai như bão, lũ hay động đất...
Thứ hai, hành vi làm hư hỏng công trĩnh thủy lợi, đê điều, công trĩnh phòng, chổng thiên tai, công trình bảo vệ, khai thác, sử dụng, quan trắc, giám sát tài nguyên nước, công trĩnh phòng, chong và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra: Đây là hành vi xâm phạm các công trình khác nhau có ý nghĩa quan trọng đối với xã hội. Trong đó, công trình thủy lợi bao gồm “... đập, hồ chứa nước, cóng, trạm bom, hệ thống ống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi”; đê điều "... bao gồm đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê và công trình phụ trợ”; công trình phòng, chống thiên tai "... bao gồm trạm quan trắc khí tượng, thủy văn, hải văn, địa chấn, cảnh báo thiên tai; công trình đê điều, hồ đập, chống úng, chống hạn, chống sạt lở; khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền, nhà kết hợp sơ tán dân và công trình khác phục vụ phòng, chống thiên tai”. Ngoài 3 loại công trình này, điều luật còn quy định loại công trình thứ tư liên quan đến tài nguyên nước. Đó là các công trình khác liên quan đến việc bảo vệ, khai thác, sử dụng, quan trắc, giám sát tài nguyên nước cũng như các công trình phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra. Tài nguyên nước là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng bậc nhất đối với đời sống con người, “tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Việc xây dựng và vận hành các công trình liên quan đến việc bảo vệ, khai thác, sử dụng, quan trắc, giám sát tài nguyên nước cũng như các công trình phòng, chống và khắc phục hậu qủa tác hại do nước gây ra là cần thiết, có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế cũng như đổi với xã hội nói chung. Vì thế, mọi hành vi làm hư hỏng các công trình này có thể gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lớn đến tính mạng, sức khoẻ và tài sản.
Hành vi làm hư hỏng ở đây được hiểu là những hành vi làm giảm một phần giá trị sử dụng của các công trình thuỷ lợi, đê điều, công trình phòng, chống thiên tai, công trình bảo vệ, khai thác, sử dụng, quan trắc, giám sát tài nguyên nước, công trình phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra như đập, phá, khoan đào,... làm hỏng kết cấu hoặc làm hỏng các thiết bị để vận hành các công trình kể trên.
Ở đây, cần chú ý: Hành vi cố ý làm hư hỏng các công trình trên đây nhưng đã được coi là công trình quan trọng về an ninh quốc gia thì hành vi không cấu thành tội phạm này mà bị xử lý về tội phá huỷ công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303 BLHS).
Thứ ba, hành vỉ khoan, đào thăm dò, khảo sát, khai thác đất, đá, cát sỏi, khoáng sản, nước dưới đất trái phép'. Đây là các hành vi được tiến hành mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoặc được tiến hành không đúng với nội dung giấy phép. Việc khai thác đất, đá, cát sỏi trái phép hiện nay đang là hiện tượng đáng báo động, hành vi này khi được thực hiện một cách trái phép, thiếu sự thăm dò, khảo sát một cách khoa học có thể gây ra hiện tượng sạt lở đất đe dọa tính mạng, sức khoẻ cũng như tài sản. Nguy hiểm tương tự như vậy là các hành vi khoan, đào thăm dò, khảo sát, khai thác khoáng sản, nước dưới đất một cách trái phép.
Các hành vi trên đây ngoài huỷ hoại môi trường, còn ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của người dận cũng như kéo theo nhiều hậu quả nghiêm trọng khác như huỷ hoại đường sá, xâm hại rừng, làm nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội và làm giảm trữ lượng khoáng sản quốc gia.
Thứ tư, hành vi sử dụng chất nổ, gây nẻ, gây cháy trong phạm vì bảo vệ công trĩnh thủy lợi, đê điều, công trĩnh phòng, chổng thiên tai, công trĩnh bảo vệ, khai thác, sử dụng, quan trắc, giám sát tài nguyên nước, công trĩnh phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, trừ trường hợp có giấy phép hoặc trường hợp khẩn cấp do luật định.
Như đã bình luận, phạm vi bảo vệ các công trình thuỷ lợi, đê điều, công trình phòng, chống thiên tai,... là khu vực rất quan trọng, cần được bảo vệ vì sự an toàn của các công trình này. Hành vi sử dụng chất nổ, gây nổ, gây cháy trong khu vực này đều có thể gây thiệt hại cho các công trình, từ đó có thể gây ra thiệt hại về người và tài sản như hành vi đánh cá bằng thuốc nổ trong phạm vi bảo vệ các công trình thuỷ lợi, đê điều. Do vậy, hành vi sử dụng chất nổ, gây nổ, gây cháy trong khu vực này được quy định là hành vi khách quan của tội phạm, trừ trường hợp có giấy phép hoặc trong trường hợp khẩn cấp do luật định.
Thứ năm, hành vi vận hành hồ chứa nước không đúng quy trĩnh vận hành hồ chứa, quy trĩnh vận hành liên hồ chứa; vận hành công trình phân lũ, làm chậm lũ không ăúng với quy trình, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, trừ trường hợp đặc biệt thực hiện theo quyết định của người có thẩm quyền.
Theo quy định, các hồ chứa nước hoặc liên hồ chứa nước được vận hành theo các quy trình do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Đây là cơ sở pháp lý cho việc quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, thủy điện; gắn chế độ vận hành của công trình với các yêu cầu về phòng, chống lũ và điều tiết nước dưới hạ du các hồ để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tể, bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường của các địa phương trên các lưu vực sông lớn, quan trọng. Ngoài ra, việc ban hành các quy trình vận hành này cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm đảm bảo sử dụng tổng hợp nguồn nước và phòng chống tác hại do nước gây ra. Việc vận hành các hồ chứa nước, liên hồ chứa nước đúng quy trình không những cung cấp điện năng mà còn góp phần vào hoạt động cắt, giảm, làm chậm lũ cho hạ du trong mùa mưa và cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, khắc phục hạn hán trong mùa khô. Trái lại, việc vận hành các hồ chứa nước, liên hồ chứa hay các công trình phân lũ, làm chậm lũ không đúng quy trình, quy chuẩn kỹ thuật cho phép có thể gây ra thiệt hại lớn về người và tài sản. Do vậy, những hành vi này được quy định là hành vi khách quan của tội phạm. Tuy nhiên, những hành vi này sẽ không bị coi là hành vi phạm tội khi được thực hiện theo quyết định của người có thẩm quyền. Đây là trường hợp vì lý do khách quan đặc biệt mà người có thẩm quyền phải ra quyết định như vậy.

2.3 Dấu hiệu hậu quả của tội phạm

Hậu quả của tội phạm được điều luật quy định có thể là:
Thứ nhất, thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của (01) người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
Thứ hai, thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% trở lên; hoặc
Thứ ba, thiệt hại về tài sản trị giá từ 100 triệu đồng trở lên.
Thiệt hại trên đây phải được xác định là hậu quả của hành vi khách quan của tội phạm; giữa hành vi khách quan đã thực hiện và hậu quả thiệt hại phải có quan hệ nhân quả.

2.4 Dấu hiệu lỗi của chủ thể

Lỗi của người phạm tội đối với hậu quả của tội phạm (thiệt hại về sức khỏe, tài sản) là lỗi vô ý. Khi thực hiện hành vi vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thuỷ lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai, vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông, lỗi của họ có thể là lỗi cố ý. Trong tổng thể, lỗi ở tội phạm này là lỗi vô ý.

2.5 Khung hình phạt

Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất là phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 02 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 aăm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
- Có tổ chức: Đây là dấu hiệu chỉ trường hợp đồng phạm có tổ chức. Trong khi đó, tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thuỷ lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai, vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông là tội vô ý nên không có đồng phạm. Do vậy, tình tiết có tổ chức không phù hợp với tội danh này nên cần được xoá bỏ.
- Phạm tội 02 lần trở lên: Đây là trường hợp phạm tội nhiều lần và ít nhất có 02 lần chưa bị xét xử.
- Làm chết người: Đây là trường hợp phạm tội đã gây ra hậu quả thiệt hại về tính mạng của con người và lỗi của chủ thể đối với hậu quả này chỉ là lỗi vô ý.
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tắn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%: Đây là trường hợp phạm tội đã gây hậu quả là thiệt hại về sức khoẻ của 02 người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể là từ 122% đến 200% (cao hơn tỷ lệ thương tật được quy định tại khoản 1).
- Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng: Đây là trường hợp phạm tội đã gây thiệt hại về tài sản trị giá từ 300 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng (cao hơn mức thiệt hại về tài sản được quy định tại khoản 1).
- Tái phạm nguy hiểm: Theo quy định tại khoản 2 Điều 53 BLHS, tái phạm nguy hiểm đòi hỏi tội phạm được áp dụng tình tiết này phải là tội phạm cố ý. Trong khi đó, tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thuỷ lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông là tội vô ý. Do vậy, tình tiết tái phạm nguy hiểm chưa phù hợp với tội danh này nên cần phải được bãi bỏ.
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 05 năm đến 10 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
- Làm chết 02 người trở lên: Đây là trường hợp phạm tội đã gây ra hậu quả chết nhiều người (nhiều nạn nhân hơn so với quy định tại khoản 2).
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên: Đây là trường hợp phạm tội đã gây thiệt hại về sức khoẻ của 03 người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể là 201% trở lên (nhiều hơn về nạn nhân và cao hơn về tỷ lệ thương tật so với quy định tại khoản 2).
- Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên: Đây là trường hợp phạm tội đã gây thiệt hại về tài sản trị giá từ 01 tỷ đồng trở lên (cao hơn mức thiệt hại về tài sản được quy định tại khoản 2).
Khoản 4 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) cho người phạm tội là: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 02 năm đến 05 năm.
Khoản 5 của điều luật quy định khung hình phạt cho pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:
- Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 1 của điều luật thì khung hình phạt cho pháp nhân thương mại có mức phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 01 tỷ đồng.
- Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 2 của điều luật thì khung hình phạt cho pháp nhân thương mại có mức phạt tiền từ 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng.
- Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 3 của điều luật thì khung hình phạt cho pháp nhân thương mại là phạt tiền từ 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động từ 01 năm đến 03 năm.
- Nếu hành vi phạm tội thuộc trường họp quy định tại Điều 79 BLHS, thì pháp nhân thương mại bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn: Đây có thể là trường họp hành vi phạm tội đã gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội (khoản 1 Điều 79 BLHS) hoặc là trường hợp phạm tội thuộc khoản 2 Điều 79.
- Khung hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) cho pháp nhân thương mại là: Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê