1. Khuyến mại là gì?

Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Thương nhân không tổ chức khuyến mại tùy tiện mà sẽ phải thực hiện thủ tục hành chính thông báo hoạt động khuyến mại đến tất cả các Sở Công Thương nơi tổ chức khuyến mại tại địa bàn thực hiện khuyến mại trước khi thực hiện chương trình khuyến mại. 

- Thương nhân là chủ thể thực hiện hành vi khuyến mại, Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Luật thương mại 2005, thương nhân bao gồm “tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”.Để khuyến khích việc mua hàng hóa dịch vụ của khách hàng thương nhân được phép tự mình tổ chức thực hiện việc đăng ký chương trình khuyến mại với cơ quan có thẩm quyền

- Khuyến mại là dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Tuỳ thuộc vào mục tiêu của đợt khuyến mại, tuỳ thuộc vào trạng thậi cạnh tranh, phản ứng của đối thủ cạnh tranh trên thương trường, tuỳ thuộc điều kiện kinh phí dành cho khuyến mại, lợi ích mà thương nhân dành cho khách hàng có thể là quà tặng, hàng mẫu để dùng thử, mua hàng giảm giá... Khách hàng được khuyến mại có thể là người tiêu dùng hoặc các trung gian phân phối, tuỳ thuộc từng chương trình khuyến mại.

- Mục đích của khuyến mại là xúc tiến việc bán hàng và cung ứng dịch vụ. Để thực hiện mục đích này, các đợt khuyến mại có thể hướng tới mục tiêu lôi kéo hành vi mua sắm, sử dụng dịch vụ của khách hàng, giới thiệu một sản phẩm mới, kích thích trung gian phân phối chú ý hơn nữa đến hàng hoá của doanh nghiệp, tăng lượng hàng đặt mua... thông qua đó tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường hàng hoá, dịch vụ.

- Ý nghĩa: Việc thực hiện chương trình khuyến mại giúp đưa tên tuổi và các mặt hàng của công ty, doanh nghiệp tới gần hơn với khách hàng mà chưa từng sử dụng qua sản phẩm. Kích thích hành vi mua bán hàng hóa, là một trong những phương thức quảng cáo sản phẩm mới, sản phẩm hiện có của cửa hàng.

Ngoài ra, việc tổ chức chương trình khuyến mại phần nào giúp việc thực hiện các chương trình  cho việc xử lý hàng tồn kho, hàng cũ cần được xử lý của  doanh nghiệp được giải quyết trong thời gian ngắn, nhanh chóng, nguồn lợi nhuận vẫn được đảm bảo tránh trường hợp hàng bị hư hỏng đến tay người tiêu dùng, thương nhân phải bảo quản hàng hóa thật kỹ lưỡng, hiệu quả.

 

2. Các hình thức khuyến mại theo quy định pháp luật.

Doanh nghiệp sử dụng các hoạt động khuyến mại nhằm trực tiếp tăng sức mua hàng, kích cầu tiêu dung, từ đó tăng doanh thu và giảm hàng tồn kho.

Theo quy định tại Điều 92 Luật Thương mại 2005 và Nghị định 81/2018/NĐ-CP thì các hình thức được thể hiển như sau: 

- Đưa hàng hoá mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền. Theo đó hàng mẫu đưa cho khách hàng, dịch vụ mẫu cung ứng cho khách hàng dùng thử phải là hàng hóa, dịch vụ được kinh doanh hợp pháp mà thương nhân đang hoặc sẽ bán, cung ứng trên thị trường

- Tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền theo đó, khi nhận hàng mẫu, dịch vụ mẫu, khách hàng không phải thực hiện bất kỳ nghĩa vụ thanh toán nào.

Thương nhân thực hiện khuyến mại tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ không thu tiền theo cách thức sau:

+ Tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ không thu tiền có kèm theo việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

+ Tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ không thu tiền không kèm theo việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Dù không thu tiền nhưng hàng hóa vẫn phải bảo đảm chất lượng như những mặt hàng khác mà thương nhân đang rao bán trên thị trường

- Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quản lý giá thì việc khuyến mại theo hình thức này được thực hiện theo quy định của Chính phủ. Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại theo hình thức đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu phải chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng mẫu, dịch vụ mẫu và phải thông báo cho khách hàng đầy đủ thông tin liên quan đến việc sử dụng hàng mẫu, dịch vụ mẫu. 

Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã thông báo (khuyến mại bằng hình thức giảm giá), theo Điều 10 Nghị định 81/2018/NĐ-CP

- Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất định. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, theo Điều 11 Nghị định 81/2018/NĐ-CP.

+  Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ kèm theo hàng hóa được bán, dịch vụ được cung ứng là phiếu để mua hàng hóa, nhận cung ứng dịch vụ của chính thương nhân đó hoặc để mua hàng hóa, nhận cung ứng dịch vụ của thương nhân, tổ chức khác.

+ Giá trị tối đa của phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ được tặng kèm theo một đơn vị hàng hóa được bán, dịch vụ được cung ứng trong thời gian khuyến mại phải tuân thủ quy định hạn mức tối đa về giá trị vật chất dùng để khuyến mại quy định tại Điều 6 Nghị định này.

+ Nội dung của phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ phải bao gồm các thông tin liên quan được quy định tại Điều 97 Luật thương mại.

- Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố (hoặc các hình thức tổ chức thi và trao thưởng khác tương đương) theo quy định tại Điều 12 Nghị định 81/2018/NĐ-CP 

- Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.

- Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hoá, dịch vụ hoặc các hình thức khác. Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố (chương trình khuyến mại mang tính may rủi) căn cứ tại  Điều 13 Nghị định 81/2018/NĐ-CP

- Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại. Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên thì việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hóa, dịch vụ hoặc các hình thức khác theo quy định tại  Điều 14 Nghị định 81/2018/NĐ-CP.

- Các hình thức khuyến mại khác nếu được cơ quan quản lý nhà nước về thương mại chấp thuận.

 

3. Sản phảm, dịch vụ khuyến mại tối đa bao nhiêu?

Theo Điều 6 Nghị định 81/2018/NĐ-CP, giá trị khuyến mại có mức giá không được vượt quá 50% giá của hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại.

Bên cạnh đó, tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại trong một chương trình khuyến mại không được vượt quá 50% tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại.

Ví dụ:  Doanh nghiệp X kinh doanh dịch vụ mỹ phẩm với từng loại mỹ phẩm có giá trị sẽ khác nhau, ví dụ doanh nghiệp bán suaxe rửa mặt có giá 160 nghìn 1 lọ thì khi thực hiện khuyến mại chỉ được bán giá 80 nghìn không được thấp hơn 80 nghìn.

Riêng các trường hợp tổ chức chương trình khuyến mại tập trung và các hoạt động khuyến mại trong khuôn khổ các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định thì giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại được áp dụng hạn mức tối đa là 100%.

Cụ thể, các chương trình khuyến mại tập trung bao gồm:

- Chương trình do cơ quan nhà nước (cấp tỉnh và cấp trung ương) chủ trì tổ chức nhằm thực hiện các chính sách phát triển kinh tế của Quốc gia, của địa phương. Chương trình được tổ chức trong một khoảng thời gian xác định tính theo hình thức giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại.

- Các đợt khuyến mại vào dịp lễ, tết:

+ Đợt Tết Âm lịch: 30 ngày trước năm Âm lịch;

+ Các ngày nghỉ lễ, Tết khác: Thời hạn khuyến mại của từng đợt không vượt quá thời gian nghỉ của các dịp lễ, Tết tương ứng theo quy định của pháp luật lao động, bao gồm:

Tết Dương lịch là 01 ngày, ngày Chiến thắng 30/4 là 01 ngày, ngày Quốc tế lao động 01/5 là 01 ngày, ngày Quốc khánh 02/9 là 02 ngày, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch là 01 ngày (theo khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019).

 

4. Thời gian khuyến mại là bao lâu?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 điều 10 NĐ 81/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại quy định:

5. Tổng thời gian thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ không được vượt quá 120 ngày trong một năm, không bao gồm thời gian thực hiện khuyến mại của các chương trình khuyến mại bằng hình thức giảm giá trong khuôn khổ các chương trình khuyến mại tập trung và các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Các hình thức khuyến mại khác thì pháp luật thương mại không quy định giới hạn về thười gian thực hiện các chương trình khuyến mại.

Như vậy thời gian thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ trong một năm có giới hạn ở mức không được vượt quá 120 ngày trong một năm.

Vậy nếu thương nhân muốn thời gian khuyến mại kéo dài hơn quy định thì có được gia hạn không? Quy trình gia hạn thế nào?

 

5. Gia hạn chương trình khuyến mại thực hiện như thế nào?

Điều kiện để gia hạn chương trình khuyến mại:

-Việc gia hạn hay sửa đổi, bổ sung chương trình khuyến mại phải đảm bảo không ảnh hưởng đến quyền lợi của các hàng hóa đã tham gia chương trình trước khi được sửa đổi bổ sung

- Mặt hàng khuyến mại đảm bảo chất lượng như những mặt hàng mà thương nhân đã bán hoặc săp bán ra thị trường;

- Giá khuyến mại không được vượt quá 50% mức giá gốc, từ chương trình khuyến mại tập trung do Chính phủ quyết định nhằm thực hiện chính sách phát triển kinh tế......

- Đảm bảo về mặt hình thức: Khi thực hiện gia hạn khuyến mại theo một số hình thức nhất định, thương nhân có trách nhiệm thông báo thực hiện khuyến mại hoặc đăng ký thực hiện khuyến mại. 

Đối với việc quy định chi tiết về gia hạn khuyến mại thì hiện nay, không có quy định hiện hành nào liên quan đến việc gia hạn khuyến mại, nhưng nếu thương nhân muốn kéo dài thời gian thực hiện khuyến mại của mình có thể thực hiện các thủ tục,  làm hồ sơ đăng ký gửi đến Cục Xúc tiến thương mại với yêu cầu là sửa đổi, bổ sung chương trình khuyến mại. 

 Sau đó Cục Xúc tiến thương mại xem xét, trả lời xác nhận hoặc không xác nhận việc đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình khuyến mại của thương nhân; trong trường hợp không xác nhận phải nêu rõ lý do theo quy định của pháp luật.

 Thành phần hồ sơ gồm:  Đơn đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình khuyến mại theo mẫu tại Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 81/2018/NĐ-CP.

Hình thức thực hiện: Thương nhân tiến hành:

- Nộp 01 hồ sơ qua đường bưu điện đến các Sở Công Thương nơi tổ chức khuyến mại;

- Nộp 01 hồ sơ trực tiếp tại trụ sở các Sở Công Thương nơi tổ chức khuyến mại;

- Nộp 01 hồ sơ qua thư điện tử kèm chữ ký điện tử hoặc kèm bản scan Thông báo thực hiện khuyến mại có chữ ký và đóng dấu của thương nhân đến địa chỉ thư điện tử đã được các Sở Công Thương công bố;

- Sử dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến do Sở Công Thương cung cấp.

Thời gian giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ

Để xác định được ngày chính xác thì Cơ quan có thẩm quyền tiến hành:

- Căn cứ theo ngày nhận ghi trên vận đơn bưu điện hoặc các hình thức có giá trị tương đương trong trường hợp gửi qua đường bưu điện;

- Căn cứ theo ngày ghi trên giấy tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp nộp trực tiếp;

- Căn cứ theo ngày ghi nhận trên hệ thống trong trường hợp nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền xem xét, trả lời xác nhận hoặc không xác nhận việc đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình khuyến mại của thương nhân; trong trường hợp không xác nhận, phải nêu rõ lý do theo quy định của pháp luật.

Trường hợp Bộ Công Thương là cơ quan xác nhận đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình khuyến mại, Bộ Công Thương cung cấp cho Sở Công Thương nơi thương nhân tổ chức khuyến mại nội dung chương trình đã được xác nhận sửa đổi, bổ sung để phối hợp quản lý.

Trên đây là bài viết của Minh Khuê về Gia hạn chương trình khuyến mại. Nếu quý khách hàng có thắc mắc liên quan đến vấn đề này thì vui lòng, gọi: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn qua tổng đài trực tuyếnTrong trường hợp cần yêu cầu báo giá dịch vụ đăng ký khuyến mại trên phạm vi toàn quốc hoặc các tỉnh/thành phố trên phạm vi cả nước hãy gửi yêu cầu báo giá dịch vụ qua email: lienhe@luatminhkhue.vn. Trân trọng cảm ơn!