Mục lục bài viết
1. Khái niệm điều ước quốc tế và gia nhập điều ước quốc tế
Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác.
Gia nhập điều ước quốc tế là hành động của chủ thể luật quốc tế đồng ý chấp nhận sự ràng buộc với điều ước quốc tế mà chủ thể đó chưa phải là thành viên.
Gia nhập điều ước quốc tế chỉ được đặt ra đối với điều ước đa phương cho phép gia nhập. Thủ tục gia nhập do từng điều ước quy định (có thể bằng cách gửi công hàm gia nhập, phê chuẩn hoặc kí trực tiếp vào văn bản điều ước).
Thời điểm có hiệu lực của điều ước đa phương đối với bên xin gia nhập do chính điều ước đó quy định. Các điều ước quốc tế thường quy định về thời điểm có hiệu lựa như sau: ngay sau khi quốc gia hoặc tổ chức quốc tế có nhiệm vụ lưu chiểu điều ước quốc tế nhận được văn kiện xin gia nhập hoặc sau khoảng thời gian nhất định (30 ngày, 60 ngày...).
Theo pháp luật Việt Nam về điều ước quốc tế, phụ thuộc vào từng điều ước quốc tế cụ thể mà thẩm quyền quyết đị.h việc gia nhập điều ước quốc tế có thể thuộc về Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ.
2. Chủ thể, thể thức của Điều ước quốc tế
- Điều ước quốc tế tồn tại chủ yếu dưới hình thức văn bản. Trước đây, trong quan hệ quốc tế có sự xuất hiện của một số điều ước quân tử (bất thành văn), tuy nhiên các điều ước loại này hiện nay hầu như không còn tồn tại trong quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc tế.
- Tên gọi của điều ước quốc tế hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, phụ thuộc vào phạm vi và nội dung của điều ước, mà điều ước quốc tế có thể có một số tên gọi khác nhau (hình thức) như: Hiệp ước, công ước, định ước, nghị định thư, hiệp định
- Kết cấu của điều ước quốc tế bao gồm các phần: Lời nói đầu, nội dung chính, phần cuối cùng, phụ lục.
- Ngôn ngữ của điều ước quốc tế: Thông thường, điều ước quốc tế song phương thường được soạn thảo bằng ngôn ngữ của cả hai bên (trừ khi có thỏa thuận khác). Riêng đối với các điều ước quốc tế đa phương phổ cập thường được soạn thảo bằng các ngôn ngữ làm việc chính thức của Liên hợp quốc đó là: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ả Rập.
c. Hình thức
3. Nguyên tắc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế
1. Không trái với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi và những nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế.
3. Bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, phù hợp với đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Các điều ước quốc tế Việt Nam đã tham gia
Theo Luật Điều ước quốc tế số 108/2016/QH13: Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác.
Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên là điều ước quốc tế đang có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đến nay, về lĩnh vực kinh tế - thương mại, Việt Nam đã gia nhập nhiều Điều ước quốc tế, cụ thể như:
Các mốc/Hiệp định | Thành viên | Hiện trạng | |
---|---|---|---|
1 | AFTA | 10 nước ASEAN | Ký năm 1992 (ASEAN-6), Việt Nam tham gia năm 1995, các nước còn lại tham gia những năm sau |
2 | Việt Nam – Hoa Kỳ | Việt Nam và Hoa Kỳ | Ký năm 2000; thực hiện năm 2001 |
3 | FTA ASEAN – Trung Quốc | 10 nước ASEAN và Trung Quốc | Ký năm 2004 |
4 | FTA ASEAN - Hàn Quốc | 10 nước ASEAN và Hàn Quốc | Ký năm 2006; riêng Thái Lan ký năm 2009 |
5 | WTO | Trở thành thành viên thứ 150 | Gia nhập năm 2007 |
6 | FTA ASEAN - Nhật Bản | 10 nước ASEAN và Nhật Bản | Ký năm 2008 |
7 | FTA ASEAN - Ấn Độ | 10 nước ASEAN và Ấn Độ | Ký năm 2009 |
8 | FTA ASEAN - Úc-Niu Di-Lân | 10 nước ASEAN và Úc, Niu Di-Lân | Ký năm 2009 |
9 | FTA Việt Nam – Nhật Bản | Việt Nam và Nhật Bản | Ký năm 2009 |
10 | FTA Việt Nam – Chi Lê | Việt Nam và Chi Lê | Ký năm 2011 |
11 | FTA Việt Nam - Hàn Quốc |
| Ký năm 2015 |
12 | FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á –Âu | Việt Nam với Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan | Ký năm 2015 |
13 | FTA Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) | Việt Nam và khối EU | Đã kết thúc đàm phán |
14 | FTA Việt Nam – Khối EFTA | Việt Nam và Thụy Sĩ, Nauy, Ai-xơ-len, Lichtenstein | Đang đàm phán |
15 | Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương | Niu Di-Lân, Xinh-ga-po, Chi-lê, Brunây, Việt Nam, Úc, Peru, Nhật Bản, Canada, Malaysia, Mexico (và Hoa Kỳ) | Ký năm 2018, sẽ có hiệu lực khi ít nhất 06 nước phê chuẩn |
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, nội dung Biểu cam kết dịch vụ khi gia nhập WTO, Việt Nam đã đưa ra cam kết mở cửa (phải cho phép doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận thị trường Việt Nam tối thiểu ở mức như đã cam kết) đối với 11 ngành dịch vụ (bao gồm khoảng 110 phân ngành dịch vụ):
1) Dịch vụ kinh doanh;
2) Dịch vụ thông tin;
3) Dịch vụ xây dựng và các dịch vụ liên quan;
4) Dịch vụ phân phối;
5) Dịch vụ giáo dục;
6) Dịch vụ môi trường;
7) Dịch vụ tài chính;
8) Dịch vụ y tế và xã hội;
9) Dịch vụ du lịch;
10) Dịch vụ văn hóa, giải trí và thể thao;
11) Dịch vụ vận tải.
Như vậy, so sánh với phân loại các ngành dịch vụ của WTO (12 ngành với khoảng 155 phân ngành), ngành dịch vụ duy nhất mà Việt Nam không cam kết là "các dịch vụ khác" .
Theo tổng hợp của Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Xây dựng, nhóm Dịch vụ xây dựng và các dịch vụ liên quan, ngành Xây dựng đã cam kết mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp nước ngoài đối với 06 ngành/phân ngành dịch vụ trong đó bao gồm Dịch vụ kiến trúc (CPC 8671).
Về dịch vụ chuyên môn (bao gồm dịch vụ kiến trúc) thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ xuyên biên giới, nội dung Hiệp định TPP-CPTPP đã nêu nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau: “Mỗi Bên sẽ khuyến khích các cơ quan liên quan của mình xem xét các hiệp định hiện hành liên quan đến các dịch vụ chuyên môn khi xây dựng các thỏa thuận về công nhận chứng nhận chuyên môn, cấp phép và đăng ký”.
Ngày 20/11/2007 tại Singapore, Việt Nam đã cùng với 10 nước thành viên ASEAN ký kết “Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ kiến trúc trong ASEAN”. Đây có thể xem là điều ước quốc tế duy nhất cụ thể tính đến nay về Dịch vụ kiến trúc mà Việt Nam đã ký kết và đang triển khai thực hiện. Với Thỏa thuận này, Kiến trúc sư của 10 nước thành viên ASEAN cần được một tổ chức là Hội đồng Kiến trúc sư ASEAN (ACC) thừa nhận về trình độ, kinh nghiệm hành nghề để được xem xét chấp nhận hành nghề tại một quốc gia khác trong ASEAN.