Luật sư tư vấn về chủ đề "Điều ước quốc tế"
Điều ước quốc tế | Luật Minh Khuê - Trang tin tư vấn pháp luật, tổng đài luật sư tư vấn, bài viết giải đáp pháp luật về chủ đề Điều ước quốc tế.
Việt Nam là một quốc gia có bờ biển rộng, việc tham gia công ước Ramsar có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc duy trì, bảo tồn sự đa dạng sinh học qua đó góp phần bảo vệ môi trường biển. Vậy, việc thực thi công ước Ramsar đã được thực hiện như thế nào ? bài viết phân tích cụ thể:
Việc tiếp cận vái vấn đề nghĩa vụ quốc gia từ các điều ước quốc tế về quyền con người có thể xuất phát từ các căn cứ khác nhau như căn cứ vào tính chất của nghĩa vụ, căn cứ vào đôi tượng chịu sự điều chỉnh của công ước, căn cứ vào phạm vi và các lĩnh vực chịu sự tác động cùa công ước.
Một điều ước sẽ có hiệu lực thi hành khi thoả mãn điều kiện chủ quan như phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, phù hợp với quy định về thắm quyền theo quy định của pháp luật quốc gia và điều kiện khách quan là phù hợp với các quy phạm Jus cogens cùa luật quốc tế.
Điều ước quốc tế phải được các thành viên kết ước thực hiện dựa trên nguyên tắc tận tâm, thiện chí. Các thành viên của điều ước không thể viện dẫn sự khác biệt giữa điều ước quốc tế đã ký kết với luật quốc gia của nước đó để không thực hiện điều ước quốc tế.
Có nhiều ý kiến khác nhau về kế thừa quốc gia. Nhìn chung, vấn đề kế thừa quốc gia được đặt ra khi có sự thay đổi triệt để về chủ quyền của một quốc gia tại một lãnh thổ nhất định. Sự thay đổi triệt để về chủ quyền đó có thể là kết quả của việc xuất hiện hoặc chấm dứt sự tồn tại của một quốc gia.
Ngoài quốc gia (chủ thể cơ bản của luật quốc tế) thì hiện nay còn có một số chủ tuể khác của luật quốc tế như: Dân tộc đang đấu tranh dành quyền tự quyết, tổ chức quốc tế liên quốc gia ... bài viết phân tích cụ thể:
Vấn đề xem xét về quốc gia với tư cách chủ thể cơ bản của luật quốc tế có liên hệ mật thiết vói các yếu tố để hình thành và phát triển quốc gia. Cho đến nay, chưa có định nghĩa thống nhất trên bình diên quốc tế về qúốc gia.
Nguyên tắc thiện chí thực hiện cam kết quốc tế xuất hiện rất sớm, từ khi xuất hiện nhà nước và tồn tại dưới hình thức tập quán pháp lý quốc tế (Pacta Sunt Servanda). Ngày nay, nguyên tắc này được ghi nhận trong rất nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương.
Tôn trọng quyền của mỗi dân tộc được tự do lựa chọn con đường và hình thức phát triển là một ưong nhũng cơ sở quan trọng để thiết lập các quan hệ quốc tế. Quyền này được thể hiện một cách tập trung nhất trong nguyên tắc dân tộc tự quyết, dựa trên nền tảng chủ quyền dân tộc.
Trong luật quốc tế hiện đại, các quốc gia là những thực thể có chủ quyền, bình đẳng với nhau về chủ quyền, hành động với tư cách là chủ thể độc lập, không chịu sự can thiệp của các chủ thể khác. Cụ thể:
Xuất hiện trong thời kỳ cách mạng tư sản, nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của chính phủ, của dân tộc khác được ghi nhân trong Hiến pháp của một số nước tư bản nhưng thời kỳ đó, về phương diện luật quốc tế, nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ còn nhiều hạn chế.
Sự hình thành và phát triển của nguyên tắc hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế gắn liền với nguyên tắc cấm dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế và là hệ quả tất yếu của nguyên tắc này.
Quá trình dân chủ hoá đời sống quốc tế tất yếu dẫn đến sự hạn chế dùng sức mạnh hay đe dọa dùng sức mạnh trong quan hệ giữa các chù thể luật quốc tế với nhau. Bài viết tích cụ thể nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực, dùng vũ lực dưới góc nhìn luật quốc tế:
Chủ quyền là thuộc tính chính trị - pháp lý không thể tách rời của quốc gia, bao gồm hai nội dung chủ yếu là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hê quốc tế.
Xuất phát từ góc độ lý luận chung về pháp luật, có thể xem xét sự tồn tại của luật quốc tế, bao gồm một tổng thể các quy phạm luật quốc tế, có mối quan hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân định thành các ngành và các chế định cụ thể, thông qua các hình thức pháp lý
Phê duyệt điều ước quốc tế là xác nhận về sự nhất trí ràng buộc với. điều ước quốc tế đã được kí kết. Về bản chất, phê duyệt và phê chuẩn điều ước quốc tế giống nhau ở chỗ chúng đều là sự đồng ý của quốc gia với điều ước.
Phê chuẩn điều ước quốc tế là chính thức xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia sự ràng buộc của điều ước quốc tế đối với quốc gia. Phê chuẩn điều ước quốc tế là bước quan trọng trong quá trình, trình tự gia nhập điều ước quốc tế của các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế.
Nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là những quy tắc xử sự cơ bản có hiệu lực pháp luật bao trùm nhất, đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật quốc tế, được thừa nhận rộng rãi. Bài viết phân tích và làm sáng tỏ các nguyên tắc, đặc điểm của Luật Quốc tế:
Vấn đề nguồn của luật quốc tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về pháp lý và thực tiễn vì nó liên quan chặt chẽ đến việc xác định sự hình thành của quan hệ pháp luật quốc tế nói riêng và quá trình thực thi luật quốc tế nói chung.