Đây là một trong những ngành luật quan trọng của hệ thống pháp luật quốc tế. Ký kết điều ước quốc tế là quyền cơ bản của các chủ thể luật quốc tế. Bất kì chủ thể nào của luật quốc tế cũng đều có quan hệ điều ước với các chủ thể khác của luật quốc tế. Vì vậy, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều ban hành các văn bản pháp luật nhằm thống nhất quản lí về mặt nhà nước mọi hoạt động liên quan đến quá trình kí kết, thực hiện các điều ước quốc tế của quốc gia mình. Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia.

 

1. Luật điều ước quốc tế là gì?

Công ước Viên năm 1986 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế hoặc giữa các tổ chức quốc tế là những văn bản pháp lí quốc tế quan trọng của luật điều ước quốc tế.

Trong luật quốc tế hiện đại, luật điều ước quốc tế có vai trò rất quan trọng. Một mặt, luật điều ước quốc tế hướng đến điều chỉnh quá trình hình thành khung pháp luật quốc tế thông qua sự hình thành của hệ thống các điều ước đa dạng về nội dung. Mặt khác, với sự gia tăng của quan hộ hợp tác quốc tế, điều ước trở thành công cụ pháp luật chủ yếu để điều chỉnh hầu hết những quan hệ quốc tế nảy sinh trong các lĩnh vực của đời sống quốc tế. Vì vậy, sự phát triển của luật điều ước quốc tế như hiện nay đang là một trong những yếu tố đảm bảo cho sự hoàn thiện và phát triển luật quốc tế theo xu thế toàn cầu hoá. Luật điều ước quốc tế điều chỉnh quan hệ về ký kết điều ước giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế liên quốc gia. Ngoài ra, một số thực thể đặc biệt cũng có quyền năng ký kết điều ước quốc tế như Toà thánh Vaticăng hay các thực thể pháp lý lãnh thổ khác, ví dụ như Ma Cao, Hồng Công... Việc ký kết các thoả thuận giữa các tổ chức, pháp nhân nước ngoài với quốc gia, giữa các địa phương thuộc các quốc gia khác nhau, giữa các tổ chức phi chính phủ vói nhau hoặc với quốc gia sẽ không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật điếu ước quốc tế.

Như vậy, luật điều ước quốc tế là tổng thể các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật quốc tế, điều chỉnh quan hệ về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của các chủ thể luật quốc tế.

 

2. Khái niệm về điều ước quốc tế

Theo cách tiếp cận của Công ước Viên 1969 về Luật điều ước quốc tế ký kết giữa các quốc gia và các quy định của luật quốc tế hiện hành thì điều ước quốc tế được xác định là thoả thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể luật quốc tế và được luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thoả thuận đó được ghi nhân trong một văn kiện duy nhất hay hai hoặc nhiều văn kiện có quan hệ với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của những văn kiện đó.

Các yếu tố xác định giá trị pháp lý là điều ước quốc tế đối với một văn kiện quốc tế bao gổm:

- Về hình thức và nội dung, theo quan niệm của luật quốc tế hiện đại thì các thoả thuận mang tính chất là điều ước quốc tế thường được thể hiện dưới dạng văn bản, không phụ thuộc vào tên gọi của văn bản đó là gì. Việc đặt tên cho một thoả thuận đã đạt được là hoàn toàn do các chủ thể ký kết quyết định, như công ước, hiệp ước, hiệp định, nghị định thư, hiến chương... Luật quốc tế không có các quy định mang tính xác định về tên gọi của một thoả thuận phải tương xứng với giá trị pháp lý của văn bản đó. Điều ước quốc tế thường được cơ cấu theo các chương, mục, điều, khoản cụ thể, nhằm ấn định, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các chủ thể ký kết nhưng cũng không hoàn toàn bắt buộc một văn bản thoả thuận phải có từng điều khoản cụ thể mới được coi là điều ước quốc tế (ví dụ, Tuyên bố Băng Cốc 1967 về thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN).

- Chủ thể của điều ước quốc tế là chủ thể luật quốc tế (như quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết). Tư cách chủ thể kết ước là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định giá trị pháp lý là điều ước quốc tế của văn bản được ký kết, vì một thoả thuận quốc tế hình thành giữa một chủ thể luật quốc tế vói thể nhân, pháp nhân không làm phát sinh quan hệ pháp luật về điều ước quốc tế cũng như không làm phát sinh điều ước quốc tế.

- Quá trình hình thành các văn bản điều ước quốc tế phải được điều chỉnh bằng các quy định của luật quốc tế và tuân thủ các quy phạm Jus cogens của luật quốc tế, vì một thoả thuận quốc tế giữa hai chủ thể luật quốc tế nếu được điều chỉnh bằng luật quốc gia sẽ không có giá trị là điều ước quốc tế.

 

3. Giá trị pháp lý của điều ước quốc tế

Trong quan hệ pháp luật quốc tế, điều ước quốc tế là kết quả của quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh giữa các chủ thể. Xuất phát từ bản chất là sự thoả thuận về ý chí của chủ thể quan hệ pháp luật quốc tế, điều ước quốc tế có những giá trị pháp lý cơ bản sau:

  1. Là hình thức pháp luật cơ bản chứa đựng các quy phạm luật quốc tế để xây dựng và ổn định các cơ sở pháp luật cho các quan hệ pháp luật quốc tế hình thành và phát triển.
  2. Là công cụ, phương tiện quan trọng để duy trì và tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế giữa các chủ thể.
  3. Là đảm bảo pháp lý quan trọng cho quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể luật quốc tế.
  4. Là công cụ để xây dựng khung pháp luật quốc tế hiện đại cũng như để tiến hành hiệu quả việc pháp điển hoá luật quốc tế.

 

4. Nguồn của luật điều ước quốc tế

Các quy phạm của luật điều ước quốc tế được ghi nhận trong các điều ước quốc tế và các tập quán quốc tế.

Các quy phạm tập quán về luật điều ước quốc tế được hình thành chủ yếu từ chính thực tiễn đàm phán, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của các quốc gia. Hiện nay, những tập quán quốc tế liên quan đến thủ tục, nghi lễ ký kết điều ước quốc tế vẫn được các chủ thể kết ước áp dụng trong quá trình thiết lập các quan hệ điều ước quốc tế với nhau.

Công ước Viên năm 1969 về. luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia và Công ước Viên năm 1986 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế hoặc giữa các tổ chức quốc tế được coi là nguồn pháp luật thành văn chủ yếu của luật điều ước quốc tế hiện hành. Công ước Viên năm 1969 là kết quả của quá trình phát triển và pháp điển hoá các quy phạm luật điều ước quốc tế. Trong Công ước có lời nói đầu, 85 điều khoản và 1 phụ lục, nội dung Công ước quy định những vẩh đề cơ bản của luật điều ước quốc tế, như hành vi, trình tự, thủ tục ký kết điều ước quốc tế, hiệu lực của điều ưóc quốc tế. Tuy nhiên, Công ước chỉ điều chỉnh việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế thành văn giữa các quốc gia. Riêng các điều ước quốc tế bất thành văn (hiệp định quân tử) và các điều ước quốc tế mà một trong các bên ký kết không phải là quốc gia sẽ chịu sự điều chỉnh của các quy phạm tập quán và các văn bản pháp lý quốc tế khác.

Trong từng quốc gia, để thống nhất quản lý hoạt động ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, mỗi nước đều ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong nước điều chỉnh cụ thể quan hệ ký kết và thực hiện điều ước quốc tế giữa nước đó với các chủ thể khác của luật quốc tế, ví dụ, Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam hăm 1998, Luật về điều ước quốc tế của Liên bang Nga năm 1995, Luật vệ trình tự ký kết điều ước của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 1990... Như vậy, về phương diện pháp lý, các quốc gia sử dụng luật điều ước quốc tế như phương tiện pháp luật phổ cập để hình thành và phát triển hê thống các điều ước quốc tế mang tính chất vừa là nguồn chứa đựng các quy phạm luật quốc tế, vừa là công cụ pháp lý hiệu quả để duy tri quan hệ hợp tác quốc tế của các chủ thể luật quốc tế.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)