Mục lục bài viết
1. Giới thiệu tác giả
Giáo trình Luật đất đai - Trường Đại học luật Hà Nội do tập thể tác giả là giảng viên trường Đại học luật Hà Nội biên soạn, TS. Trần Quang Huy làm chủ biên.
Tập thể tác giả:
TS. Trần Quang Huy
PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến
TS. Nguyễn Hồng Nhung
TS. Nguyễn Thị Dung
PGS.TS. Nguyễn Thị Nga
ThS. Đỗ Xuân Trọng
TS. Phạm Thu Thủy
2. Giới thiệu hình ảnh sách
Giáo trình Luật đất đai - Trường Đại học luật Hà Nội
Tác giả: TS. Trần Quang Huy chủ biên
Nhà xuất bản Công an nhân dân
3. Tổng quan nội dung sách
Trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng về đất đai nhằm thể chế hoá đường lối chủ trương của Đảng về đất đai trong thời kì công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Cùng với Hiến pháp năm 2013, Luật đất đai năm 2013 ra đời nhằm giải quyết căn bản những vấn đề từ trước đến nay chúng ta chưa thực hiện đầy đủ như: Quan niệm mới về sở hữu đất đai, vai trò cùa Nhà nước trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước, vấn đề minh bạch hoá thủ tục hành chính về đất đai, quyền của người sử dụng đất, đặc biệt là các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Bên cạnh đó, việc phân định thẩm quyền hành chính và thẩm quyền tư pháp trong giải quyết tranh chấp về đất đai, chính sách tài chính về đất đai, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thực hiện việc thu hồi đất luôn là vấn đề hệ trọng liên quan nhiều đến lợi ích của Nhà nước, của doanh nghiệp và nhân dân rất cần có sự điều chỉnh phù hợp trong điều kiện mới.
Nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập môn Luật đất đai của cán bộ giảng dạy, học viên, sinh viên các trường đại học, Trường Đai học Luật Hà Nội tổ chức biên soạn Giáo trình luật đất đai trên cơ sở những tri thức mới và cập nhật những văn bản quy phạm pháp luật đất đai do Nhà nước ta mới ban hành, đặc biệt là Luật đất đai năm 2013 và các văn bàn hướng dẫn thi hành.
Nội dung xuyên suốt cuốn sách các tác giả trình bày những nội dung cơ bản của môn học Luật Đất đai, bao gồm; chế độ sở hữu toàn dân, chế độ quản lý nhà nước về đất đai; địa vị pháp lý của người sử dụng đất; thủ tục hành chính trong quản lý, sử dụng đất đai; chế độ pháp lý nhóm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp; việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật đất đai.
Cuốn giáo trình được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:
Chương I: Các vấn đề lí luận cơ bản về ngành Luật Đất đai
1. Khái niệm luật đất đai
Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của ngành luật đất đai
Các nguyên tắc cơ bản của ngành luật đất đai
2. Quan hệ pháp luật đất đai
3. Nguồn của luật đất đai
Chương II: Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai
1. Cơ sở của việc xây dựng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam
2. Vấn đề củng cố và hoàn thiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai trong nền kinh tế thị trường
3. Khái niệm chế độ sở hữu toàn dân về đất đai
4. Chủ thể, khách thể và nội dung của quyền sở hữu toàn dân về đất đai
Chương III: Chế độ quản lí nhà nước về đất đai
1. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai
2. Vai trò của hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước
3. Hệ thống cơ quan hành chính-nhà nước
4. Hệ thống cơ quan chuyên ngành quản lý đất đai
5. Các nội dung cơ bản của pháp luật về quản lý nhà nước đối với đất đai
6. Các quy định về quản lý địa giới và điều tra cơ bản về đất đai
7. Các quy định về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai
8. Các quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
9. Các quy định về thu hồi đất
10. Các quy định về đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
11. Giá đất và các khoản thu tài chính từ đất đai
Chương IV: Địa vị pháp lí của người sử dụng đất
1. Các vấn đề lý luận chung về địa vị pháp lý của người sử dụng đất
Khái niệm địa vị pháp lý của người sử dụng đất
Khái niệm người sử dụng đất theo quy định của pháp luật Việt Nam
2. Các quy định cụ thể về địa vị pháp lý của người sử dụng đất
Quyền của tổ chức trong nước sử dụng đất
Địa vị pháp lý của hộ gia đình, cá nhân, cơ sở tôn giáo và cộng đồng dân cư được nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển nhượng sử dụng đất và công nhận quyền sử dụng đất
Địa vị pháp lý của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất ở Việt Nam
Chương V: Thủ tục hành chính về đất đai
1. Khái quát chung thủ tục hành chính về đất đai
2. Nội dung pháp luật về thủ tục hành chính về đất đai
Chương VI: Chế độ pháp lí nhóm đất nông nghiệp
1. Khái niệm và phân loại nhóm đất nông nghiệp
2. Đối tượng được giao, được thuê nhóm đất nông nghiệp
3. Thời hạn sử dụng nhóm đất nông nghiệp
4. Các quy định về hạn mức
Các quy định về quỹ đất công ích
Quy định về đất trồng lúa
Quy định về đất trồng rừng
Các quy định về việc sử dụng đất có mặt nước để nuôi trồng thủy sản
Các quy định về đất bãi bồi ven sông, ven biển
Các quy định về đất làm muối
Các quy định về đất sử dụng cho kinh tế trang trại
Chương VII: Chế độ pháp lí nhóm đất phi nông nghiệp
1. Các quy định về quản lý và sử dụng đất khu dân cư
Khái niệm đất khu dân cư
Các quy định về quản lý và sử dụng đất khu dân cư nông thôn
Các quy định về quản lý và sử dụng đất ở tại đô thị
Vấn đề đất sử dụng để chỉnh trang, phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn
Chế độ sử dụng đất xây dựng nhà chung cư
2. Các quy định về quản lý và sử dụng đất quốc phòng an ninh
3. Các quy định về quản lý và sử dụng đất có di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh
Khái niệm đất có di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh
Các quy định về quản lý và sử dụng đất có di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh
4. Các quy định về quản lý và sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa
5. Các quy định về quản lý và sử dụng đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng
6. Các quy định về quản lý và sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản
Khái niệm đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản
Các quy định về quản lý và sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản
7. Các quy định về quản lý và sử dụng đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm
8. Các quy định về quản lý và sử dụng đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
9. Các quy định về quản lý và sử dụng đất vào mục đích công cộng; đất để thực hiện dự án xây dựng-chuyển giao và dự án xây dựng – kinh doanh – chuyển giao
Khái niệm đất sử dụng vào mục đích công cộng
Các quy định về quản lý và sử dụng đất vào mục đích công cộng; đất để thực hiện dự án xây dựng-chuyển giao và dự án xây dựng – kinh doanh – chuyển giao
10. Các quy định về quản lý, sử dụng đất cơ sở tôn giáo và đất tín ngưỡng
Quy định về đất cơ sở tôn giáo sử dụng
Quy định pháp luật tín ngưỡng
11. Các quy định về quản lý và sử dụng đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
12. Các quy định về quản lý và sử dụng đất khu công nghiệp, khu chế xuất, cũng công nghiệp, làng nghề
Các quy định về quản lý và sử dụng đất khu công nghiệp cao
Các quy định về quản lý và sử dụng đất khu kinh tế
Quy định về đất xây dựng công trình ngầm
Quy định về đất cảng hàng không, sân bay dân dụng
Quy định về đích thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
Quy định về đất xây dựng các công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn
Chương VIII: Giám sát, thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lí vi phạm pháp luật đất đai
1. Giám sát, theo dõi, đánh giá việc quản lý và sử dụng đất đai
2. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật đất đai
3. Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp về đất đai
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai
5. Vi phạm pháp luật đất đai và xử lý vi phạm pháp luật đất đai
4. Đánh giá bạn đọc
Giáo trình Luật đất đai của Trường Đại học luật Hà Nội được tái bản lần thứ 13, tại lần tái bản này các tác giả đã biên soạn cập nhật theo quy định mới về đất đai tại Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Cuốn giáo trình là học liệu quan trọng và cần thiết phục vụ học tập và giảng dạy bộ môn Luật đất đai của học viên, sinh viên và giảng viên trường đại học luật Hà Nội, đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích đối với bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu pháp lý trong lĩnh vực đất đai.
5. Kết luận
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Giáo trình Luật đất đai - Trường đại học Luật Hà Nội".
Luật Minh Khuê chia sẻ quy định xử phạt hành chính hành vi hủy hoại đất theo quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP để bạn đọc tham khảo:
Điều 15. Hủy hoại đất
1. Trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên.
2. Trường hợp gây ô nhiễm thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Trường hợp người có hành vi vi phạm không chấp hành thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 64 của Luật đất đai.