Mục lục bài viết
1. Giới thiệu tác giả
Giáo trình "Tư duy pháp lý" được biên soạn bằng tâm huyết trong nhiều năm nghiên cứu của PGS. TS. Nguyễn Minh Tuấn và các đồng nghiệp khác là PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh (Trưởng Bộ môn Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật), TS. Nguyễn Bích Thảo (Trưởng Bộ môn Luật dân sự).
2. Giới thiệu hình ảnh sách
Giáo trình Tư duy pháp lý
Tác giả: PGS. TS. Nguyễn Minh Tuấn; PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh và TS. Nguyễn Bích Thảo
Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội
3. Tổng quan nội dung sách
Tư duy pháp lý là khoa học pháp lý cơ sở, là học phần có vị trí, vai trò quan trọng trong chương trình đào tạo cử nhân luật. Giáo trình này được biên soạn bởi ba nhà khoa học là PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh và TS. Nguyễn Bích Thảo, những giảng viên được đào tạo ở Đức, Pháp, Mỹ - những quốc gia mà khoa học Tư duy pháp lý đã ra đời và phát triển rất sơm
- Lỗi ngụy biện “lợi dụng quyền lực” (ad verecundiam)
- Lỗi ngụy biện “Đặt nghĩa vụ chứng minh” (Burden of Proof)
- Lỗi ngụy biện “hai sai thành một đúng” (two wrongs make a right)
- Lỗi ngụy biện “được nhiều người tin thì đúng” (Appeal to Belief)
- Lỗi ngụy biện “dựa vào số đông” (ad numerum)
- Lỗi ngụy biện “cái xảy ra sau” (Post Hoc)
- Lỗi ngụy biện lợi dụng nặc danh (anonymous authority)
- Lỗi ngụy biện người rơm (straw man):
- Lỗi ngụy biện khái quát hóa vội vã (secundum quid)
4. Đánh giá bạn đọc
Đây là học liệu quan trọng và cần thiết phục vụ học tập và giảng dạy đối của sinh viên, học viên tham gia đào tạo tại Khoa Luật - Trường đại học quốc gia Hà Nội, đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích đối với bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu về lĩnh vực này.
5. Kết luận
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Giáo trình Tư duy pháp lý - Khoa luật của Đại học Quốc gia Hà Nội".
Luật Minh Khuê chia sẻ dưới đây đặc trưng ba đoạn biện chứng trong sự phát triển của tư duy pháp lý để bạn đọc tham khảo thêm về tư duy pháp lý.
Tư duy biện chứng luôn có một thuộc tính đặc trưng trong sự phát triển của nó gọi là ba đoạn biện chứng. Thuộc tính này đã được phát kiến và sử dụng phổ biến trong quá trình tư duy, tranh biện của các triết gia cả ở phương Đông và phương Tây từ thời cổ đại.
Là một hình thức của tư duy, từ góc độ biện chứng, tư duy pháp luật cũng có tính chất ba đoạn biện chứng.
Trong tư duy của các luật gia luôn hiện diện “chính đề”, “phản đề” và “hợp đề”. Trong quá trình nhận thức sự vật, hiện tượng pháp lý, các luật gia (nhà luật học, luật sư, thẩm phán…) trong tư duy của họ cũng luôn bắt đầu bằng một chính đề. Đây là sự khởi đầu cho một hoạt động tư duy biện chứng của luật gia. Trong đầu mỗi luật gia khi bắt gặp một sự kiện, hiện tượng pháp lý (hoặc liên quan) luôn xuất hiện một ý tưởng hay một tiên liệu, một giả thiết nào đó về sự vật, hiện tượng. Chẳng hạn, khi nhìn thấy một xác chết, điều tra viên liền đặt ra một ý tưởng, giả thiết nào đó về xác chết đó, ví như: với những vết thương ở trên đầu, trên cổ của nạn nhân và bằng trực quan kinh nghiệm, điều tra viên đưa ra một giả thiết là người này có thể bị giết.
Tuy nhiên, cũng giống như tính tam đoạn biện chứng của tư duy biện chứng, chính đề chỉ là cái khởi đầu bởi khi xuất hiện một chính đề, thì trong tư duy biện chứng lại xuất hiện một “phản đề” và đó là quy luật của tư duy biện chứng. Phản đề là một ý tưởng, một giả thiết được xuất hiện để chống lại chính đề. Tư duy của luật gia cũng vậy. Những đòi hỏi của hoạt động tư duy chính xác và chuyên nghiệp của tư duy pháp lý làm cho phản đề trong tư duy của luật gia xuất hiện nhanh và thậm chí đôi khi xuất hiện gần như đồng thời ngay khi xuất hiện chính đề. Chẳng hạn, như ví dụ nói trên, khi xuất hiện trong tư duy của người điều tra viên giả thiết về vụ giết người (chính đề), trong đầu anh ta lại xuất hiện ngay một phản đề chống lại – “do ngã mà chết”. Sau khi có một phản đề này, thì xuất hiện một hợp đề. Hợp đề là một kết quả, là giải pháp đạt được của hoạt động tư duy, là sự tranh đấu biện chứng giữa chính đề và phản đề. Hợp đề xuất hiện sau khi có kết luận từ chính đề và phản đề. Như ví dụ trên, hợp đề của điều tra viên sẽ là: người này bị chết do ngã gây nên thương tích nặng quá mà chết.
Tư duy biện chứng không dừng lại và luôn vận động. Sự phát triển và sự vận động không ngừng của tư duy giúp cho con người nói chung và luật gia nói riêng ngày càng tiệm cận hơn với chân lý. Sau khi có được hợp đề, hợp đề (kết luận) ấy, đến lượt mình, lại trở thành chính đề cho giai đoạn tư duy tiếp theo (giai đoạn 2) và chính đề thứ hai này lại là nguyên nhân để xuất hiện một phản đề thứ 2 chống lại chính đề đó (hay cái kết luận đó). Đến lượt mình, từ kết quả của sự đối lập của chính đề thứ 2 và phản đề 2, trong tư duy của luật gia lại xuất hiện ra hợp đề 2. Đến lượt mình, hợp đề 2 lại có thể trở thành chính đề 3 cho một giai đoạn tư duy mới. Nhờ thuộc tính này mà tư duy nói chung và tư duy pháp lý nói riêng luôn có cơ sở vững chắc, có chặt chẽ và giúp cho con đường tiệm cận tới chân lý ngày một rõ ràng hơn. Như ở ví dụ trên, nhờ có một loạt quá trình trong hoạt động tư duy biện chứng, điều tra viên đã tìm ra sự thật là “người này bị chết là do có ai đó quăng từ trên cao xuống đất”. Luật gia được đào tạo để có được một tư duy pháp lý biện chứng sắc sảo, nhạy bén và đó là đòi hỏi, yêu cầu của nghề luật. Luật gia được đào tạo để có tư duy logic, chính xác và nhanh nhạy nên các chính đề, phản đề và hợp đề thường chính xác, logic vì thế chân lý sẽ được tiệm cận nhanh hơn và chính xác hơn.