Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Đất đai của Công ty luật Minh Khuê

>> Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai, gọi: 1900 6162

1. Nộp tiền sử dụng đất trong trường hợp khi cấp sổ đỏ chưa thu.

Tình huống 1: Năm 2000 ông H được bố chuyển cho sử dụng 190 m2 đất ở sử dụng từ những năm 1960. Trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cấp cho ông H có các nội dung: Nhà ở diện tích sử dụng 30 m2. Đất ở diện tích 120 m2. Chưa trả tiền sử dụng đất (100%) và lệ phí trước bạ. Tại trang vẽ sơ đồ thửa đất có ghi chú: Trong tổng số đất 190 m2 có: 120 m2 đất ở được cấp giấy chứng nhận; 70 m2 đất vườn khi xây dựng nhà ở phải nộp tiền theo quy định. Hỏi: Số tiền sử dụng đất phải nộp cho 190 m2 hay cho 120 m2?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về Thu tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất như sau:

“Điều 4. Thu tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất

2. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất thì tiền sử dụng đất phải nộp được xác định theo công thức sau:

Tiền sử dụng đất phải nộp

 

=

 

Giá đất tính thu tiền sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất

 

x

 

Diện tích đất phải nộp tiền sử dụng đất

 

-

 

Tiền sử dụng đất được giảm theo quy định tại Điều 12 Nghị định này (nếu có)

 

-

 

Tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng được trừ vào tiền sử dụng đất (nếu có)

 

Trong đó:

a) Diện tích đất phải nộp tiền sử dụng đất là diện tích đất có thu tiền sử dụng đất ghi trên quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Giá đất tính thu tiền sử dụng đất được xác định theo quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

c) Tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng được trừ vào tiền sử dụng đất là tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà nhà đầu tư đã tự nguyện ứng cho Nhà nước.”

Như vậy, Đối với trường hợp này Trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cấp cho ông H có các nội dung: Nhà ở diện tích sử dụng 30 m2. Đất ở diện tích 120 m2. Chưa trả tiền sử dụng đất (100%) và lệ phí trước bạ do đó phần gia đình bạn phải nộp tiền sử dụng đất cho phần diện tích 120 m2.

Đối với phần sử dụng đất vườn 70% có thể hiện trên bản đồ nhưng chưa được công nhận quyền sử dụng đất khi muốn chuyển lên đất ở thì:

Căn cứ điểm a, khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2017 quy định về thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất như sau:

“Điều 5. Thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất

2. Đối với hộ gia đình, cá nhân:

a) Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở theo quy định tại Khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai sang làm đất ở; chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

Như vậy, khi chuyển mục đích sử dụng đất, tiền sử dụng đất phải nộp bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Do đó, Gia đình sẽ phải nộp tiền sử dụng đất cho 190 m2 theo tỷ lệ % đã nêu ở trên.

2. Giải quyết tranh chấp đất đai khi chưa có giấy chứng nhận.

Tình huống 2: Tôi goá bụa chỉ có 2 con: 1 trai, 1 gái. Tài sản của tôi có 1 mảnh đất nguồn gốc là đất ao tôn tạo thành nay bị chính con gái tôi tranh chấp. Nguồn gốc đất này như sau: Sau cải cách ruộng đất tôi và con gái tôi được chia mỗi người 1 miếng đất 5% (36 m2). Năm 1986 hợp tác xã nông nghiệp xã T có chủ trương chuyển đổi đất 5% lấy đất giãn dân cho ai có nhu cầu. Vì con trai tôi đi bộ đội, gia đình neo đơn nên mẹ con tôi bàn nhau xin hợp tác xã cho đổi đất ở cạnh nhau để tiện quản lý, sử dụng. Được sự đồng ý của tôi, con gái tôi làm đơn nói rõ về số đât của 2 mẹ con và đề nghị được đổi đất ao. Hợp tác xã đã đổi cho 2 mẹ con lấy 1 miếng đất ao tổng cộng 198m2. Trên thửa đất này chỉ có tôi và con dâu tôi đắp đất tôn cao ao để trồng rau tăng gia còn con gái tôi là công nhân thì đi thoát ly khỏi địa phương và đã cắt hộ khẩu. Năm 1998 tôi đã làm giấy chia số đất này cho con trai 99m2 và con gái 99 m2 có xác nhận của các con và ông trưởng xóm. Tôi có để con gái tôi đứng tên đóng thuế đất cho cả thửa đất trong một số năm. Nhưng đến năm 2003 con gái tôi giành hết số đất này không chia cho em trai như đã thống nhất. Ủy ban nhân dân xã T đã giải quyết tranh chấp như sau: Chỉ có con gái tôi là có quyền sử dụng đất còn tôi không có quyền vì không đứng tên xin đổi đất và đóng tiền sử dụng đất. Ủy ban nhân dân sẽ cấp giấy chứng nhận cho con gái tôi 72 m còn số đất còn lại sẽ đề nghị Ủy ban nhân dân huyện G thu hồi. Công tôn tạo đất sẽ thanh toán cho con gái tôi. Hỏi: Việc Ủy ban nhân dân xã giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của tôi và con gái tôi như vậy có đúng không? Tôi phải làm gì để bảo vệ quyền sử dụng số đất được đổi của tôi để chuyển cho con trai tôi sử dụng?

Trả lời:

Căn cứ khoản 1 Điều 26 Luật Đất đai 2013 quy định về Bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất như sau:

“Điều 26. Bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất

1. Bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng đất.”

Căn cứ dữ kiện bà nêu, bà là người sử dụng đất được hợp tác xã nông nghiệp xã T giao vào năm 1986 trên cơ sở đổi đất 5% mà bà được cấp irong cải cách ruộng đất. Việc giao đất này phù hợp với quy định pháp luật tại thời điểm đó.

Như vậy, việc chỉ dựa vào việc con gái bà đứng đơn xin đổi đất để kết luận số đất là đất riêng của con gái bà là chưa đủ cơ sở.

Bà cần chứng minh điều này bằng việc thu thập 2 tài liệu sau:

1) Đơn xin đổi đất 5% do con gái bà viết năm 1986 (có xác nhận của Ban chỉ huy đội 9 và Ban chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp xã T) trong đó nói rõ bà cũng có 1 miếng đất 5% và xin được đổi lấy 1 miếng đất chung cạnh nhau để tiện quản lý sử dụng;

2) Đơn chia đất cho con trai và con gái do bà viết năm 1998 (có chữ ký của con gái bà và xác nhận của trưởng xóm Đông, thôn Ngô, xã T) trong đó có nói rõ nguồn gốc miếng đất 198m2 hiện đang sử dụng.

Căn cứ vào đơn của con gái bà mà hợp tác xã nông nghiệp đã giao 2 suất đất này trên một thửa đất (thửa số 28).

Do đó, việc tính thuế đất sẽ tính chung cho hộ gia đình bà mà không chia làm 2 để thuận tiện.

Xét theo thực tế sử dụng đất chỉ có bà và gia đình người con trai là người sử dụng đất cải tạo, tôn tạo đất. Từ đó đến nay con gái bà đã thoát ly khỏi địa phương và cắt khẩu chuyển đi.

Trong trường hợp này nêu con gái bà có tranh chấp không thừa nhận một nửa mảnh đất là của bà thì:

Căn cứ Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định về Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai quy định như sau:

“Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.”

Như vậy, Trường hợp bà không đồng ý với kết quả hòa giải của Ủy ban nhân dân thì có thể khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp.

3. Giải quyết trường hợp Sổ đỏ cấp không đúng thực địa.

Tình huống 3: Trong sổ đỏ gia đình tôi ghi nhận có nhà và số liệu về diện tích xây dựng, kết cấu nhà cấp bốn, tường gạch nhưng thực tế là hoàn toàn không có. Hỏi: sổ đỏ có nội dung không đúng với thực tế thì giá trị pháp lý của nó như thế nào? Chủ nhân có sổ đỏ nêu trên có quyền chuyển nhượng cho người khác diện tích đất được cấp sổ đỏ cấp không đúng không?

Trả lời:

Căn cứ theo Khoản 5 Điều 98 Luật đất đai năm 2013 quy định như sau:

"5. Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.

Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật này."

Căn cứ khoản 1 Điều 106 Luật đất đai năm 2013 quy định về việc đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sỡ hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình (gọi chung là Giấy chứng nhận) đã cấp như sau:

"Điều 106. Đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau đây:

a) Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó;

b) Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận”.

Như vậy, Theo thông tin bạn cung cấp, mảnh đất của gia đình bạn đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tuy nhiên trong quá trình cấp sổ do sai sót của cán bộ địa chính mà ghi nhận tài sản trên đất sai với thực địa. Đối với trường hợp của bạn sẽ phải liên hệ Uỷ ban nhân dân cấp huyện (Văn phòng đăng ký đất đai) để xin đính chính lại giấy chứng nhận.

4. Hiệu lực của quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của ủy ban nhân dân.

Tình huống 4: Vừa qua tôi có tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sản với con của chú tôi. Việc sử dụng đất của tôi đã được úy ban nhân dân xã kết luận là hợp pháp vào năm 2002 do tôi đã có sổ đỏ và quyết định buộc con chú tôi phải trả lại đất cho tôi. Năm 2003 thanh tra huyện kết luận con chú tôi vi phạm Điều 6 Luật Đất đai, phải trả lại đất cho tôi hạn đến ngày 30/4/2003. Ngày 14/4/2003 Chủ tịch úy ban nhân dân huyện ra Quyết định số 136 chuẩn y kết luận của thanh tra nhưng cho tới nay tôi vẫn chưa đòi được đất. Hỏi: Tôi phải lầm gì để quyết định của úy ban nhân dân được thực hiện?

Trả lời:

Căn cứ Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định về Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai quy định như sau:

“Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.”

Như vậy, Căn cứ quy định trên trường hợp Quyết định giải quyết của UBND cấp huyện là đúng thẩm quyền đối với trường hợp tranh chấp đất giữa cá nhận hộ gia đình với nhau. Sau khi có quyết định hai bên nếu không đồng ý có thể khiếu nại lên Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện ra tòa án. Nhưng tại thời điểm đó cả hai bên đều không có ai khiếu nại gì về quyết định này do đó hai bên phải có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh. Trường hợp không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành. Việc gia đình anh chưa lấy lại được đất có thể làm đơn đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành.

5. Thủ tục hoà giải về tranh chấp đất đai ủy ban nhân dân cấp xã.

Tình huống 5: Em gái tôi được mẹ tôi giao đất từ 3 đời của gia đình tôi để ở và quản lý đến năm 1999 thì được cấp sổ đỏ. Các nhà hàng xóm liền kề đều có lối đi riêng, nhưng 1 nhà lại đòi ngõ đi qua trên đất nhà tôi. Ủy ban nhân dân xã đã hoà giải nhưng họ không nghe đã đưa đơn lên Toà án. Ủy ban nhân dân xã kết luận là họ sai. Hỏi: Kết luận của Ủy ban nhân dân xã là đúng hay sai?

Trả lời:

Căn cứ Điều 202 Luật đất đai 2013 quy định về hòa giải tranh chấp đất đai như sau:

“Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Như vậy, theo quy định ở trên Uỷ ban nhân dân cấp xã chỉ có thẩm quyền tiến hành hòa giải không có thẩm quyền kết luận bên nào đúng, bên nào sai. Trương hợp hòa giải không thành thì có thể khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết.

Căn cứ Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Quyền về lối đi qua như sau:

“Điều 254. Quyền về lối đi qua

1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Như vậy, Theo quy định trên nếu các hộ liền kề đều đã có lối đi riêng thì không có quyền yêu cầu gia đình anh dành cho mình một lối đi trên phần đất của gia đình anh nữa.

Trên đây là một số giải đáp. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900 6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai - Công ty luật Minh Khuê Sưu tầm và biên tập