Mục lục bài viết
1. Hành vi đe dọa giết người và gây thương tích?
Luật sư tư vấn luật hình sự trực tuyến, gọi số: 1900.6162
Trả lời:
Căn cứ Điều 133 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội đe dọa giết người như sau:
"Điều 133. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác."
Theo quy định trên thì hành vi đe dọa giết người chỉ cấu thành tội phạm khi hành vi đó đã làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện thì người đe dọa đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người bị coi là phạm tội là người có hành vi thể hiện sẽ tước đoạt tính mạng người khác. Hành vi này có thể là lời đe dọa với những hình thức khác nhau (qua điện thoại, thư từ…) hoặc có thể là những cử chỉ, việc làm cụ thể gián tiếp thể hiện sự đe dọa (như đi tìm công cụ, phương tiện…). Hành vi đe dọa phải gây ra cho người bị đe dọa tâm lí lo sợ một cách có căn cứ là hành vi giết người sẽ xảy ra. Hành vi đe dọa giết người chỉ cấu thành tội phạm khi hành vi đó đã làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện. Như vậy, trường hợp một người nhiều lần nhắn tin, đe dọa người khác để đòi tiền chỉ có thể bị coi là phạm tội đe dọa giết người nếu nội dung của tin nhắn có việc dọa giết, đồng thời nội dung và phương thức nhắn tin phải làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện. Hành vi đe dọa giết người sẽ không cấu thành tội này khi hành vi đó cùng với những mục đích nhất định cấu thành tội khác. Để đánh giá người bị đe dọa có phải ở trong tình trạng tâm lí như vậy hay không cần phải dựa vào những tình tiết sau: Nội dung và hình thức đe dọa; thời gian, địa điểm cũng như hoàn cảnh cụ thể khi hành vi đe dọa xảy ra; tương quan giữa bên đe dọa và bên bị đe dọa; thái độ và những xử sự cụ thể của người bị đe dọa sau khi bị đe dọa…
Dựa vào những thông tin bạn cung cấp thì người thanh niên hàng xóm sau khi đe dọa giết em gái bạn và người trong gia đình bạn bằng cuộc điện thoại, xong ngay lập tức em bạn bị hắn đánh một cú mạnh vào đầu em gái bạn sau đó hắn còn bóp cổ, dí dao vào người em gái bạn rồi vừa đe dọa vừa dùng dao đâm vào cổ, tay gây thương tích cho em gái bạn. Sau khi gia đình bạn tố cáo hành vi của người này trong đêm đó thì hắn được thả vào sáng hôm sau. Có thể thấy người đe dọa đã có những hành vi mang tính chất cảnh cáo về việc sẽ giết người và gây thương tích cho em gái bạn nhưng không biết về phía em gái bạn có sợ hãi và tin rằng hành vi giết người đó có xảy ra hay không, thái độ, tâm lý của em gái bạn lúc đó như thế nào. Để có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không còn phải dựa vào sự xem xét đánh giá điều tra của cơ quan công an. Có thể trong lúc lấy lời khai, hắn đã không chịu thừa nhận về hành vi đe dọa, còn tình trạng tâm lý của em gái bạn có sợ đến mức hành vi đe dọa giết người đó có xảy ra hay không, về phía em gái bạn có đưa ra được thêm bằng chứng là nội dung cuộc điện thoại đe dọa hay không, và tỉ lệ thương tật của em gái bạn cũng có thể chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hành vi dùng dao đâm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại khoản 1 điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì tỷ lệ thương tật của người bị hại từ 11% trở lên trong các trường hợp nêu ở khoản này thì người có hành vi cố ý gây thương tích sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích
Nếu các hành vi của người thanh niên này chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan công an sẽ chỉ thực hiện các biện pháp cảnh cáo, nhắc nhở. Trong trường hợp người thanh niên này sau khi được thả mà vẫn tiếp tục thực hiện hành vi đe dọa gia đình bạn nên thu thập bằng chứng xác đáng để có thể tố cáo người này.
>> Tham khảo nội dung: Thủ tục khởi kiện ra Tòa trường hợp đánh người gây thương tích ?
2. Gây thương tích cho hàng xóm có bị phạt tù?
Nhà họ vẫn tiếp tục đập ngói, chửi nhà em rất nhiều. Do sự ức chế em đã sang nhà họ và chửi họ một câu. Hai bên lời qua tiếng lại thì ông chồng cầm xẻng định vụt em nên em né và có đánh lại họ bằng tay. Giờ họ viết đơn kiện em. Em có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không ạ? Nếu như tỉ lệ thương tật của họ dưới 11% và cao hơn 11% thì em có bị sao không ạ? Em xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn luật hình sự về cố ý gây thương tích, gọi:1900.6162
Trả lời:
Căn cứ vào Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 ,trong trường hợp bạn gây thương tích cho hàng xóm của bạn mà tỉ lệ thương tật lớn hơn 11% thì bạn sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự về tội Cố ý gây thương tích. Trường hợp mà tỉ lệ thương tật nhỏ hơn 11% nhưng lại gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; hay phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ... thì bạn vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của mình theo điều 134 trên. Chỉ trong trường hợp bạn gây thương tật cho người hàng xóm mà tỉ lệ nhỏ hơn 11%, lại không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 điều 134 thì bạn mới không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bạn phải bồi thường thiệt hại do đã xâm phạm đến sức khỏe của người hàng xóm theo quy định của luật dân sự. Căn cứ Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại khi sức khỏe bị xâm phạm như sau:
"Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định."
3. Gây thương tích cho người trộm cắp có phạm tội ?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) về tội cướp tài sản. Có thể thấy, đối với tội cướp giật tài sản thì xác định tội phạm đã hoàn thành khi có hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc trực tiếp dùng vũ lực với mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản là đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm chứ không cần tính đến tội phạm đã đạt hay chưa hoặc hậu quả như thế nào. Khi người phạm tội có hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực nhằm cướp tài sản của bạn thì bạn hoàn toàn có quyền phòng vệ của mình, tức là bạn có thể chống trả lại với hành vi đó, tuy nhiên mức độ chống trả sẽ bị giới hạn theo quy định của luật, cụ thể bạn chỉ có quyền chống trả lại hành vi xâm phạm một cách cần thiết, tức là có thể hiểu nó phù hợp với mức độ, cường độ, mà người phạm tội thực hiện hành vi tấn công bạn. Nếu trong trường hợp bạn phòng vệ quá sớm tức là người khác chưa có hành vi tấn công bạn mà bạn tấn công họ thì sẽ bị coi là phòng vệ quá sớm hay phòng vệ quá muộn là bạn thực hiện việc chống trả sau khi hành vi cướp đã được thực hiện xong mà không phải chống trả ngay từ lúc người phạm tội thực hiện hành vi đó thì hành vi chống trả của bạn sẽ không được coi là phòng vệ chính đáng và bạn có thể phải chịu trách nhiệm với hậu quả mình gây ra. Ngoài ra, còn một trường hợp nữa sẽ không được coi là phòng vệ chính đáng nếu bạn chống trả vượt mức cần thiết, tức là chống trả mới mức độ, cường độ mạnh hơn nhiều và không cần thiết dùng mức độ chống trả đó để ngăn cản hành vi tấn công thì bạn cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm với hậu quả do hành vi vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng. Căn cứ quy định tại Điều 22 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017):
"Điều 22. Phòng vệ chính đáng
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này."
>> Xem thêm nội dung: Đánh người gây thương tích rồi bỏ trốn xử lý như thế nào ?
4. Cố ý gây thương tích cho người khác phạm tội gì?
Thưa luật sư, Em trai tôi có vay của chị cùng cơ quan số tiền 96 triệu đồng nhưng chưa có để trả và xin khất sẽ trả sau 1 thời gian. Chị ta đã thuê người đến nhà đòi tiền và xảy ra cãi vã dẫn đến đối tượng đi cùng đã chém em tôi nhiều nhát phải lên viện điều trị. Nay gia đình họ đền bù số tiền thuốc men và bồi dưỡng chút ít để gia đình tôi viết đơn xin bãi nại cho họ. Xin hỏi luật sư khi gia đình viết đơn thì pháp luật có xử lý hình sự không? Tôi xin cảm ơn.
Trả lời:
Mức xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình:
"Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;..."
Tại điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác: Trong trường hợp, người nào gây thương tích cho người khác mà tỉ lệ thương tật lớn hơn 11% thì sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự về tội Cố ý gây thương tích. Trường hợp mà tỉ lệ thương tật nhỏ hơn 11% nhưng lại gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; hay phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ... thì vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của mình theo điều 134 trên.
Thưa luật sư, Em trai tôi có vay của chị cùng cơ quan số tiền 96 triệu đồng nhưng chưa có để trả và xin khất sẽ trả sau 1 thời gian. Chị ta đã thuê người đến nhà đòi tiền và xảy ra cãi vã dẫn đến đối tượng đi cùng đã chém em tôi nhiều nhát phải lên viện điều trị. Nay gia đình họ đền bù số tiền thuốc men và bồi dưỡng chút ít để gia đình tôi viết đơn xin bãi nại cho họ. Xin hỏi luật sư khi gia đình viết đơn thì pháp luật có xử lý hình sự không? Tôi xin cảm ơn.
Trả lời: Đây là vụ án về tội phạm chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. Vì thế phải làm đơn khởi kiện lên Tòa án thì Tòa án mới giải quyết.
>> Tham khảo nội dung liên quan: Đánh người gây thương tích 30 % bị xử lý thế nào?
5. Bị người khác gây thương tích có kiện được không ?
Trả lời:
Tại điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Do bạn không nêu rõ cụ thể về tính chất của hành vi cũng như tỷ lệ thương tật mà người hàng xóm đã thực hiện với mẹ bạn nên chúng tôi không thể tư vấn cụ thể rằng bạn có thể tố cáo hành vi của người này với cơ quan có thẩm quyền hay không. Do đó, bạn có thể đối chiếu hành vi của người này với quy định trên để xác định người này có thể bị xử phạt hành chính (nếu hành vi không nghiêm trọng) hoặc sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi mà mình gây ra.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn Pháp luật Hình sự - Công ty Luật Minh Khuê.