Kính chào công ty luật Minh Khuê. Xin luật sư cho tôi biết hoạt động mua bán hàng hóa là một trong những hoạt động tiêu biểu trong hoạt động thương mại của các chủ thể kinh doanh. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về hoạt động mua bán hàng hóa này? Hàng hóa nào không được phép mua bán? Rất mong nhận được phản hồi từ luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Ninh Lan Anh - Thái Nguyên

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật Minh Khuê

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900 6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

- Luật thương mại năm 2005

- Luật quản lý ngoại thương năm 2017

2. Hoạt động thương mại là gì?

Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

3. Hoạt động mua, bán hàng hóa là gì?

Hoạt động mua, bán hàng hóa xuất hiện rất sớm trong lịch sử nhân loại, giữ vai trò thiết yếu trong việc thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của con người. Khoản 8, Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 đã nêu khái niệm hoạt động mua, bán hàng hóa như sau:

Hoạt động mua, bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.

4. Đặc điểm của hoạt động mua, bán hàng hoá

Về chủ thể: Chủ thể của hoạt động mua, bán hàng hóa chủ yếu là thương nhân. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân khác tham gia vào hoạt động mua, bán hàng hoá với thương nhân, nếu lựa chọn áp dụng Luật Thương mại thì sẽ trở thành một bên chù thể của hoạt động này.

Về đối tượng: Đối tượng của hoạt động mua, bán hàng hoá là hàng hóa. Theo quy định của Luật Thương mại, hàng hóa bao gồm các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai (xem thêm khoản 2 Điều 3 Luật thương mại năm 2005). Chính phủ quy định Danh mục hàng hoá bị cấm, bị hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện để đảm bảo lợi ích xã hội, lợi ích quốc gia.

Về chuyển giao quyền sở hữu: Trong hoạt động mua, bán hàng hoá luôn có sự tham gia của hai bên, bên mua và bên bán, trong đó hàng hoá chuyển dịch từ bên bán sang bên mua, đồng thời với sự chuyển dịch này, quyền sở hữu hàng hoá cũng chuyển từ bên bán sang bên mua. Do đó, hoạt động mua, bán hàng hoá khác với một số hoạt động thương mại khác như cho thuê hàng hoá, thuê vận chuyển hàng hoá...

Về mục đích: Như các hoạt động thương mại nói chung, mục đích của hoạt động mua, bán hàng hóa là lợi nhuận. Mục đích sinh lợi thể hiện bản chất của hoạt động thương mại. Nếu không nhằm mục đích sinh lợi thì hợp đồng mua, bán hàng hóa chỉ là một loại hợp đồng dân sự thông thường. Mục đích sinh lợi không bắt buộc phải có ở các bên tham gia hoạt động thương mại, nhưng nhất thiết phải có ở thương nhân.

5. Hàng hóa cấm kinh doanh

Nhằm bảo đảm lợi ích của nhà nước, xã hội, hoạt động thương mại ổn định, phát triển, hiện nay các loại hàng hóa sau đây bị cấm mua bán:

+ Vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng;

+ Các chất ma túy; hóa chất bảng 1 (theo Công ước quốc tế); khoáng sản đặc biệt, độc hại, các loại pháo.

+ Các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách; đồ chơi nguy hiểm, đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội (bao gồm cả các chương trình trò chơi điện tử).

+ Các loại thuốc chữa bệnh cho người, các loại vắc xin, sinh phẩm y tế, mỹ phẩm, hóa chất và chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực gia dụng và y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam.

+ Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ, thực phẩm có gen đã bị biến đổi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phềp; sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amfibole.

+ Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm hoặc chưa được phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Pháp lệnh Thú y, Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật; phân bón không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.

+ Thực vật, động vật hoang dã (bao gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biển) thuộc danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định và các lóại thực vật, động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm khai thác và sử dụng; thủy sản cấm khai thác, thủy sản có dư lượng chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép, thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

+ Giống cây trồng không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh; giống cây trồng gây hại đến sản xuất và sức khỏe con người, môi trường, hệ sinh thái; Giống vật nuôi không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh; giống vật nuôi gây hại cho sức khỏe con người, nguồn gen vật nuôi, môi trường, hệ sinh thái.

+ Phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường.

Nói chung, các loại hàng hóa mà việc lưu thông, mua bán ảnh hưởng xấu đến anh ninh, quốc phòng; sức khỏe nhân dân; lịch sử, văn hóa, thuần phong, mỹ tục và môi trường, tài nguyên thiên nhiên bị cấm. Các ngành nghề liên quan đến các sản phẩm, hàng hóa này cũng bị cấm đầu tư, kinh doanh.

6. Một số hoạt động mua, bán hàng hoá đặc biệt

Ngoài các hoạt động mua, bán hàng hoá thông thường, pháp luật thương mại quy định về các hoạt động mua, bán hàng hoá đặc biệt.

6.1. Mua, bán hàng hoá quốc tế

Mua bán hàng hóa quốc tế là quan hệ mua, bán hàng hoá có yếu tố nước ngoài. Từ quy định của Bộ Luật dân sự năm 2015 về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, có thể nhận biết hoạt động mua, bán hàng hoá quốc tế qua các dấu hiệu: Hàng hoá là đối tượng của hợp đồng đang tồn tại ở nước ngoài; căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt hoạt động mua, bán hàng hoá diễn ra ở nước ngoài; ít nhất một bên mang quốc tịch nước ngoài.

Hình thức mua, bán hàng hoá quốc tế:

Luật Thương mại năm 2005 không đưa ra khái niệm cụ thể về mua, bán hàng hoá quốc tế mà liệt kê các hình thức mua, bán hàng hoá quốc tế tại các Điều 27, Điều 28, Điều 29 và Điều 30 đó là:

+ Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

+ Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

+ Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm ưên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.

+ Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định cùa pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam.

+ Chuyển khẩu là việc mua hàng hoá từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

Trong số các hoạt động trên, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu diễn ra thường xuyên, phố biến nhất. Khi ký kết hợp đồng xuất, nhập khẩu các bên có thể lựa chọn và căn cứ vào pháp luật của một nước khác hoặc pháp luật, thông lệ quốc tế.

6.1. Mua, bán hàng hóa qua Sở giao dịch

Mục 3, Chương 2 Luật Thương mại quy định vê hoạt động mua, bán hàng hoá đặc biệt này như sau:

Mua, bán hàng hóa qua Sở giao dịch là hoạt động theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua, bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hoá theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hoá với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai.

Dấu hiệu mua, bán hàng hóa qua Sở giao dịch:

Thứ nhất, đối tượng của hoạt động mua, bán hàng hoá là hàng hoá trong tương lai, tức là các bên không giao, nhận hàng hoá tại thời điểm thiết lập giao dịch.

Thứ hai, việc mua, bán hàng hoá được tiến hành thông qua bên thứ ba là Sở giao dịch hàng hoá là bên có chức năng cung cấp các điều kiện vật chất - kỹ thuật cần thiết để giao dịch, mua, bán hàng hoá; điều hành các hoạt động giao dịch và niêm yết các mức giá cụ thể hình thành trên thị trường giao dịch tại từng thời điểm. Sở giao dịch có thể được tổ chức dưới hình thức Sàn giao dịch, Trung tâm giao dịch.

Thứ ba, việc mua, bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa được thực hiện dưới hình thức hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn1. Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hóa tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng. Họp đồng về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là thỏa thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với một mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó.

Trước đây, hàng hoá được mua, bán qua sở giao dịch thường là các loại hàng hoá đặc biệt. Hiện nay, hình thức mua, bán hàng hoá này đang ngày càng diễn ra phổ biến, mang tính chuyên nghiệp hơn đối với nhiều loại hàng hoá.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900 6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật Minh Khuê - Sưu tầm & biên tập