1. Hội đồng kỳ mục thời kì phong kiến

Hội đồng kì mục là cơ quan quản lí truyền thống của làng xã người Việt ở đồng bằng, trung du Bắc Bộ. Hội đồng được xác lập vào nửa sau thế kỉ XV, khi Nhà nước phong kiến bỏ chế độ xã quan (quan lại do Nhà nước cử về nắm làng xã).

Trong làng xã Việt nam cổ truyền, Hội đồng kỳ mục nắm toàn bộ quyền quyết định và điều hành mọi hoạt động của làng xã như phân bổ thuế, sưu dịch, lính tráng, bầu cử tổng lý và thi hành khoán ước phân cấp công điền, sử dụng quỹ làng, bàn việc sửa chữa, xây dựng đình chùa, trường học, tổ chức đình đám, khao vọng... Tình trạng ẩn lậu về dân đinh và điền thổ vẫn tiếp tục diễn ra đãn đến sự không kiểm soát được nguồn sưu thuế.

Hội đồng kì mục gồm các thành viên đương nhiên là các quan lại, cai đội người làng đã về hưu, các cựu chánh phó tổng, cựu chánh phó lí trưởng không bị miễn nhiệm. Hội đồng có toàn quyền đối với các vấn để lớn trong đời sống của làng như sửa đổi và bổ sung hương ước, chia hoặc đấu thầu công điền công thổ, quản lí theo kì hạn, đấu giá tài sản và thu chỉ ngân sách, sửa chữa đình chùa, mở hội, quan hệ với các làng khác... Hội đồng kì mục hoạt động không có nhiệm kì hạn định và hoàn toàn độc lập với chính quyền nhà nước cấp trên, chính quyền phong kiến cấp xã muốn thực thị các nhiệm vụ của mình phải nhờ sự giúp đỡ của Hội đồng kì mục.

Đứng đầu Hội đồng kì mục là một Tiên chỉ, là người có phẩm hàm hay học vị, chức tước cao nhất trước khi về hưu. Khi có người cao hơn thì nhường chức Tiên chỉ cho người đó để trở thành Cựu Tiên chỉ. Dưới Tiên chỉ có Thứ chỉ, tuỳ theo phong tục của từng làng mời người có chức tước, phẩm hàm hoặc cao tuổi nhất ra làm. Giúp Hội đồng kỳ mục thực hiện các quyết định, có bộ phận chức dịch gồm: Lý trưởng, Phó lý và Trương tuần (hay xã đoàn). Lý trưởng là người giữ quan hệ giữa làng xã và cấp trên.

2. Hội đồng kỳ mục trong thời kì Pháp mới đặt nền đô hộ Việt Nam trong giai đoạn năm 1904

Nhận thấy vai trò hết sức quan trọng mang tính truyền thống của tổ chức làng xã trong đời sống xã hội Việt Nam, thực dân Pháp từng bước tìm cách thâm nhập và thay đổi bộ máy quản lý làng xã theo chiều hướng biến thành công cụ thống trị phục vụ cho những lợi ích thực dân. Do vậy, ngày 27/8/1904, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định về việc tổ chức bộ máy quản trị cấp xã ở Nam Kỳ. Đây là văn bản đầu tiên đánh dấu sự can thiệp của thực dân Pháp trong việc cai trị làng xã tại Việt Nam.

Đây cũng là bước đầu tiên của một chủ trương quan trọng mà chính quyền thuộc địa tiến hành nhằm nắm bắt tổ chức và hoạt động của các làng xã. Chủ trương này đương thời gọi là “Cải lương Hương chính” được tiến hành ở khắp 3 kỳ, nhưng với những biện pháp khác nhau. Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi xin lược dịch nội dung Nghị định ngày 27/8/1904 nêu trên.

Nghị định gồm 5 phần, 30 điều, theo đó việc quản trị mỗi xã nằm trong tay một tổ chức mang tên Hội đồng Đại kỳ mục (Conseil de Grands Notables). Tiêu chuẩn để được đứng trong hàng ngũ kỳ mục phải là những điền chủ hoặc những người giàu có sung túc nhất trong xã. Tất cả các kỳ mục trong xã sẽ nhóm họp và lựa chọn tối thiểu 11 người để lập thành Hội đồng Đại kỳ mục.

2.1. Thành phần Hội đồng Đại kỳ mục

Thành phần Hội đồng Đại kỳ mục được sắp xếp theo thứ tự như sau:

Chủ tịch: Hương cả

Phó chủ tịch: Hương chủ

Các Uỷ viên: Hương sư, Hương trưởng, Hơng chánh, Hương giáo, Hương quản, Hương bộ (hay Thủ bộ), Hương thân, Xã trưởng hoặc Thôn trưởng, Hương hào.

Tiếp đến là Chánh lục bộ cũng được xếp vào hàng đại kỳ mục nhưng không có ghế trong Hội đồng.

Các kỳ mục khác (Đại kỳ mục và Tiểu kỳ mục) vẫn được giữ nguyên danh hiệu, hạng, đặc quyền và phải tuân thủ các quy định bắt buộc theo lệ làng. Số lượng và quyền hạn thay đổi tuỳ theo nhu cầu của từng hạng và vai trò.

Danh sách toàn thể các kỳ mục trong xã được lưu, bổ sung thường xuyên tại đình làng và phải sao nộp tại văn phòng của quan cai trị - chủ tỉnh.

Để được bổ dụng làm Hương hào (cấp bậc thấp nhất trong số đại kỳ mục nêu trên), trước hết phải là người được đứng trong hàng ngũ kỳ mục của xã ít nhất 1 năm và tuổi từ 24 trở lên.

Trường hợp Hội đồng Đại kỳ mục khuyết vị trí nào đó, các kỳ mục trong xã được quyền lựa chọn người bổ sung. Nếu xảy ra bất đồng trong việc lựa chọn, quan cai trị - chủ tỉnh sẽ có quyền tối hậu quyết định.

Mỗi ủy viên trong Hội đồng Đại kỳ mục, sau thời gian tối thiểu 2 năm làm việc mà thôi không muốn làm nữa, được bảo lưu vĩnh viễn danh hiệu cấp bậc mà họ vừa kinh qua, nếu không mắc phải sai phạm nào trong quá trình làm việc.

2.2. Chức năng của các uỷ viên Hội đồng Đại kỳ mục

Quan hệ với các cơ quan khác

1. Hương cả giữ chức Chủ tịch Hội đồng Đại kỳ mục; trường hợp vắng mặt, Hương chủ sẽ thay Hương cả đảm nhiệm vị trí này.

2. Hương cả, Hương chủ, Hương sư và Hương trưởng có quyền chỉ đạo và giám sát công việc của các kỳ mục khác, quản lý tài sản của xã, lập ngân sách xã, giám sát việc thu chi của ngân sách hàng xã, giữ quỹ xã.

3. Hương chánh cố vấn và theo dõi công việc của Thôn trưởng hoặc Xã trưởng, Hương thân, Hương hào; giải quyết, dàn xếp, hoà giải tranh chấp giữa người dân trong làng.

4. Hương giáo phụ trách giáo huấn các kỳ mục trẻ tuổi và chỉ cho họ biết nhiệm vụ của mình đối với xã.

5. Hương quản là người đứng đầu lực lượng cảnh sát hành chính và tư pháp của làng, là trợ tá chính của Biện lý và theo chức danh đó, Hương quản chịu trách nhiệm duy trì trật tự trị an trong xã và giải quyết các vụ kiện xảy ra trong xã; theo dõi các tuyến đường bộ và đường sông, đường sắt, cầu và đường dây điện tín. Giúp việc cho Hương quản là Hương thân, Xã trưởng, Hương hào. Hương quản trực tiếp chỉ đạo Hương tuần, Cai tuần, Cai thị, Cai thôn, Trùm và Trương, những người có quyền hạn của nhân viên cảnh sát.

6. Hương bộ (còn gọi là Thủ bộ hay Thủ bạ) phụ trách sổ đinh, sổ địa bạ và các hồ sơ, sổ sách thu chi của xã.

7. Hương thân, Xã trưởng hay Thôn trưởng và Hương hào là 3 uỷ viên chấp hành của Hội đồng Đại kỳ mục, chịu trách nhiệm thi hành những quyết định của Hội đồng và đặt dưới quyền kiểm soát, giám sát trực tiếp của Hương chánh và Hương quản. Hương thân là người đứng đầu trong số uỷ viên chấp hành này. Xã trưởng (hay Thôn trưởng) là người giữ triện của xã và là người trung gian giao tiếp giữa xã và chính quyền cấp trên. Hương hào đặc trách an ninh trật tự của xã. Bộ ba này trực tiếp chịu trách nhiệm: lập danh sách những người phải đóng thuế, phải đi làm xâu; thu thuế của xã dân và nộp cho cấp trên, v.v... Ngoài ra, họ còn có quyền chứng thực mọi giấy tờ cho xã dân. Trường hợp, Hương thân và Hương hào vắng mặt, thì có thể thay thế bằng hai kỳ mục khác trong Hội đồng nhưng Xã trưởng nhất thiết phải có mặt.

8. Chánh lục bộ là người duy nhất hoặc với sự trợ giúp của Phó lục bộ được giao trông giữ sổ đăng ký hộ tịch của làng xã

2.3. Quyền hạn của Hội đồng Đại kỳ mục và của các uỷ viên

Các kỳ mục đương nhiệm hưởng các đặc quyền theo quyền hạn được trao, nghĩa là được phép giam giữ người bị buộc tội tại đình trong thời gian cần thiết phục vụ điều tra không chính thức và sơ bộ, cho tới khi hồ sơ và người bị buộc tội được gửi tới toà án. Trong mọi trường hợp, việc giam giữ này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.

Các kỳ mục có thể tạm giam ở đình làng những người dân vi phạm các quy định của lệ làng cũng như của chính quyền, nhằm đảm bảo kiểm soát các hoạt động khác của làng. Thời gian tạm giam không quá 3 ngày, người bị tạm giam có thể được tại ngoại nếu trả tiền tương đương một ngày đi làm xâu và tiền được sung vào công quỹ của làng.

Các kỳ mục có thể phạt giam tại đình những người say xỉn, gây rối hoặc gây mất trật tự trong làng, nhưng không được quá 24 giờ.

Những kỳ mục không hoàn thành nghĩa vụ được giao theo phong tục và lệ làng cũng như những quy định bắt buộc đối với các đại kỳ mục có thể bị Hội đồng xử phạt từ 0,15 đến 3 đồng bạc. Số tiền này nhập vào công quỹ của xã. Trường hợp tái phạm nhiều lần, Hội đồng Đại kỳ mục phải báo cáo lên quan chủ tỉnh và quan chủ tỉnh có quyền đình chỉ tạm thời, hoặc cách chức, hoặc loại ra khỏi danh sách kỳ mục của xã đối với bất kỳ kỳ mục nào, kể cả uỷ viên của Hội đồng Đại kỳ mục. Mọi kỳ mục bị cách chức hoặc có thể bị kết án tù không được tham gia Hội đồng. Những kỳ mục bị thay thế theo phán quyết của Sở Tư pháp sẽ tạm thời bị treo chức.

3. Hội đồng kỳ mục trong giai đoạn năm 1921 - 1927

Thời gian đầu khi mới đặt nền đô hộ ở Việt Nam, Chính quyền Pháp đã lợi dụng bộ mấy và cơ chế hoạt động sẵn có của Hội đồng kỳ mục để dễ dàng thực hiện việc cai trị. Nhưng dần dần chính quyền Pháp thấy cần phải nắm chắc và kiểm soát chặt chẽ hơn các hoạt động của làng xã, nhất là từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam có xu hướng ngày càng lan rộng ở nông thôn.Bên cạnh đó, bộ máy quản lý làng xã cũ ngày càng tha hóa, yếu kém không đáp ứng được những yêu cầu của một đơn vị hành chính cấp cơ sở. Chính vì vậy, ngày 12 tháng 08 năm 1921, Thống sứ Bắc Kỳ Monguillot ban hành Nghị định số 1949 mang tên Nghị định chỉnh đốn lại hương hội các xã Bắc Kỳ.

Điểm chủ yếu của Nghị định này là sự thay thế Hội đồng kỳ mục truyền thống bằng một Hội đồng tộc biểu. Hội đồng tộc biểu có chức năng và quyền hạn giống như Hội đồng kỳ mục, tức là: quản trị mọi mặt đời sống văn hóa, xã hội, tổ chức thi hành các mệnh lệnh của chínhquyền cấp trên, phân chia công điền, san bổ sưu thuế, đặt lệ, quản lý các tài sản, xét xử những tranh chấp dân sự giữa các xã dân, tổ chức các sinh hoạt văn hóa cộng đồng theo phong tục tập quán, quản lý các nguồn thu chi của làng xã. Hội đồng tộc biểu vừa là cơ quan quyết định, vừa là cơ quan thi hành các quyết định đó thông qua các tộc biểu và bộ phận hành dịch trong làng.

Ngoài ra, nghị định này cũng thể hiện rõ việc tăng cường sự giám sát của nhà nước đối với bộ máy quản lý làng xã, đặc biệt là vai trò của Lý trưởng cũng như sự giám sát trên phương diện tài chính với việc lập ra ngân sách xã. Bộ máy quản lý làng xã ở đồng bằng Bắc Bộ từ sau nghị định cải lương hương chính năm 1921 đã có sự khác biệt so với trước. Chính quyền Pháp đã loại bỏ thể chế và con người do chế độ phong kiến tạo lên là Hội đồng kỳ mục, và dựng lên một bộ máy quản lý mới là Hội đồng tộc biểu do cơ chế tuyển cử tron các họ. Như vậy, bộ máy quản lý làng xã về hình thức do xã dân, quan viên hàng xã bầu ra, nhưng trên thực tế do Công sứ Pháp quyết định. Vì việc bầu các tộc biểu, Chánh, Phó hương hội,Thư ký, Thủ quỹ, Lý, Phó trưởng đều phải được viên Tổng đốc, hay Tuần phủ đại diện cho chính quyền Nam triều và Công sứ đại diện cho chính quyền Pháp trong tỉnh đó chấp nhận, thì Hội đồng tộc biểu mới hợp pháp và có quyền hoạt động.Có thể nói, cơ chế tuyển cử mang lại bộ mặt dân chủ mới ở làng xã nhưng đồng thời cũng đã thủ tiêu địa vị, quyền uy, lợi lộc có từ lâu đời của kỳ mục. Vì vậy, việc thay thế Hội đồng kỳ mục bằng Hội đồng tộc biểu đã gây ra sự xáo trộn lớn về nhân sự, tâm lý, tập quán. Vì thế, trong nội bộ làng xã ở Bắc Kỳ đã diễn ra một cuộc tranh giành quyền lực ngấm ngầm, đôi khi công khai giữa một bên là Hội đồng tộc biểu mới cầm quyền và một bên là thành viên của Hội đồng kỳ mục cũ.

Tình hình đó buộc Thống sứ Bắc Kỳ phải ra quyết định thay đổi lại bộ máy quản lý làng xã vào năm 1927 nhằm khắc phục những hậu quả do Nghị định năm 1921 gây ra và bổ sung một số điều cần thiết. Điểm thay đổi cơ bản trong Nghị địnhchỉnh đốn lại Hội đồng tộc biểu các xã Nam dân ở Bắc Kỳnăm 1927 là khôi phục lại Hội đồng kỳ mục. Theo Nghị định Hội đồng kỳ mục được tái lập lại nhưng nhiệm vụ chỉ là cơ quan tư vấn và giám sát các hoạt động của Hội đồng tộc biểu.Ý định của Thống sứ Bắc Kỳ lập lại Hộiđồng kỳ mục là để khắc phục sự chống đối cải cách của các kì mục kể từ sau năm 1921. Hội đồng tộc biểu mà Pháp gọi là Hội đồng hành chính tuy có tên gọi với dáng vẻ cổ truyền nhưng là một thiết chế hoàn toàn mới với xã thôn Việt Nam. Nó bao gồm chủ yếu các người giàu có trong làng, đại diện cho các dòng họ, phát sinh phát triển cùng với chế độ thuộc địa...Nhưng rõ ràng yếu tố mới này bị chống đối, khiến cho chính quyền Pháp phải tái lập Hội đồng kỳ mục bên cạnh Hội đồng tộc biểu làm một giải pháp hòa hợp cũ mới. Biện pháp dung hòa này bản thân nó tạo ra hình thức chính quyền cấp xã một thiết chế “lưỡng đầu chế”, do đó tất sẽ phát sinh mâu thuẫn để giành quyền quyết định cho cấp chính quyền bên trên. Vì vậy, việc tái lập lại Hội đồng kỳ mục trong bộ máy quản lý làng xã chỉ tăng thêm sự cồng kềnh, chồng chéo, phức tạp trong khi đời sống nhân dân không được cải thiện là bao

4. Hội đồng kỳ mục trong giai đoạn 1941-1945

Ngày 23 tháng 05 năm 1941, vua Bảo Đại đã ra Đạo dụ số 31 về việc tổ chức và thi hành công việc ở các xã thôn tại Bắc Kỳ và Đạo dụ này được Toàn quyền Đông Dương chuẩn y cho thi hànhngày 29 tháng 05 năm 1941.Điểm thay đổi quan trọng nhất trong Đạo dụ năm 1941 là giải thể Hội đồng tộc biểu, bãi bỏ hoàn toàn phương thức bầu cử theo chế độ đầu phiếu, trở lại với việc sắp đặt thứ bậc trong Hội đồng do pháp luật và lệ làng định sẵn. Hội đồng tộc biểu bị giải thể, mọi chức năng nhiệm vụ chuyển sang Hội đồng kỳ mục: “Hội đồng kỳ mục quản trị hết thảy việc trong làng. Chức vụ và trách nhiệm của Kỳ mục theo như các điều 5, 6, 7, 8, 9, trong dụ số 31 ngày 23 tháng 05 năm Bảo Đại thứ 16 (1941) mà thi hành. Hội đồng kỳ mục được thay thế và trở thành cơ quan duy nhất điều hành mọi công việc của làng xã với sự giúp việc của các chức dịch thừa hành đứng đầu là Lý trưởng. Có nghĩa vai trò của Lý trưởng được đề cao hơn trước rất nhiều. Số lượng kỳ mụccủa một làng không hạn chế, không phải thông qua bầu cử. Đồng thời, Hội đồng kỳ mục có quyền đề cử các lý dịch như Phó lý, Chưởng bạ, Hộ lại, Thư ký, Thủ quỹ lên quan tỉnh. Tuy nhiên, quyền quyết định cuối cùng vẫn là Công sứ Pháp.Hội đồng tộc biểu sau 20 năm được chính phủ bảo hộ dựng lên đến năm 1941 bị giải thể. Hội đồng kỳ mục được thay thế và trở thành cơ quan duy nhất điều hành mọi công việc của làng xã với sự giúp việc của các chức dịch thừa hành đứng đầu là Lý trưởng. Trải qua 3 lần thay đổi bộ máy chính quyền làng xã ở Bắc Kỳ vào các năm 1921, 1927 và 1941 phần nào cho thấy sự lúng túng của chính quyền Pháp sau nhiều lần thay đổi. Tuy nhiên, bằng những lần ra Nghị định về cải lương hương chính, chính quyền Pháp đã đạt mục đích khi nắm được quyền quyết định cuối cùng với bộ máy quản lý và ngân sách làng xã “để khống chế và điều khiển khối đại đa số quần chúng, làm lợi cho những lợi ích về kinh tế và chính trị của chế độ thuộc địa”

Ngày 23 tháng 05 năm 1941, vua Bảo Đại đã ra Đạo dụ số 31 về việc tổ chức và thi hành công việc ở các xã thôn tại Bắc Kỳvà Đạo dụ này được Toàn quyền Đông Dương chuẩn y cho thi hànhngày 29 tháng 05 năm 1941.Điểm thay đổi quan trọng nhất trong Đạo dụ năm 1941 là giải thể Hội đồng tộc biểu, bãi bỏ hoàn toàn phương thức bầu cử theo chế độ đầu phiếu, trở lại với việc sắp đặt thứ bậc trong Hội đồng do pháp luật và lệ làng định sẵn. Hội đồng tộc biểu bị giải thể, mọi chức năng nhiệm vụ chuyển sang Hội đồng kỳ mục: “Hội đồng kỳ mục quản trị hết thảy việc trong làng. Chức vụ và trách nhiệm của Kỳ mục theo như các điều 5, 6, 7, 8, 9, trong dụ số 31 ngày 23 tháng 05 năm Bảo Đại thứ 16 (1941) mà thi hành. Hội đồng kỳ mục được thay thế và trở thành cơ quan duy nhất điều hành mọi công việc của làng xã với sự giúp việc của các chức dịch thừa hành đứng đầu là Lý trưởng. Có nghĩa vai trò của Lý trưởng được đề cao hơn trước rất nhiều. Số lượng kỳ mụccủa một làng không hạn chế, không phải thông qua bầu cử. Đồng thời, Hội đồng kỳ mục có quyền đề cử các lý dịch như Phó lý, Chưởng bạ, Hộ lại, Thư ký, Thủ quỹ lên quan tỉnh. Tuy