1. Thông tin chung về công ty hợp danh

1.1. Công ty hợp danh là gì? Có tư cách pháp nhân không?

Hiện nay theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 thì không có một định nghĩa cụ thể nào về công ty hợp danh mà chỉ mô tả, khái quát thông qua các đặc điểm đặc trưng của loại hình doanh nghiệp này. Và dựa vào Điều 177 thì có thể nhận diện loại hình này thông qua một số chi tiết sau:

- Công ty hợp danh là một trong 5 loại hình doanh nghiệp, được coi là công ty đối nhân, đây là loại hình phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (thành viên hợp danh).

Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn và thành viên góp vốn không bắt buộc phải có trong công ty, là cá nhân và tổ chức chỉ chịu trách nhiệm trong phần vốn góp của mình vào công ty khác với thành viên góp vốn; còn thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình vào các nghĩa vụ của công ty;

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

- Công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào.

Như vậy theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì Công ty Hợp danh có tư cách pháp nhân. Bên cạnh đó, để nhận biết tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp có thể dựa vào Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 đó là: Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này; Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

 

1.2. Đặc điểm của Công ty hợp danh

- Công ty hợp danh có hai loại thành viên: Một doanh nghiệp được gọi là công ty hợp danh khi có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (thành viên hợp danh);

- Huy động vốn: công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào;

- Việc chuyển nhượng phần vốn góp: Thành viên hợp danh chỉ được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình nếu được tất cả các thành viên hợp danh khác đồng ý. Nếu thành viên hợp danh chết, người thừa kế chỉ có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được ít nhất ba phần tư số thành hợp danh còn lại đồng ý;

- Cơ cấu tổ chức: Về nguyên tắc, cơ cấu tổ chức quản lý của công ty hợp danh do các thành viên thoả thuận quy định trong Điều lệ công ty, song phải bảo đảm các thành viên hợp danh đều được quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty.

 

2. Hội đồng thành viên Công ty hợp danh

2.1. Hội đồng thành viên Công ty hợp danh gồm những ai?

Căn cứ tại Điều 182 Luật Doanh nghiệp 2020 Hội đồng thành viên công ty hợp danh được quy định như sau: Hội đồng thành viên bao gồm tất cả thành viên. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.

Và thành viên hợp danh có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để thảo luận và quyết định công việc kinh doanh của công ty. Thành viên yêu cầu triệu tập họp phải chuẩn bị nội dung, chương trình và tài liệu họp.

 

2.2. Quyền hạn của Hội đồng thành viên Công ty hợp danh

Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty. Nếu Điều lệ công ty không quy định thì quyết định các vấn đề sau đây phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh tán thành:

- Định hướng, chiến lược phát triển công ty;

- Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

- Tiếp nhận thêm thành viên mới;

- Chấp thuận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên;

- Quyết định dự án đầu tư;

- Quyết định việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho vay với giá trị từ 50% vốn điều lệ của công ty trở lên, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;

- Quyết định mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;

- Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, tổng số lợi nhuận được chia và số lợi nhuận chia cho từng thành viên;

- Quyết định giải thể; yêu cầu phá sản công ty.

Quyết định về vấn đề khác không quy định tại khoản 3 Điều này được thông qua nếu được ít nhất hai phần ba tổng số thành viên hợp danh tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

5. Quyền tham gia biểu quyết của thành viên góp vốn được thực hiện theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

 

2.3. Khi nào Hội đồng thành viên được triệu tập

Hội đồng thành viên có thể được triệu tập theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc theo yêu cầu của thành viên. Cụ thể: Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể triệu tập họp Hội đồng thành viên khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của thành viên hợp danh. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên không triệu tập họp theo yêu cầu của thành viên hợp danh thì thành viên đó triệu tập họp Hội đồng thành viên.

Việc thông báo mời họp Hội đồng thành viên có thể gửi bằng giấy mời, điện thoại, fax, phương tiện điện tử hoặc phương thức khác do Điều lệ công ty quy định. Thông báo mời họp phải nêu rõ mục đích, yêu cầu và nội dung họp, chương trình và địa điểm họp, tên thành viên yêu cầu triệu tập họp. Các tài liệu được sử dụng để quyết định các vấn đề phải được gửi trước đến tất cả thành viên; thời hạn gửi trước do Điều lệ công ty quy định.

Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc thành viên yêu cầu triệu tập họp chủ tọa cuộc họp. Cuộc họp Hội đồng thành viên phải được ghi biên bản, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

- Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính;

- Thời gian, địa điểm họp;

- Mục đích, chương trình và nội dung họp;

- Họ, tên chủ tọa, thành viên dự họp;

- Ý kiến của thành viên dự họp;

- Nghị quyết, quyết định được thông qua, số thành viên tán thành, không tán thành, không có ý kiến và nội dung cơ bản của nghị quyết, quyết định đó;

- Họ, tên, chữ ký của các thành viên dự họp.

 

2.4. Điều kiện thông qua quyết định Hội đồng thành viên

Nếu Điều lệ công ty không quy định thì quyết định các vấn đề sau đây phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh tán thành:

- Định hướng, chiến lược phát triển công ty;

- Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

- Tiếp nhận thêm thành viên mới;

- Chấp thuận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên;

- Quyết định dự án đầu tư;

- Quyết định việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho vay với giá trị từ 50% vốn điều lệ của công ty trở lên, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;

- Quyết định mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;

- Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, tổng số lợi nhuận được chia và số lợi nhuận chia cho từng thành viên;

- Quyết định giải thể; yêu cầu phá sản công ty.

Ngoài các vấn đề trên thì Quyết định Hội đồng thành viên được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên hợp danh tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

Hy vọng với những chia sẻ của Bộ phận Luật sư doanh nghiệp - Công ty Luật Minh Khuê trên đây đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về những thông tin, đặc điểm liên quan tới Công ty hợp danh và đặc biệt là các vấn đề về Hội đồng thành viên của loại hình doanh nghiệp này. Nếu còn điều gì thắc mắc để được tư vấn kịp thời, nhanh chóng nhất bạn có thể liên tới hệ thống chăm sóc khách hàng trực tuyến của Luật Minh Khuê chúng tôi.