1. Quy chế pháp lý về thành viên hợp danh

1.1. Xác lập tư cách thành viên hợp danh

Thành viên hợp danh là lực lượng nòng cốt trong công ty hợp danh, vận mệnh của công ty phụ thuộc rất nhiều vào năng lực điều hành, tổ chức kinh doanh của các thành viên hợp danh. Vai trò lớn là vậy, nên để có trở thành thành viên hợp danh cần đáp ứng đầy đủ những điều kiện theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty.
Khác với thành viên góp vốn, thành viên hợp danh chi có thể là cá nhân. Các loại chủ thể khác như pháp nhân hay doanh nghiệp tư nhân không thể trở thành viên hợp danh được. Tuy nhiên, cũng không phải mọi cá nhân đều có thể làm thành viên họp danh. Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì thành viên hợp danh được xếp vào nhóm người quản lý trong doanh nghiệp, do đó, thành viên hợp danh không được rơi vào các trưởng họp bị cấm tại Luật doanh nghiệp năm 2020. Như vậy, phạm vi các cá nhân có thể trở thành viên hợp danh bị thu hẹp hơn so với việc trở thành chủ sở hữu của một số loại hình doanh nghiệp khác.
Nhận chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên hợp danh thực hiện như thế nào?
Cũng như việc trở thành chủ sở hữu cùa các loại hình doanh nghiệp khác, tư cách thành viên hợp danh có thể được xác lập trong nhiều trường hợp. Tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh và các nhu cầu khác nhau mà các nhà đầu tư có thể cân nhắc lựa chọn phương pháp phù hợp nhất để xác lập tư cách thành viên công ty. Cụ thể:

1.1.1 Góp vốn thành lập công ty

Khi này các nhà đầu tư sẽ chuẩn bị các điều kiện cần thiết về vốn, nhân sự, ngành, nghề, địa điểm, hồ sơ pháp lý... để cùng nhau làm ăn kinh doanh dưới hình thức công ty hợp danh. Trong trường hợp này, tư cách thành viên hợp danh của các nhà đầu tư được xác lập từ thời điểm công ty hợp danh được Nhà nước thừa nhận bằng việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

1.1.2 Già nhập công ty hợp danh khi công ty kết nạp thành viên hợp danh mới

Việc thành lập công ty hợp danh mới đôi khi tốn kém nguồn lực và cần nhiều thời gian để khẳng định vị trí hên thị trường, cho nên nhà đầu tư có thể lựa chọn phương án khác chẳng hạn như gia nhập vào công ty hợp danh khi công ty này có nhu cầu kết nạp thêm thành viên hợp danh mới. Tuy nhiên, vì bản chất hợp danh tồn tại dựa trên liên kết chặt chẽ giữa các thành viên hợp danh, cho nên việc tiếp nhận thành viên hợp danh mới phải được thực hiện theo quy trình khá chặt chẽ.
Theo đó, Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định công ty hợp danh có thể tiếp nhận thành viên họp danh mới nhưng phải được Hội đồng thành viên chấp thuận. Cơ chế biểu quyết của Hội đồng thành viên trong trường hợp này là phải được ít nhất 3/4 tổng số thành viên hợp danh chấp thuận, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Như vậy, để có thể gia nhập vào công ty khi này cần đến một tỷ lệ biểu quyết khá cao, bởi đây là cách để hình thành nên sợi dây liên kết mới giữa các thành viên hợp danh.

1.1.3 Nhận chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên hợp danh

Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên hợp danh phải được sự chấp thuận của các thành viên họp danh còn lại, dù là chuyển nhượng một phần hay toàn bộ phần vốn góp. Khi này, các thành viên hợp danh còn lại sẽ cân nhắc các yếu tố nhân thân cùa người nhận chuyển nhượng, xem họ có đủ các điều kiện về nhân thân như uy tín, kinh nghiệm, kỹ năng... cần thiết để có thể trở thành thành viên họp danh hay không. Chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên hợp danh ờ đây cần được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả việc mua bán, tặng cho phần vốn góp.

1.1.4 Được thừa kế phần vốn góp của thành viên hợp danh chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết:

Theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020, trường hợp thành viên hợp danh chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Như vậy, trường hợp thành viên hợp danh chết thì người thừa kế của thành viên hợp danh không đương nhiên trở thành thành viên của công ty như đối với thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn.
Theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 thì thành viên họp danh mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty, kể cả nghĩa vụ phát sinh trước khi trở thành thành viên hợp danh, trừ trường hợp thành viên hợp danh mới và các thành viên còn lại có thỏa thuận khác. Điều này buộc (các) nhà đầu tư phải tìm hiểu thận trọng, kỹ lưỡng các vấn đề có liên quan của công ty hợp danh trước khi trở thành thành viên hợp danh của công ty đó, đặc biệt là các khoản nợ với đối tác

2. Vấn đề góp vốn của thành viên công ty

Muốn tham gia vào hoạt động kinh doanh, một yêu cầu đặt ra là các chủ thể kinh doanh phải có vốn, đây là cơ sở vật chất bảo đảm việc thực hiện các hoạt động kinh doanh được tiến hành, vốn có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến suốt quá trình tồn tại và phát triển của công ty. Trong đó, vốn điều lệ đóng vai trò quan trọng nhất, vốn điều lệ có ý nghĩa là sự cam kết mức trách nhiệm vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác; là vốn đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp và cơ sở để phân chia lợi nhuận cũng như rủi ro trong kinh doanh đối với thành viên góp vốn vào công ty.
Các thành viên công ty hợp danh khi đã cam kết góp vốn vào công ty là họ đã tạo ra một thực thể pháp lý mới, độc lập với các thành viên, thực thể pháp lý đó sẽ nhân danh chính mình thực hiện các hoạt động của mình thông qua hành vi của các thành viên hợp danh. Nghĩa là có sự tách bạch tài sản giữa thành viên và công ty, do đó tài sàn của thành viên, sau khi góp vốn vào công ty sẽ chuyển thành sở hữu cua công ty.
Thành viên họp danh và thành viên góp vốn có nghĩa vụ góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết. Thành viên hợp danh không góp đủ và đủng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty. Đối với thành viên góp vốn, số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty. Việc không thực hiện đúng nghĩa vụ góp vốn như đã cam kết là một trong các căn cứ để khai trừ thành viên khỏi công ty. Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì việc không góp vốn như đã cam kết sau khi công ty đã có yêu cầu lần thứ hai là một frong những căn cứ để khai trừ thành viên hợp danh khỏi công ty. Trong khi đó, theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên, mà không cần phân biệt thời điểm yêu cầu góp vốn từ công ty hợp danh.

3. Tăng và giảm vốn điều lệ

Luật doanh nghiệp năm 2020 không quy định cụ thể phương thức tăng giảm vốn điều lệ đối với công ty hợp danh như các loại hình công ty khác. Tuy vậy, theo các quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 có thể thấy việc tăng, giảm vốn điều lệ của công ty hợp danh được thực hiện trong những trường hợp:
Tăng vốn điều lệ bằng cách tăng vốn góp của các thành viên hiện hữu. Cách thức để thực hiện việc tăng vốn góp do điều lệ công ty quy định.
Tiếp nhận thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn mới. Thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn mới khi được tiếp nhận vào công ty thì phải nộp đủ số vốn đã cam kết vào công ty, điều này có nghĩa là vốn điều lệ của công ty sẽ tăng lên.
Công ty hợp danh có thể giảm vốn điều lệ khi thành viên rút khỏi công ty dưới các hình thức khác nhau mà cùng với đó là việc hoàn trả phần vốn góp. Theo đó, các trường hợp thành viên hợp danh tự nguyện rút vốn khỏi công ty; bị khai trừ khỏi công ty; chết mà người thừa kế không trở thành thành viên hợp danh; bị Tòa án tuyên bố là mất tích, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự; hoặc thành viên góp vốn bị khai trừ khỏi công ty mà hệ quả là công ty hợp danh phải hoàn trả phần vốn góp cho các thành viên này đều dẫn đến việc làm giảm vốn điều lệ của công ty. Các điều kiện rút khỏi công ty hợp danh của các thành viên tuân thủ theo quy định của pháp luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty .
Nhìn chung, việc tăng vốn điều lệ được thực hiện khá đơn giản, tuy nhiên việc giảm vốn điều lệ có khả năng giảm khả năng trả nợ của công ty cho nên Luật doanh nghiệp năm 2020 đặt ra các điều kiện ràng buộc thành viên hợp danh. Đó là các quy định về chế độ trách nhiệm liên đới và vô hạn của các thành viên hợp danh, thậm chí trường hợp người chấm dứt tư cách thành viên hợp danh rồi vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn với các thành viên hợp danh khác theo quy định pháp luật.

4. Phân chia lợi nhuận

Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, nó không chỉ là mục tiêu hướng tới của công ty mà còn của các thành viên khi góp vốn vào kinh doanh. Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định về nguyên tắc phân chia lợi nhuận trong công ty hợp danh theo hai cách: chia tương ứng với phần vốn góp vào vốn điều lệ hoặc là theo thỏa thuận của các thành viên hợp danh. Cách thức phân chia lợi nhuận có thể khác nhau giữa thành viên góp vốn và thành viên hợp danh. Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì thành viên góp vốn được chia lợi nhuận hàng năm tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ công ty. Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì thành viên hợp danh được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty. Với quy định cho phép Điều lệ công ty xác định một cách thức chia lợi nhuận khác với tỷ lệ phần vốn góp, có ý nghĩa tích cực trong việc bảo đảm quyền tự chủ cho các thành viên hợp danh và khuyến khích những cá nhân ít vốn nhưng giỏi quản trị điều hành doanh nghiệp.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuêư