1. Hỏi về cách làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo tiền?

Chào Luật sư, Lời đầu tiên tôi xin chúc tập thể Văn phòng Luật Minh Khuê lời chúc sức khoẻ, thành công. Sau đây, tôi xin nhờ Luật sư tư vấn giúp cho tôi trường hợp sau:
Vào tháng 10.2013, anh A nhận xin việc giúp tôi, anh A hứa hẹn sẽ đưa tôi vào làm việc tại Vietnamairlines với giá 20.000USD. Tôi đã chuyển khoản tại ngân hàng Vietcombank cho anh A tổng số tiền 400.000.000đ (Bốn trăm triệu đồng y) sau đó gia đình tôi có việc nên anh A chuyển lại tôi 30.000.000đ (Ba mươi triệu đồng).
Vậy anh A còn giữ của tôi 370.000.000đ (Ba trăm bảy mươi triệu đồng). Và ít nhất 3-4 lần tôi chuyển khoản anh A mỗi lần 15.000.000đ - 20.000.000đ vì anh ấy bảo có phát sinh khi giao dịch. Từ tháng 10.2013 đến nay anh A không xin được việc cho tôi. Anh cam kết hoàn trả lại 100% số tiền đã nhận vào tháng 9.2014 nhưng đến nay vẫn hứa hẹn và không chịu trả làm ảnh hưởng đến công việc của tôi và gia đình. Chúng tôi đã nhiều lần liên hệ nhưng anh A từ chối nghe máy và ngày càng ù lì không trả tiền. Anh A hiện nay đang là Tiếp viên hàng không của Vietnamairlines. Cá nhân tôi là người đứng tên chuyển khoản cho anh A nên tôi muốn viết đơn tố cáo anh A về hành vi lợi dụng, chiếm đoạt tài sản có được không? Xin nhờ Luật sư tư vấn và cho tôi mẫu đơn tố cáo để tôi có thể lấy lại số tiền trên. Vì số tiền trên tôi cũng phải vay mượn nhiều nơi mới có được.
Mong phản hồi của Luật sư sớm nhất để tôi có thể tiến hành các thủ tục ?
Xin chân thành cảm ơn!

có phải chịu trách nhiệm hs khi quan hệ td với bạn gái 17t?

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyên mục của chúng tôi. Câu hỏi của bạn được chúng tôi trả lời như sau:

Căn cứ vào những gì bạn cung cấp, anh A có hứa sẽ xin việc cho bạn và nhận tiền của bạn song lại không hoàn trả tiền khi không xin được việc, đồng thời có hành vi trốn tránh, trì trệ. Với những dấu hiệu cơ bản trên đây, bạn hoàn toàn có quyền tố cáo anh A với tội danh Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo điều 175của Bộ luật hình sự năm 2015 (Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”.

Bạn có thể tham khảo mẫu đơn tố cáo tại: Mẫu đơn tố cáo

Trân trọng./.

2. Khi nào hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị truy cứu trách nhiệm hình sự ?

Luật sư tư vấn:

Trong trường hợp này của bạn, hành vi của ba bạn có thể cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Bởi lẽ, căn cứ khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 thì:

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Chủ thể: Chủ thể của tội này là người từ 16 tuổi trở lên, người từ 14 đến 16 tuổi khi phạm tội tại khoản 3, khoản 4 Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 và không rơi vào trường hợp bị mất năng lực hành vi dân sự khi thực hiện tội phạm.

Trường hợp này, bố bạn và vợ bé của bố bạn đủ điều kiện về năng lực chủ thể chịu trách nhiệm hình sự.

Hành vi: Chủ thể của tội này có hành vi chiếm đoạt tài sản trong hợp đồng xây dựng giữa công ty và khách hàng. Bởi lẽ, khi thanh toán hợp đồng, bên thanh toán sẽ thực hiện thanh toán thông qua tài khoản tại ngân hàng. Tài khoản nhận phải thanh toán phải thực hiện thông qua tài khoản của công ty khi giá trị tài sản từ 20 triệu đồng trở lên để làm căn cứ khấu trừ thuế. Tuy nhiên, ba của bạn cố tình chuyển vào tài khoản cá nhân để chiếm đoạt số tiền đó.

Hậu quả: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ 4 triệu đồng trở lên hoặc dưới 4 triệu đồng nhưng rơi vào một trong các trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

Lỗi: Người thực hiện hành vi này với lỗi cố ý.

Trong trường hợp này, bố của bạn hoàn toàn cố ý khi đưa tài khoản nhận tiền cho bên khách hàng để khách hàng thực hiện thanh toán. Còn giá trị tài sản chiếm đoạt thì bạn không nói rõ là bao nhiêu nên coi như giá trị tài sản chiếm đoạt trên 4 triệu đồng.

Như vậy, trong trường hợp này, bố của bạn và vợ bé của bố bạn phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, trên hợp đồng bạn là người đứng tên trong khi bố bạn là chủ thầu đứng ra thực hiện. Cho nên, bạn không thể khởi kiện đòi lại số tiền trên từ bố bạn. Với trường hợp này, bạn có thể yêu cầu khách hàng tố cáo bố bạn ra cơ quan công an để cơ quan công an truy cứu trách nhiệm hình sự với bố và vợ bé của bố bạn.

Trân trọng ./.

3. Hỏi về hình phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản người khác

Thưa luật sư, Em tôi có nộp hồ sơ xin xuất khẩu lao động đi nước ngoài nhưng bị đơn vị môi giới chiếm đoạt số tiền đã đóng. Bây giờ Em tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình ? Cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Khoản 2 Điều 44 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006 có quy định quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài như sau:

"2. Hưởng tiền lương, tiền công, thu nhập khác, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác quy định trong các hợp đồng và điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 40 của Luật này;"

Điều 20 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006 quy định tiền môi giới như sau:

"Tiền môi giới là khoản chi phí mà doanh nghiệp dịch vụ phải trả cho bên môi giới để ký kết và thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động.

Người lao động có trách nhiệm hoàn trả cho doanh nghiệp dịch vụ một phần hoặc toàn bộ tiền môi giới theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

... ".

Trong trường hợp, gia đình bạn và công ty đã có ký kết hợp đồng và có thỏa thuận gia đình bạn sẽ nhận được 6 triệu đồng sau khi mẹ bạn đi xuất khẩu lao động. Theo quy định trên thì gia đình bạn được nhận 6 triệu đồng là hợp pháp.

Tuy nhiên, sau khi công ty đã chuyển giao tiền cho người môi giới để trả cho gia đình thì người môi giới chỉ trả lại 2 triệu đồng. Người môi giới có hành vi che dấu số tiền mình đã nhận và bảo gia đình bạn vào công ty lấy (tức phủ nhận việc người môi giới đang cầm 4 triệu đồng), xem đó lại nói xem đó là số tiền hoa hồng cho người môi giới.

Theo quy định trên thì trách nhiệm trả tiền môi giới cho người môi giới là công ty, còn nếu người lao động có trách nhiệm trả tiền môi giới thì cũng chỉ có trách nhiệm hoàn trả cho công ty chứ gia đình bạn không có nghĩa vụ phải trả tiền môi giới cho người môi giới.

Căn cứ Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, với hành vi của người môi giới là đã nhận 6 triệu đồng từ công ty xuất khẩu lao động nhưng lại chỉ đưa cho gia đình bạn 2 triệu đồng, 4 triệu đồng còn lại thì người môi giới có ý định chiếm đoạt, không trả cho gia đình bạn thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lừa đảo chiểm đoạt tài sản theo quy định trên.

Để đảm bảo quyền lợi cho gia đình bạn, gia đình bạn có thể làm đơn tố cáo tới Cơ quan công an cấp quận, huyện nơi người môi giới đang cư trú để yêu cầu giải quyết.

Trân trọng ./.

4. Chơi game trên mạng bị lừa đảo thì kiện thế nào?

Thưa luật sư, tôi có chơi game và chuyển tiền để mua tài khoản game của một người khác nhưng bị người ta chiếm đoạt luôn số tiền đã chuyển. Vậy tôi phải làm gì để đòi lại tiền ? Tôi trình báo lừa đảo được không ? Cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 139 Bộ luật hình sự năm 2015 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Cấu thành tội phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

- Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.

- Mục đích: Chiếm đoạt tài sản; thực hiện được thủ đoạn gian dối để người khác tin mình.

- Về mặt khách quan:

+ Người phạm tội có hành vi dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản. Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều hình thức khác như: mua bán, vay , mượn, thuê để nhằm chiếm đoạt tài sản.

+ Hậu quả: Người phạm tội đã chiếm được tài sản. Tài sản là tài sản của chủ sở hữu hợp pháp hoặc người chiếm giữ tài sản ( không phân biệt chiếm giữ hợp pháp hoặc chiếm giữ bất hợp pháp)

- Khách thể phạm tội:

+ Khách thể: quan hệ sở hữu.

+ Đối tượng tác động: tài sản.

- Về mặt chủ thể của tội phạm: những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định đều có khả năng trở thành chủ thể của tội phạm.

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn bị kẻ gian nói là người quản lý game bạn đang chơi, chiếm đoạt số tiền 2,5 triệu đồng của bạn. Tuy nhiên, hiện tại bạn chỉ biết về số điện thoại của người này. Do vậy, trong trường hợp này bạn cần làm đơn trình báo đến cơ quan công an cấp huyện nơi bạn cư trú để tố cáo hành vi lừa đảo trên để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Trân trọng ./.

5. Xin luật sư phân tích một vụ Lừa đảo đã bị truy tố trên thực tế ?

Luật sư trả lời:
"Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân trong việc đền bù tái định cư, bà Ngô Thị Hồng Quế - làm việc tại Cty CP Đầu tư Tân Đức (một DN thuộc Tập đoàn Tân Tạo) đã tìm cách "mua rẻ" suất tái định cư rồi bán lại với giá gấp hơn 23 lần. Vụ việc đang gây bức xúc trong dư luận tới mức chính Cty Tân Đức phải mời Công an vào cuộc để làm rõ trắng đen.

Sau bài viết "Nở rộ nạn lừa bán đất dự án" Báo Người Lao Động tiếp tục nhận được phản ánh của nhiều người dân về việc mua đất nền nhưng pháp lý không rõ ràng nên khi yêu cầu trả lại tiền thì chủ đầu tư chối trách nhiệm.

Trên thực tế tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn khi hiện nay Cty CP Đầu tư Tân Đức (Tân Đức) hiện thiếu khoảng 2.000 nền nhà tái định cư và vẫn có rất nhiều người dân đến kêu chưa nhận được đất tái định cư. Ông Nguyễn Tuấn Minh - TGĐ Cty cho biết, có rất nhiều hộ dân đang "mắc kẹt" vì bị bà Quế cùng một số người khác câu kết đầu cơ trục lợi. Vụ việc nói trên đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của tập đoàn Tân Tạo, Cty Tân Đức và khiến tốc độ triển khai dự án bị chậm trễ.

Trong đơn trình bày của ông Trần Văn Phé - người được đền bù 4 nền đất tái định cư thuộc dự án khu tái định cư khu công nghiệp - dân cư - dịch vụ Tân Đức, ông Phé cho rằng đã bị bà Quế cùng một số người khác lừa để chiếm đất. Ông Phé nói rằng, do được hứa trả 20 triệu đồng/1 nền đất nên đã ký rất nhiều loại giấy tờ mà không biết rõ nội dung những giấy tờ đó là gì. Ngày 18/6/2009, bà Quế lại yêu cầu ông ra công chứng để ký thêm một số giấy tờ khác với lời hứa là được 80 triệu đồng. Ông Phé bức xúc cho rằng, ông chỉ giao 2 nền cho bà Quế nhưng những ngày sau đó bà Quế còn cho người khác đến yêu cầu ông giao nốt 2 nền nhà còn lại. Kết quả cho tới nay cả 4 nền đất mà đáng ra gia đình ông được hưởng ông đều chưa nhận được nền nào. Ngay cả việc bà Quế bán 2 nền đất của ông với giá 930 triệu đồng và ông được mời ra công chứng để điểm chỉ ông cũng chỉ biết được khi Công an vào cuộc.

Tổng diện tích KCN Tân Đức hiện là 535 ha với tổng vốn đầu tư 1.584 tỷ đồng. Giai đoạn 1 của dự án đã cơ bản hoàn thành với 79 nhà đầu tư trong và ngoài nước, giải quyết khoảng 100.000 lao động tại khu vực này. Ngoài nhà xưởng, tại quần thể khu công nghiệp - dân cư - dịch vụ Tân Đức còn có 348 ha dành cho việc xây dựng một trường đại học chuẩn quốc gia có thể tiếp nhận 3.000 sinh viên mỗi năm.

Cty Tân Đức cho biết, bà Quế vào làm việc cho Cty cổ phần KCN Tân Tạo từ tháng 8/2004 sau đó được chuyển làm việc tại Cty cổ phần đầu tư Tân Đức. Cũng trong tháng 8/2004, bà Quế được bổ nhiệm lên tổ trưởng Tổ Bồi thường – Giải phóng mặt bằng và tiếp tục được bổ nhiệm lên chức danh Phó Giám đốc Hành chính - Nhân sự. Do tính chất phức tạp của công tác đền bù giải phóng mặt bằng, Cty Tân Đức đã ra quy định Nhân viên phụ trách Tổ Bồi thường - Giải phóng mặt bằng, thực hiện công tác đền bù, tái định cư không được mua bán nền đất, dưới bất kỳ hình thức nào. Tuy nhiên, tình trạng "lách luật" vẫn xảy ra. Cty Tân Đức cho rằng trong thời gian làm Tổ trưởng Tổ Bồi thường - Giải phóng mặt bằng phụ trách công tác đền bù, tái định cư khu công nghiệp và khu dân cư Tân Đức, bà Quế đã lợi dụng kẽ hở trong chính sách tái định cư là thông qua việc uỷ quyền để lấy 2 nền đất của ông Phé sau đó lại dùng giấy tờ giả để chiếm nốt 2 nền còn lại. Vụ việc nói trên chỉ là ví dụ còn hiện nay, rất nhiều người dân bị lấy đất phục vụ dự án chưa có đất, chưa có nhà đang phải sống trong lều lá lụp xụp rất khổ cực.

Cty Tân Đức cho biết, sẽ kiên quyết thực hiện chỉ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ được hưởng chính sách tái định cư, không chấp nhận bất kỳ việc sang nhượng nào để tránh tình trạng mua bán lòng vòng gây thiệt hại cho người được hưởng chế độ. Tuy nhiên vụ việc trên cũng là một bài học đau xót cho Cty Tân Đức trong việc sử dụng và quản lý nhân sự.

DỊCH VỤ LUẬT SƯ CỦA CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT MINH KHUÊ:

Mọi vướng mắc về đất đai bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài để được tư vấn 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc qua email: lienhe@luatminhkhue.vn hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Công ty luật Minh Khuê tiếp nhận yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý của khách hàng 7 ngày trong tuần, 24 giờ mỗi ngày. Đội ngũ luật sư của Chúng tôi sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ khách hàng trong lĩnh vực sau:

- Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình gọi:1900.6162 nhấn phím 1;

- Luật sư tư vấn pháp luật hình sự gọi: 1900.6162 nhấn phím 2;

- Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, thừa kế gọi: 1900.6162 nhấn phím 3;

- Luật sư tư vấn pháp luật đất đai, gọi: 1900.6162 nhấn phím 4;

- Luật sư tư vấn pháp luật thuế gọi: 1900.6162 nhấn phím 5;

- Tư vấn pháp luật lao động, Tư vấn luật bảo hiểm xã hội gọi 1900.6162 nhấn phím 6;

-Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệpgọi 1900.6162nhấn phím 7;

- Luật sư tư vấn pháp luật đầu tư nước ngoài gọi 1900.6162 nhấn phím 8;

- Luật sư tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ gọi 1900.6162 nhấn phím 9;

- Đặt lịch tư vấn trực tiếp tại văn phòng hoặc các tư vấn pháp luật llĩnh vực khác gọi 1900.6162 nhấn phím 0

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê