1. Hướng dẫn chốt sổ Bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc?

Xin chào Luật Minh Khuê ! Tôi đã làm qua 4 công ty, khi nghỉ công ty này chuyển công ty mới tôi chỉ lấy số sổ BHXH để đóng tiếp mà không chốt sổ ở công ty cũ. Nay tôi muốn chốt sổ để đóng BHXH tại nơi làm việc mới thì các bước thực hiện thế nào ?
Xin cảm ơn.

 

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 48 Bộ Luật lao động 2019:

Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động

1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Theo đó, trong vòng 7 ngày hoặc chậm nhất là 1 tháng, công ty bạn có nghĩa vụ phải hoàn trả sổ Bảo hiểm xã hội cho người lao động.

 

1.1 Hồ sơ báo chốt bảo hiểm xã hội

Bao gồm :

Khi người lao động nghỉ việc tại công ty thì người sử dụng lao động phải tiến hành thủ tục chốt sổ cho người lao động tại công ty. Hồ sơ bao gồm:

- Phiếu giao nhận hồ sơ theo mẫu 301, số lượng 2 bản

- Tờ bìa sổ BHXH

- Các tờ rời của sổ ( nếu có, trường hợp người lao động đã tham gia BHXH nhiều lần).

- Đơn đề nghị của người tham gia theo mẫu D01-TS, số lượng 1 bản

Trong quá trình này thì người sử dụng lao động phải thanh toán hết số tiền đóng BHXH cho người lao động, nếu không thì quy trình sẽ dừng lại và BHXH sẽ mặc định người lao động còn tham gia BHXH tại công ty và số tiền đóng BHXH vẫn được BHXH cập nhật bình thường. Khi nào hoàn thành hồ sơ cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ tự trừ lại số tiền phải đóng.

Sau khi hoàn tất hồ sơ thì người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền. Trong vòng 7 ngày làm việc sau thời hạn chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động thì thì người sử dụng lao động cần có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của người lao động.

Trong những trường hợp đặc biệt có thể linh động kéo dài thời gian nhưng không được kéo dài quá 30 ngày làm việc. Cuối cùng thì người sử dụng lao động phải trả lại sổ bảo hiểm xã hội và các giấy tờ liên quan cho người lao động.

 

1.2 Hình thức nộp hồ sơ báo chốt sổ bảo hiểm xã hội

Người sử dụng lao động có thể nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp (tùy quận/huyện) tại cơ quan BHXH mà công ty đặt trụ sở chính. Thời hạn giải quyết hồ sơ báo chốt là 7 ngày kể từ ngày chốt sổ, khi chốt xong, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ gửi trả lại sổ BHXH và tờ rời sổ (nếu có) cho người lao động.

Tuy nhiên trước khi báo chốt thì doanh nghiệp phải tiến hành báo giảm lao động trước, thủ tục báo giảm gồm:

- Phiếu giao nhận hồ sơ theo mẫu 103, số lượng 1 bản

- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT theo mẫu D02-TS, số lượng 1 bản

- Thẻ BHYT (nếu còn hạn sử dụng), 1 bản 1 người

- Quyết định/ Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động bản sao, 1 bản 1 người

Có thể nộp hồ sơ qua mạng (nếu không đính kèm thẻ BHYT còn hạn), qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp (tùy quận huyện) tại cơ quan BHXH mà công ty đặt trụ sở chính. Thời gian giải quyết hồ sơ là 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Trường hợp thực hiện báo giảm và báo chốt cho người lao động luôn thì người sử dụng lao động chỉ cần nộp 2 loại hồ sơ này 1 lần, BHXH sẽ giải quyết 2 bước này nếu hồ sơ hợp lệ và đã thanh toán hết tất cả tiền đóng BHXH. Khi người lao động thôi việc tại công ty thì trong vòng 7 ngày phải nộp hồ sơ lên cơ quan BHXH (chậm nhất là đến 30 ngày), nếu báo giảm và báo chốt sổ trễ hơn so với thời gian nghỉ thực tế thì sẽ bị truy thu lãi suất chậm nộp hồ sơ theo quy định của BHXH.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp.  

 

2. Làm thế nào để chốt sổ bảo hiểm khi trước kia cho mượn hồ sơ ?

Xin chào luật Minh Khuê, tôi có câu hỏi xin được giải đáp: Khi nghỉ việc tôi không chốt sổ bảo hiểm xã hội được, vì lí do trước kia cho mượn hồ sơ, giờ tôi phải làm sao?
Xin cám ơn.
Người gửi: V.T

>> Luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến, gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Theo công văn 3663/BHXH-THU hướng dẫn gộp sổ BHXH cho người lao động có nhiều sổ và Bộ luật lao động 2019 như sau:
"Trình tự giải quyết hồ sơ gộp sổ BHXH khi NLĐ mượn, cho mượn hồ sơ tham gia BHXH:

7.1. Bộ phận thu khi giải quyết hồ sơ gộp sổ, nếu phát hiện NLĐ có thời gian tham gia BHXH trùng do mượn hoặc cho mượn hồ sơ thì hướng dẫn NLĐ điều chỉnh nhân thân theo hướng dẫn tại công văn số 2609/BHXH ngày 25/7/2013, về việc phối hợp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý sổ BHXH.

NLĐ sau khi có Quyết định xử phạt của Thanh tra Sở Lao động Thương binh và xã hội (LĐTB&XH) và đã nộp phạt đúng quy định, thì nộp hồ sơ giải quyết theo Phiếu giao nhận hồ sơ (PGNHS) điều chỉnh nhân thân do mượn tên (303/.../SO).

7.2. Trường hợp người cho mượn hồ sơ không liên lạc được với người mượn hồ sơ thì:

- Người cho mượn hồ sơ phải viết Đơn đề nghị (mẫu D01-TS) tường trình rõ lý do cho người khác mượn hồ sơ, nhưng do không liên lạc được và cam kết không thừa nhận quá trình sổ BHXH mà người mượn hồ sơ đã tham gia BHXH.

- Nộp hồ sơ giải quyết theo PGNHS gộp sổ (304/.../SO).

- Bộ phận thu nhập quá trình tham gia BHXH do nơi khác quản lý mà NLĐ không thừa nhận (nếu có).

- Bộ phận cấp sổ thẻ khóa quá trình tham gia BHXH trên dữ liệu theo phương án KB, KT và lập biên bản hủy sổ NLĐ không thừa nhận tại mục “Hủy có nhiều sổ”. Nếu sổ không thừa nhận đã hưởng trợ cấp 1 lần, trợ cấp thất nghiệp thì khóa phương án CT, TT và lập biên bản hủy số sổ không thừa nhận tại mục “Hủy có nhiều sổ”."

Như vậy, trường hợp của bạn phải nộp hồ sơ điều chỉnh nhân thân do cho người khác mượn hồ sơ trước kia và phải nộp phạt theo đúng quy định về việc phối hợp xử lý vi phạm hành chính trong quản lý sổ BHXH.

 

3. Người lao động chấm dứt hợp đồng có được tự ý chốt sổ Bảo hiểm xã hội ?

Chào luật sư. Tôi có vấn đề thắc mắc muốn được luật sư tư vấn. Tôi làm việc tại công ty hợp đồng không xác định thòi hạn. Nay tôi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng với công ty. Tuy nhiên, công ty không đồng ý để tôi nghỉ việc. Tôi muốn hỏi, trường hợp này tôi tự chốt sổ bảo hiểm xã hội của mình về, sau đó đưa đi nộp tại công ty mới được không?
Cám ơn luật sư tư vấn!

 

Luật sư tư vấn:

Căn cứ quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động năm 2019 (như trích dẫn ở trên) có thể khẳng định đối với trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động thì trong thời hạn 7 ngày, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản liên quan đến quyền lợi của hai bên, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày. Đồng thời, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả sổ bảo hiểm xã hội về cho người lao động. Như vậy, trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội thuộc về công ty, không thuộc về bạn.

Mặt khác, điều 32 quyết định 595/ QĐ-BHXH có quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:

1. Đơn vị sử dụng lao động

1.1. Nhận hồ sơ của người lao động theo quy định tại Điều 23, Điều 27.

1.2. Kê khai hồ sơ

a) Đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT hằng tháng: theo quy định tại Điều 23.

b) Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT: theo quy định tại Điều 27.

- Đối với người lao động nộp hồ sơ thông qua đơn vị: Lập Bảng kê thông tin .

- Đối với người lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH: xác nhận Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT () đối với người điều chỉnh họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh, giới tính đã ghi trên sổ BHXH.

c) Ghi mã số BHXH

- Đối với người tham gia đã được cấp mã số BHXH: ghi mã số BHXH vào các mẫu biểu tương ứng.

- Đối với người tham gia chưa được cấp được mã số BHXH (kể cả người tham gia không nhớ mã số BHXH): phối hợp cơ quan BHXH hoặc Bưu điện Văn hóa xã để cấp mã số BHXH.

Lưu ý: Đơn vị có thể tra cứu mã số BHXH, mã hộ gia đình của người tham gia tại địa chỉ: http://baohiemxahoi.gov.vn.

1.3. Nộp hồ sơ: nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH thông qua bưu điện.

1.4. Đóng tiền: Nộp tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo quy định tại Điều 7, Điều 16, Điều 19, Điều 22.

1.5. Nhận kết quả:

a) Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN hằng tháng để kiểm tra, đối chiếu, nếu có sai lệch, phối hợp với cơ quan BHXH để giải quyết.

b) Thông báo đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của người lao động để niêm yết công khai tại đơn vị.

c) Phối hợp với cơ quan BHXH/Bưu điện trả Sổ BHXH, Thẻ BHYT và Thông báo mã số BHXH cho người lao động.

2. Đại lý thu/nhà trường

2.1. Nhận hồ sơ của người tham gia theo quy định.

2.2. Kê khai hồ sơ

a) Kê khai hồ sơ theo quy định tại Điều 24, Điều 25, Điều 27.

b) Ghi mã số BHXH: Tương tự như Tiết c Điểm 1.2 Khoản 1 Điều này.

2.3. Nộp hồ sơ: nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH hoặc thông qua bưu điện.

2.4. Đóng tiền:

a) Thu tiền đóng BHXH của người tham gia BHXH tự nguyện; tiền đóng BHYT phần thuộc trách nhiệm đóng của người tham gia BHYT; cấp biên lai thu tiền cho người tham gia theo quy định.

b) Nộp số tiền đã thu của người tham gia cho cơ quan BHXH theo quy định.

c) Đối chiếu biên lai thu tiền và số tiền đã thu theo

2.5. Nhận kết quả:

a) Sổ BHXH, Thẻ BHYT và Thông báo mã số BHXH để trả cho người tham gia.

b) Danh sách người tham gia đến hạn phải đóng BHXH tự nguyện, BHYT () để thông báo và vận động đối tượng tiếp tục tham gia theo quy định.

3. UBND xã

3.1. Nhận hồ sơ

- Hồ sơ của người tham gia theo quy định.

- Danh sách người có công với cách mạng, thân nhân người có công cách mạng do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện chuyển đến.

3.2. Kê khai hồ sơ

a) Kê khai hồ sơ: theo quy định tại Điều 25, Khoản 4 Điều 27.

b) Ghi mã số BHXH: Tương tự như Tiết c Điểm 1.2 Khoản 1 Điều này.

3.3. Nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH hoặc thông qua bưu điện.

3.4. Nhận kết quả

a) Thẻ BHYT và Thông báo mã số BHXH để trả cho người tham gia.

b) Danh sách người chỉ tham gia BHYT do tổ chức BHXH đóng và người đã hiến bộ phận cơ thể người để xác nhận gửi lại cơ quan BHXH.

3.5. Xác định, rà soát tăng, giảm đối tượng tham gia BHYT trên địa bàn theo quy định.

4. Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội

4.1. Nhận hồ sơ của người tham gia theo quy định.

4.2. Kê khai hồ sơ

a) Kê khai hồ sơ: theo quy định tại Điều 25, Khoản 4 Điều 27.

b) Ghi mã số BHXH: Tương tự như Tiết c Điểm 1.2 Khoản 1 Điều này.

4.3. Nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH hoặc thông qua bưu điện.

4.4. Đóng tiền: Tổng hợp, chuyển kinh phí hoặc đề nghị cơ quan tài chính chuyển kinh phí vào quỹ BHYT theo quy định.

4.5. Nhận kết quả: Thẻ BHYT và Thông báo mã số BHXH để trả cho người tham gia.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội là của người sử dụng lao động và người lao động chỉ được tự chốt sổ nếu công ty giải thể, phá sản. Như vậy, trường hợp này bạn không thể tự chốt sổ cho mình được.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: 1900.6162 để được giải đáp.

 

4. Đóng bảo hiểm xã hội tại công ty mới khi chưa chốt sổ ở công ty cũ ?

Kính gửi luật sư, Em là nhân viên của một công ty tư nhân, có tham gia Bảo hiểm xã hội. Làm được gần 2 năm thì em nghỉ việc (từ 2014). Tuy nhiên sổ bảo hiểm xã hội và các giấy tờ, thủ tục trong khi đã nghỉ việc em không để ý tới (hơn 1 năm). Em muốn hỏi luật sư là hiện tại em có thể tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội đó tại công ty em đang làm việc được không ạ?
Cảm ơn luật sư!

>> Luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến, gọi: 1900.6162

 

Luật sư tư vấn:

Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014, một người lao động chỉ được cấp 1 sổ Bảo hiểm xã hội với 1 số sổ BHXH tương ứng. Sổ Bảo hiểm xã hội này được sử dụng trong suốt quá trình tham gia Hợp đồng lao động và tham gia Bảo hiểm xã hội của Người lao động. Sổ Bảo hiểm xã hội chỉ được cấp lại khi bị mất, hư hỏng, rách nát không thể sử dụng được.

Khi bạn đã chấm dứt Hợp đồng lao động tại một công ty, có thời gian tạm dừng đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc (không kể thời gian là bao lâu), bạn được tiếp tục đóng Bảo hiểm xã hội đó với số sổ Bảo hiểm xã hội đó tại Công ty mới. Thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội trước đó của bạn ở công ty cũ được bảo lưu. Đến nay, bạn tiếp tục tham gia BHXH thì thời gian tham gia BHXH của bạn được tính tiếp. Trong trường hợp này, bạn có thể mang quyết định thôi việc đến công ty cũ để yêu cầu được chốt bảo hiểm xã hội và lấy quyển sổ về. Nếu công ty này không chốt sổ cũng không trả lại sổ thì bạn có quyền khiếu nại với Phòng Lao động Thương binh Xã hội quận, huyện (nơi Công ty đặt trụ sở) hoặc Thanh tra Sở Lao động Thương binh xã hội để được can thiệp giúp đỡ. Trong trường hợp công ty cũ bị giải thể, phá sản hoặc di chuyển không để lại địa chỉ thì lúc này bạn lập hồ sơ theo phiếu GNHS 305, trong đơn đề nghị (mẫu D01-TS) cần ghi rõ khi nghỉ việc chưa nhận lại sổ BHXH và nay công ty đã giải thể (hoặc phá sản, chuyển đi không để lại địa chỉ) nộp cho cơ quan BHXH (nơi công ty cũ đóng BHXH) để được giải quyết cấp lại sổ BHXH. Cơ quan BHXH chỉ giải quyết hủy sổ BHXH trong trường hợp người lao động có đơn cam kết không thừa nhận quá trình tham gia do không làm việc tại đơn vị đó (do người khác lạm dụng hồ sơ cá nhân của người lao động để xin việc làm). Sau khi hoàn tất các thủ tục trên, thời gian đóng bảo hiểm xã hội cũ của bạn sẽ được tính vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội sau này.

Những điều cần lưu ý: Bởi Luật BHXH quy định một NLĐ chỉ có 1 sổ BHXH nên bạn có quyền được tiếp tục đóng BHXH với sổ BHXH trước đó tại công ty mới, nhưng phải tiến hành thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cũ.Tham khảo bài viết liên quan: Tư vấn thời hạn của sổ bảo hiểm xã hội ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 để được hỗ trợ nhanh nhất.

 

5. Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội ?

Xin luật sư tư vấn giúp tôi: Tôi đã tham gia đóng BHXH tại công ty A được 3 năm, đến tháng 3/2012 tôi xin nghỉ ở công ty đó; nhưng đến tháng 6/2012 công ty A với ký quyết định hưởng Bảo hiểm thất nghiệp; Tuy nhiên trong thời gian từ tháng 5, 6/2012 tôi đã tham gia làm việc tại công ty B và đến tháng 7 tôi tiếp tục đóng tiếp BHXH và làm việc đến tháng 6 năm 2014 thì tôi viết đơn xin nghỉ việc.
Đến nay, tôi muốn đóng tiếp vào Công ty mới. Tuy nhiên Công ty mới không chấp nhận vì Công ty cũ chưa chốt sổ bảo hiểm. Khi tôi hỏi Công ty B vì sao không chốt thì họ trả lời tôi phải đến nơi ký bảo hiểm thất nghiệp để họ chốt. Vậy xin hỏi luật sư tư vấn để tôi có thể lấy lại quyền lợi của mình, tôi muốn đóng tiếp vào sổ cũ để tang thời gian tham gia BHXH ?
Xin cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Căn cứ vào quy định tại Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp có quy định về hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm :

- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;

- Một trong các quyết định chấm dứt quan hệ lao động với người sử dụng lao động đấy là :

Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

Quyết định thôi việc;

Quyết định sa thải;

Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

- Sổ bảo hiểm xã hội.

Như vậy, trong trường hợp này bạn không nêu rằng bạn không làm hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi chấm dứt hợp đồng lao động với Công ty B. Do đó, bạn cần xác định lại xem Công ty B đã trả sổ bảo hiểm cho bạn chưa, nếu như bạn không làm hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trong trường hợp này bạn sẽ không thể lên trung tâm dịch vụ việc làm để yêu cầu họ chốt sổ bảo hiểm cho bạn được. Trường hợp của bạn thì bạn sẽ liên hệ lại với Công ty B để yêu cầu họ chốt sổ bảo hiểm cho bạn, nếu như họ không tiến hành chốt sổ và trả sổ BHXH thì họ đang vi phạm các quy định của pháp luật liên quan đến nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi các bên tiến hành chấp dứt HĐLĐ quy định tại Điểu 48 Bộ Luật Lao động 2019 (trích dẫn ở trên):

Nếu như bạn chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp trong những lần trước thì số tiền hưởng trợ cấp thất nghiệp của bạn sẽ được cộng dồn cho lần bạn tham gia đóng bảo hiểm xã hội tại những Công ty bạn vào làm việc sau này.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua yêu cầu tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.