Nói chung 400 triệu, lãi hàng tháng là 90 triệu tiền lãi, cứ như vậy tính lên... Cô chú thu nhập tháng khoảng 40 triệu ( cô là thợ may + chú em là thợ bạc) vì cần vốn làm ăn nên mượn số tiền dần dần tăng, cũng do một phần lãi cao và một phần tháng đó làm ăn không được, hai người số nợ một tăng cao. Như theo kiểu mượn tiếp để đóng lại vào tiền lãi, hoặc có thể nói ví dụ dây 50 triệu thì góp tới hai tháng ( 1 ngày 1,2 triệu ) đủ 1 tháng rưỡi thì cô em xin thối lại là chỉ còn lại 20 triệu. Cứ như vậy góp, rồi đóng lãi nợ thêm nợ. Tháng 6, cô chú em không còn khả năng chi trả nên đã xin lên phường đơn tường trình với lý do là xin trì đình lại khoảng tiền và trả nhỏ cho chủ nợ cho đến hết. Dù đúng là lúc đầu hai bên đã thỏa thuận mức tiền đó, cũng không ai ép cô chú em nhưng mà cô chú em bây giờ cũng thật không còn khả năng để chi trả nên đã van xin họ cho trả nhỏ. Chỉ là chủ nợ không cho cô chú em trả nhỏ mà bắt trả hết cho họ. Họ nói cô chú em là đi kiện họ nên giờ họ hăm dọa giết chết, không cho sống đủ điều. Nhưng mà cô chú em chỉ xin trì đình với phường để phường sắp xếp chứ không thưa. Để xin trả nhỏ lại số tiền đó cho đến hết vì không còn khả năng chi trả. Tiền nhà 8 triệu + điện nước + tiền ăn, uống ...và trả lãi hàng tháng đã chiếm hết hầu như số thu nhập của cô chú em. Mượn vào lại dùng để đóng lãi chứ không ăn gì hay mua sắm vào số tiền đó hết.
Một tháng qua họ đến đập và phá nhà của cô chú em, vì là nhà thuê nên hư hóc gì cô chú em phải chịu với chủ nhà. Có van xin họ nhưng họ không chịu và đòi cho gia đình cô chú em vào chỗ chết, hăm dọa nếu ra ngoài cô chú em, và hai đúa con sẽ chết. Cũng có đánh mấy lần nhưng cô chú em nhịn đau vì mình là người sai, có lần đánh bể đồ cô chú em cũng sợ quá nên lên phường khai báo phải đền bù để họ không đập đồ nữa. Dù vậy họ vẫn tiếp tục dù cho đã bị công an lập biên bản và thu chứng minh thư. Nhưng do có mấy chú công an can thiệp nên một người trong số họ cũng chịu trả nhỏ với 100/ ngày( người đó là cô của chủ nợ cho vay 400 triệu, vì 1 tháng qua ảnh hưởng tinh thần lẫn uy tín nên cô em không may gì được nên không có tiền và đã xin người đó cuối tháng sau sẽ gom lại trả 3triệu/tháng, nhưng người đó không chịu bắt phải góp ngay đầu tháng. Cô chú em lấy tiền ở đâu bây giờ, vì hôm qua không có tiền đưa nên người đó cháu mình cùng nhau kéo vào nhà cầm kéo hăm dọa cô chú em mới hôm qua đây, do may mắn có chú em bảo vệ nên cô em lẫn chị họ em chỉ bị cào trày tay, nhưng cô chú em chỉ van xin chứ không đánh trả lại. Nhưng họ không chịu cứ hăm dọa đủ điều, còn nói có công an rới họ cũng không sợ. Giờ cô chú em rất sợ hãi và khủng hoảng, không biết nên đi ra phường xin công an can thiệp hay là đi kiện để họ không làm hại hai đứa con vô tội của cô chú em.
Vì một trong số người đó nói là có quan hệ với năm can giang hồ thời xưa gì đó, công an cũng không sợ muốn đi kêu cứ kêu, nhưng mà kêu xong thì cô chú em cùng hai đứa nhỏ sẽ chết, nghe vậy cô chú em khủng hoảng không biết làm sao. Theo luật sư cô chú em có cần đi kiện họ không, dù cô chú em van xin trả nhỏ họ cũng không chịu rồi đánh mấy lần. Nên giờ cô chú em không biết nên làm gì?
Mong luật sư giúp đỡ để cố chú em có được hướng đi. Chân thành cám ơn luật sư!!!
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụcTư vấn luật dân sựcủa Công ty Luật Minh Khuê.
>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự gọi số: 1900.6162
Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật hình sự năm 1999,sửa đổi bổ sung năm 2009
2. Nội dung tư vấn
Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:
Tại khoản 1 điều 32 quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe thân thể
Điều 37. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
- Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi năm 2009 quy định
Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
Cấu thành tội phạm:
1. Khách thể: là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền được tôn trọng và bảo vệ về sức khỏe của con người
2. Khách quan: là hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác trái pháp luật
- Trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân với tỷ lệ thương tật dưới 11% thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định nếu thuộc ít nhất một trong các trường hợp:
+ Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người (VD dùng dao nhọn)
+ Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân là hậu quả của hành vi cố ý gây thương tích hoặ gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân để lại trạng thái thất thường, không thể chữa trị được cho một bộ phận cơ thể của nạn nhân với tỷ lệ thương tật dưới 11 % khi thuộc một trong các trường hợp: làm mất bộ phận cơ thể của nạn nhân, làm mất chức năng bộ phận cơ thể của nạn nhân, làm ảnh hưởng đến thẩm mĩ của nạn nhân…
+ Phạm tội nhiều lần đối với cùng 1 người hoặc đối với nhiều người
- Hậu quả gây thương hoặc tổn hại sức khỏe của người khác ở mức mà điều luật quy định là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.
3. Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp
4. Chủ thể: là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên đối với trường hợp phạm tội theo quy định tại khoản 1, 2 và từ đủ 14 tuổi trở lên đối với trường hợp phạm tội theo quy định tại khoản 3, 4, điều 104 Bộ luật hình sự.
>> Như vậy, trường hợp của nhà cô chú bạn bị chủ nợ đến đập và phá nhà, có những lời nói, hành vi hăm dọa nếu ra ngoài cô chú bạn, và hai đúa con sẽ chết và việc chủ nợ cùng nhau kéo vào nhà cầm kéo hăm dọa cô chú bạn do may mắn có chú em bảo vệ nên cô em lẫn chị họ bạn chỉ bị cào trày tay để giải quyết xử lý việc này cô chú bạn cần một mặt nỗ lực tìm cách thỏa thuận, thương lượng với chủ nợ về phương án trả nợ khả thi và sát với thực tế. Mặt khác,cô chú bạn nên trình báo đến cơ quan công an địa phương về những hành vi trên của chủ nợ đã gây ra cho gia đình cô chú bạn. Công an sẽ tiến hành xác minh, xử lý; Trường hợp có dấu hiệu của tội phạm hình sự, hồ sơ vụ việc sẽ được chuyển lên cơ quan điều tra có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự - Công ty luật MInh Khuê