Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật lao động của Công ty luật Minh Khuê.

>> Luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến, gọi:1900.6162

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật lao động số 10/2012/QH13

Nghị định 103/2014/NĐ-CP Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động

Nghị định 122/2015/NĐ-CP mức lương tối thiểu vùng người lao động theo hợp đồng lao động

2. Luật sư tư vấn:

- Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 90, Bộ luật Lao động 2012 quy định về "Tiền lương" thì:

"1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định."

- Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 103/2014/NĐ-CP (áp dụng năm 2015) quy định về "Mức lương tối thiểu vùng" và  Khoản 1, Điều 5  quy định về "Áp dụng mức lương tối thiểu vùng":

"Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng

1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp như sau:

a) Mức 3.100.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

b) Mức 2.750.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

c) Mức 2.400.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

d) Mức 2.150.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

2. Địa bàn thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này."

- Theo điều 5 Nghị định 103/2014/NĐ-CP quy định áp dụng mức lương tối thiểu vùng như sau: 

"Điều 5. Áp dụng mức lương tối thiểu vùng

1. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất;

b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề quy định tại Khoản 2 Điều này."

Ví dụ bạn ở vùng II thì mức lương tối thiểu mà bạn sẽ có quyền được nhận là:  2.750.000 +  2.750.000 x 7% =  2.943.000 đồng/tháng

- Lương của người lao động = Mức lương + Phụ cấp lương (nếu có) + Các khoản bổ sung khác (nếu có).

- Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.

Như vậy, số tiền 2.943.000 đồng mà bạn được nhận hàng tháng là mức lương bạn được người sử dụng lao động chi trả và không bao gồm các khoản phụ cấp trong đó.

Bạn cần lưu ý là từ ngày 1/1/2016, mức lương tối thiểu vùng thay đổi theo Nghị định 122/2015/NĐ-CP. Theo đó:

- Vùng I: 3.500.000 đồng/tháng (tăng 400.000 đồng so với năm 2015).

- Vùng II: 3.100.000 đồng/tháng (tăng 350.000 đồng so với năm 2015).

- Vùng III: 2.700.000 đồng/tháng (tăng 300.000 đồng so với năm 2015).

- Vùng IV: 2.400.000 đồng/tháng (tăng 250.000 đồng so với năm 2015).

Nếu bạn làm việc tăng ca thì bạn sẽ được trả lương làm thêm giờ. Bạn sẽ được trả lương theo các mức làm thêm giờ quy định.
Theo điều 106, điều 97 BLLĐ 2012 về làm thêm giờ và tiền lương làm thêm giờ:

 "Điều 106. Làm thêm giờ

1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ."

"Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày."

Tham khảo bài viết liên quan:

Tư vấn về mức lương cơ bản và phụ cấp ?

Mức lương tối thiểu vùng?

Phân biệt lương tối thiểu chung và lương tối thiểu vùng ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật