Mục lục bài viết
1. Khởi kiện trong trọng tài thương mại
Trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn.
Tranh chấp thì đơn kiện trước tiên phải được nguyên đơn gửi tới tổ chức trọng tài đó và phải có nội dung phù hợp với quy định về nội dung đơn kiện của tổ chức trọng tài đó. Mẫu đơn kiện của các tổ chức trọng tài của mỗi nước là khác nhau tuy nhiên đều giống nhau ở những nội dung cơ bản sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn kiện và tên tổ chức trọng tài gửi đơn kiện.
- Tên, địa chỉ, quốc tịch của các bên khởi kiện.
- Tóm tắt nội dung tranh chấp giữa các bên và yêu cầu cụ thể cần giải quyết.
- Cơ sở pháp lý để khởi kiện (thỏa thuận trọng tài, quy định pháp luật...).
- Trị giá của tranh chấp.
- Trọng tài viên được nguyên đơn chỉ định hoặc yêu cầu của nguyên đơn về việc tổ chức trọng tài chỉ định trọng tài viên cho mình.
- Người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền trong trường hợp nguyên đơn là tổ chức. Người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp nguyên đơn là cá nhân.
Đơn khởi kiện của trọng tài Việt Nam được quy định tại khoản 2 điều 30 gồm có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
b) Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;
c) Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;
d) Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nếu có;
đ) Các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và giá trị vụ tranh chấp;
e) Tên, địa chỉ người được nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên.
Kèm theo đơn khởi kiện, phải có thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu có liên quan.
Ngoài ra, tùy từng vụ việc, nguyên đơn có thể trình bày thêm (nhưng không bắt buộc) yêu cầu về địa điểm giải quyết tranh chấp, người làm chứng, luật áp dụng, ngôn ngữ trọng tài v.v. kèm theo cơ sở pháp lý cho những yêu cầu đó.
Trong tố tụng trọng tài, các bên tranh chấp thường ủy quyền cho những người có chuyên môn trong lĩnh vực tranh chấp đại diện họ tham gia tố tụng trọng tài ngay từ bước khởi kiện. Pháp luật trọng tài trên thế giới đều cho phép các bên tranh chấp được tự mình hoặc ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng trọng tài. Các bên tranh chấp cũng có quyền thay đổi nội dung đơn kiện trong quá trình trọng tài trừ khi hợp đồng trọng tài cho rằng những thay đổi đó đã quá muộn để giải quyết trong toàn bộ tiến trình giải quyết vụ việc.
Ví dụ, theo khoản 1 Điểu 4 Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) năm 2017 thì các bên có thể trực tiếp tham gia hoặc ủy quyền bằng văn bản cho người đại diện tham gia tố tụng trọng tài; Tương tự, Điễu 4 Quy tắc trọng tài Uncitral 1976 quy định: “Các bên có thể nhờ người đại diện hoặc người trợ giúp theo sự lựa chọn của mình. Tên tuổi và địa chỉ của những người này phải được thông báo bằng văn bản cho bên kia, việc thông báo đó phải ghi rõ rằng việc chỉ định nhằm mục đích đại diện hay là trợ giúp."
Khoản 2 Điều 23 Luật Mẫu UNCITRAL 2006 quy định: "Nếu các bên không có thoả thuận nào khác, một trong hai bên có thề sửa đổi hoặc bổ sung đơn kiện hoặc bài bảo vệ của mình trong quá trình tổ tụng trọng tài, trừ khi hội đổng trọng tài cho rằng điểu đó không thích hợp cho việc sửa đổi có liên quan đến sự chậm trễ trong quá trình tiến hành việc này."
2. Thông báo đơn khởi kiện, tự bảo vệ, kiện lại
2.1. Thông báo
Trừ khi các bên có thỏa thuận khác về thời hạn, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Trung tâm nhận được Đơn khởi kiện, thỏa thuận trọng tài, các tài liệu khác có liên quan và phí trọng tài theo quy định tại Điều 35 của Quy tắc này, Trung tâm gửi tới Bị đơn Thông báo, Đơn khởi kiện, thỏa thuận trọng tài và các tài liệu khác có liên quan. Tức là sau khi nhận được đơn kiện của nguyên đơn, tạm ứng phí trọng tài (được tính trên giá trị tranh chấp) và các tài liệu có liên quan kèm theo, tổ chức trọng tài trong thời hạn theo quy định của pháp luật, phải gửi tới bị đơn thông báo trọng tài, đơn khởi kiện và các tài liệu có liên quan nhằm thông tin cho bị đơn về việc có đơn kiện họ, trọng tài đã thụ lý giải quyết vụ việc và giúp bị đơn có thời gian chuẩn bị bản tự bảo vệ (còn được gọi là bản hay đơn biện hộ) cũng như khả năng kiện lại nguyên đơn. Đối với trọng tài vụ việc, thì đương nhiên không có thông báo trọng tài mà thay vào đó bị đơn nhận trực tiếp đơn kiện và tài liệu có liên quan từ nguyên đơn.
2.2. Bản tự bảo vệ
Đối với tranh chấp được giải quyết tại tổ chức trọng tài, sau khi nhận được thông báo trọng tài và hồ sơ vụ kiện, trong một khoảng thời gian theo quy định của pháp luật, bị đơn phải chuẩn bị bản tự bảo vệ (biện hộ) để gửi tới tổ chức trọng tài. Trong bản tự bảo vệ thường nêu rõ cơ sở pháp lý cho những biện hộ của mình trước những cáo buộc của nguyên đơn, tên trọng tài viên mà mình chỉ định hoặc yêu cầu tổ chức trọng tài chỉ định trọng tài viên cho mình. Đối với tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài vụ việc, sau khi nhận được hồ sơ vụ kiện, trong một khoảng thời gian theo quy định của pháp luật, bị đơn phải chuẩn bị bản tự bảo vệ (biện hộ) để gửi cho nguyên đơn và trọng tài viên do nguyên đơn chỉ định trong đó có nêu tên trọng tài viên do bị đơn chỉ định.
Pháp luật trọng tài của đa số các nước trên thế giới và Luật Mẫu cũng như quy tắc tố tụng trọng tài của nhiều tó chức trọng tài đều cho phép các bên tranh chấp thỏa thuận hoặc do hội đồng trọng tài ấn định về khoảng thời gian này. Cũng có một số tó chức trọng tài, quy tắc tố tụng trọng tài quy định cụ thể về khoảng thời gian này. Khoảng thời gian này thường là 30 ngày kể từ ngày bị đơn nhận được đơn kiện. Chẳng hạn, khoản 1 Điều 4 Quy tắc trọng tài UNCITRAL 2010 quy định: "Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo trọng tài, Bị đơn sẽ gửi đơn biện hộ của mình cho Nguyên đơn". Quy định tương tự được tìm tháy tại khoản 2.1 Điều 2 Quy tắc tố tụng trọng tài của tòa án trọng tài quóc tế Luân Đôn 1998. Tuy nhiên, khoản 1 Điéu 19 Quy tắc trọng tài UNCITRAL 1976 quy định khác: "Trong thời hạn được ủy ban trọng tài xác định, BỊ đơn sê gửi đơn biện hộ bằng văn bản của mình cho Nguyên đơn và từng trọng tài viên." Hay khoản 1 Điều 9 Quy tắc trọng tài VIAC 2017 quy định: "Trừ khi các bên có thỏa thuận khác vé thời hạn, trong thời hạn 30 ngày kề từ ngày tiếp theo cùa ngày nhận được thông báo, Đơn khởi kiện... Bị đơn phải gửi tới trung tâm bàn tự bảo vệ."
Cụ thể trong Quy tắc tố tụng trọng tài quy định như sau
Điều 9. Bản tự bảo vệ
1. Trừ khi các bên có thỏa thuận khác về thời hạn, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp theo của ngày nhận được Thông báo, Đơn khởi kiện, thỏa thuận trọng tài và các tài liệu khác có liên quan, Bị đơn phải gửi tới Trung tâm Bản tự bảo vệ. Bản tự bảo vệ phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm Bản tự bảo vệ;
b) Tên, địa chỉ của Bị đơn;
c) Cơ sở tự bảo vệ;
d) Tên của người được Bị đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc yêu cầu Trung tâm chỉ định Trọng tài viên theo quy định tại khoản 2 Điều 12 hoặc Điều 13 của Quy tắc này;
đ) Chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc của người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp Bị đơn là tổ chức; chữ ký của cá nhân hoặc của người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp Bị đơn là cá nhân.
Trong trường hợp Bị đơn cho rằng thỏa thuận trọng tài không tồn tại, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được thì Bị đơn phải nêu rõ trong Bản tự bảo vệ. Nếu Bị đơn không nêu rõ điều đó trong Bản tự bảo vệ thì Bị đơn mất quyền phản đối. Trong trường hợp này, Bị đơn vẫn phải chọn Trọng tài viên hoặc yêu cầu Trung tâm chỉ định Trọng tài viên.
2. Trung tâm có thể gia hạn thời hạn gửi Bản tự bảo vệ khi có yêu cầu gia hạn của Bị đơn. Yêu cầu gia hạn phải được lập bằng văn bản và phải gửi để Trung tâm nhận được trước khi hết thời hạn gửi Bản tự bảo vệ hoặc trước khi hết thời hạn gia hạn gửi Bản tự bảo vệ.
Trong trường hợp có yêu cầu gia hạn thời hạn gửi Bản tự bảo vệ, Bị đơn vẫn phải chọn Trọng tài viên hoặc yêu cầu Trung tâm chỉ định Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Bản tự bảo vệ và các tài liệu có liên quan phải được gửi đủ số bản theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Quy tắc này.
4. Tố tụng trọng tài vẫn được tiến hành kể cả khi Bị đơn không gửi Bản tự bảo vệ.
2.3. Khởi kiện lại
Bị đơn có quyền kiện lại Nguyên đơn. Đơn kiện lại phải căn cứ vào thỏa thuận trọng tài mà dựa vào đó Nguyên đơn đã khởi kiện Bị đơn. Đơn kiện lại phải bằng văn bản riêng, độc lập với Bản tự bảo vệ. Đơn kiện lại phải được gửi tới Trung tâm vào cùng thời điểm gửi Bản tự bảo vệ.
Đơn khởi kiện bao gồm những nội dung sau:
Đơn kiện lại phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm Đơn kiện lại;
b) Tên, địa chỉ của các bên;
c) Tóm tắt nội dung của vụ kiện lại;
d) Cơ sở kiện lại;
đ) Trị giá của vụ kiện lại và các yêu cầu khác của Bị đơn;
e) Chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc của người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp Bị đơn là tổ chức; chữ ký của cá nhân hoặc của người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp Bị đơn là cá nhân.
3. Đơn kiện lại và các tài liệu có liên quan phải được gửi đủ số bản theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Quy tắc này.
4. Trừ khi các bên có thỏa thuận khác về thời hạn, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được Đơn kiện lại, các tài liệu có liên quan và phí trọng tài được quy định tại Điều 35 của Quy tắc này, Trung tâm gửi tới Nguyên đơn Thông báo, Đơn kiện lại và các tài liệu có liên quan.
5. Trừ khi các bên có thỏa thuận khác về thời hạn, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp theo của ngày nhận được Thông báo, Đơn kiện lại và các tài liệu có liên quan, Nguyên đơn phải gửi tới Trung tâm Bản tự bảo vệ đối với Đơn kiện lại đủ số bản theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Quy tắc này.
6. Đơn kiện lại được giải quyết đồng thời bởi chính Hội đồng Trọng tài giải quyết Đơn khởi kiện của Nguyên đơn.