Mục lục bài viết
1. Khái niệm Khuyến mại
Theo quy định tại Điều 88 Luật Thương mại 2005, khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Gồm hai trường hợp Thương nhân trực tiếp khuyến mại hàng hóa, dịch vụ của mình hoặc thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác theo thỏa thuận giữa hai bên với nhau.
2. Các hình thức khuyến mại
Căn cứ Điều 92 Luật Thương mại 2005 và Nghị định số: 81/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2018 hướng dẫn Luật Thương mại 2005 về hoạt động xúc tiến thương mại quy định khuyến mại gồm các hình thức cơ bản như sau:
- Đưa hàng hóa mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền: Hàng hóa mẫu đưa cho khách hàng, dịch vụ cung ứng mẫu cho khách hàng dùng thử phải là hàng hóa, dịch vụ được kinh doanh hợp pháp mà thương nhân đang bán hoặc sẽ bán, cung ứng trên thị trường. Khi nhận hàng mẫu, dịch vụ mẫu khách hàng không phải thực hiện bất kỳ nghĩa vụ thanh toán nào. Thương nhân thực hiện trương trình khuyến mại theo hình thức này phải chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng mẫu, dịch vụ mẫu và phải thông báo cho khách hàng đầy đủ thông tin liên quan đến việc sử dụng hàng mẫu, dịch vụ mẫu.
- Tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền: Theo hai hình thức tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ không thu tiền có kèm theo việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc tặng hàng hóa, cung cứng dịch vụ không thu tiền kèm không kèm theo việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo: Trường hợp hàng hóa dịch vụ thuộc diện quản lý của nhà nước, thì việc khuyến mại theo hình thức này được thực hiện theo quy định của Chính phủ. Trường hợp thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trong thời gian khuyến mại tại bất kỳ thời điểm nào phải tuẩn thủ theo quy định pháp luật. Không được giảm giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc diện quản lý của nhà nước định giá cụ thể. Không được giảm giá hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ xuống thấp hơn mức giá tối thiểu trong trường hợp giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ thuộc diện nhà nước quản lý quy định giá cụ thể. Nghiêm cấm sử dụng hình thức này để bán phá giá hàng hóa. Tổng thời gian thực hiện khuyến mại theo hình thức này không được vượt quá 120 ngày trong một năm (không bao gồm thời gian thực hiện khuyến mại của các chương trình khuyến mại bằng hình thức giảm giá trong khuân khổ các chương trình khuyến mại tập trung và các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Báng hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất đinh: Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ kèm theo hàng hóa được bán, dịch vụ được cung ứng là phiếu để mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của chính thương nhân đó hoặc để mua hàng hóa, nhận cung ứng dịch vụ của thương nhân khác. Giá trị tối đa của phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ được tặng kèm theo một đơn vị hàng hóa được bán, dịch vụ được cung ứng trong thời gian khuyến mại phải tuân thủ quy định hạn mức tối đa về giá trị vật chất dùng để khuyến mại.
- Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố: Nội dung chương trình khuyến mại không được trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Việc tổ chức thi và mở thưởng phải được tổ chức công khai trước sự chứng kiến của đại diện khách hàng và phải được thông báo cho Sở Công Thương nơi tổ chức thi và mở thưởng trước khi tổ chức thi, mở thưởng. Trường hợp tổng giá trị giải thưởng dưới 100 triệu đồng thì không phải thông báo cho Sở Công Thương. Tổ chức thi, trao giải theo thể lệ mà thương nhân đã công bố.
- Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố: Việc xác định trúng thưởng phải được tổ chức công khai theo thể lệ đã công bố, có sự chứng kiến của khách hàng và phải được lập thành biên bản. Trường hợp việc xác định trúng thưởng được phát hành kèm theo hàng hóa như gắn kèm, đính kèm, đặt bên trong hàng hóa hoặc các cách thức tương tự, thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại phải thông báo về thời gian và địa điểm thực hiện phát hành kèm bằng chứng xác định trúng thưởng bà hàng hóa cho Sở Công Thương nơi thực hiện việc phát hành kèm bằng chứng xác định trúng thưởng vào hàng hóa trước khi thực hiện. Bằng chứng xác định trúng thưởng bao gồm: Vật chất (vé xố, phiếu, thẻ dự thưởng ...); Có hình thức khác sổ xố do Nhà nước phát hành độc quyền. Thương nhân triển khai khuyến mại mang tính may rủi phải trích 50% giá trị giải thưởng đã công bố vào ngân sách nhà nước trong trường hợp không có người trúng thưởng.
- Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng mà khách hàng thực hiện được thực hiện dưới thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận việc mua hàng sử dụng dịch vụ hoặc các hình thức khác: Thẻ khách hàng phải ghi đầy đủ họ tên, số CMND/ CCCD, giá trị hàng hóa do khách hàng mua để xác định lợi ích mà khách hàng được tặng thưởng.
3. Thủ tục đăng ký chương trình khuyến mại
Theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định số: 81/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 thủ tục đăng ký chương trình khuyến mại được thực hiện bằng cách nộp một bộ hồ sơ tới Sở Công Thương (nộp trực tiếp, nộp qua đường bưu điện hoặc sử dụng dịch vụ công trực tuyến) gồm các tài liệu hồ sơ như sau:
- 01 Bản Đăng ký Chương trình khuyến mại (Mẫu số 02);
- 01 Thể lệ Chương trình khuyến mại (Mẫu số 03);
- Mẫu bằng chứng xác định trúng thưởng hoặc mô tả chi tiết bằng chứng xác định trúng thưởng;
- 01 Bản sao chứng thực chất lượng của hàng hóa khuyến mại theo quy định pháp luật.
4. Mức xử phạt không đăng ký chương trình khuyến mại
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 33 Nghị định số: 98/2020/NĐCP ngày 26 tháng 8 năm 2020 quy định cụ thể mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không đăng ký chương trình khuyến mại như sau:
- Hình thức phạt tiền: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; Phạt tiền gấp 2 lần trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên địa bàn từ 2 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
- Hình thức xử phạt bổ xung: Không.
- Hình thức buộc khắc phục hậu quả: Không.
Trên đây là thông tin liên quan đến mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không đăng ký chương trình khuyến mại của Luật Minh Khuê gửi tới khách hàng tham khảo. Mọi vướng mắc quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với luật sư tư vấn Luật Hành Chính, Thương Mại qua tổng đài: 19006162 để nhận được tư vấn, hỗ trợ kịp thời từ Luật Minh Khuê. Trong trường hợp cần yêu cầu báo giá dịch vụ đăng ký khuyến mại trên phạm vi toàn quốc hoặc các tỉnh/thành phố trên phạm vi cả nước hãy gửi yêu cầu báo giá dịch vụ qua email: lienhe@luatminhkhue.vn. Rất mong nhận được sự hợp tác!