1. Hướng dẫn nộp yêu cầu trợ giúp pháp lý

Theo hướng dẫn tại Quyết định số 228/QĐ-BTP ngày 27/02/2023, quá trình thực hiện yêu cầu trợ giúp pháp lý được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ gồm có:

- Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý

- Giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý 

- Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.

Bước 2: Nộp hồ sơ

- Người yêu cầu trợ giúp pháp lý cần nộp hồ sơ yêu cầu tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh/thành phố, Chi nhánh của Trung tâm hoặc tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý.

- Nếu nộp trực tiếp tại trụ sở tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người yêu cầu cần đưa đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý cùng các giấy tờ liên quan và xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực của giấy tờ chứng minh thân phận.

- Trong trường hợp người yêu cầu không tự viết đơn, người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm ghi các thông tin vào mẫu đơn và hướng dẫn họ ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn.

- Đối với việc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, người yêu cầu cần gửi đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý cùng giấy tờ liên quan và bản sao có chứng thực của giấy tờ chứng minh thân phận.

- Trong trường hợp gửi hồ sơ qua fax, email, người yêu cầu cần xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực của giấy tờ chứng minh thân phận khi gặp người thực hiện trợ giúp pháp lý.

Bước 3: Giải quyết

- Người tiếp nhận hồ sơ phải xem xét và trả lời ngay về việc hồ sơ có đủ điều kiện thụ lý hay cần bổ sung thêm giấy tờ, tài liệu. Trong trường hợp cần bổ sung nhưng vụ việc gấp hoặc sắp đến hạn chót thì cơ quan có thể chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý mà không chờ đợi.

- Thời hạn bổ sung giấy tờ là 05 ngày làm việc (hoặc 10 ngày làm việc đối với trường hợp đặc biệt) kể từ khi vụ việc được thụ lý. Nếu không bổ sung đúng thời hạn, vụ việc có thể không được tiếp tục xử lý.

- Khi vụ việc được thụ lý, thông tin sẽ được ghi vào Sổ thụ lý để theo dõi.

- Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có thể từ chối thụ lý nếu vụ việc không đáp ứng các điều kiện hoặc vi phạm pháp luật.

2. Không được đòi hỏi hoặc nhận lợi ích từ người được trợ giúp pháp lý

Không được đòi hỏi hoặc nhận lợi ích từ người được trợ giúp pháp lý là yêu cầu về ứng xử với người được trợ giúp pháp lý tại Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý ban hành kèm theo Thông tư 03/2020/TT-BTP ngày 28/4/2020.

Theo đó, trong ứng xử với người được trợ giúp pháp lý, người trợ giúp pháp lý:

- Không được gợi ý, đòi hỏi, đặt điều kiện hoặc nhận bất kỳ lợi ích vật chất, lợi ích khác có liên quan đến vụ việc, việc trợ giúp pháp lý từ người được trợ giúp pháp lý hoặc người khác.

- Tôn trọng, lịch sự, thân thiện, nhiệt tình với người được trợ giúp pháp lý, thể hiện phong cách chuyên nghiệp, tạo sự tin tưởng đối với người được trợ giúp pháp lý, sử dụng ngôn ngữ, ký hiệu đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn phù hợp với người được trợ giúp pháp lý.

- Giải thích về quyền và nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý để người được trợ giúp pháp lý biết và thực hiện.

- Không được có thái độ hách dịch, có các hành vi coi thường người được trợ giúp pháp lý hoặc phân biệt đối xử với người được trợ giúp pháp lý.

- Không được sách nhiễu, chậm trễ, gây khó khăn, phiền hà cho người được trợ giúp pháp lý; hứa hẹn trước về kết quả giải quyết vụ việc, việc trợ giúp pháp lý.

- Không được xúi giục, kích động người được trợ giúp pháp lý thực hiện những hành vi trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

3. Thực tiễn hoạt động của trợ giúp viên pháp lý

Vai trò và trách nhiệm của người thực hiện trợ giúp pháp lý là không thể phủ nhận; tuy nhiên, trong thực tế hoạt động, trợ giúp viên pháp lý thường phải đối mặt với nhiều lo ngại.

Thứ nhất, Trợ giúp viên pháp lý là những người đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho những người yếu thế. Chính sách này được coi là một biện pháp quan trọng của Đảng và Nhà nước, nhưng thực tế không luôn đồng nhất. Mặc dù chúng tôi dành nhiều công sức cho nghề nghiệp của mình, nhưng đôi khi vẫn bị coi thường với tư cách "làm miễn phí nên chất lượng cũng chỉ là cho qua". Đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý đã nỗ lực để khẳng định vai trò và tầm quan trọng của mình, nhưng để thực hiện được điều này, không chỉ cần sự cố gắng cá nhân mà còn cần sự quan tâm từ phía nhà nước, cần tạo điều kiện thuận lợi hơn từ các tổ chức liên quan.

Thứ hai, Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng với vai trò là người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Mặc dù được pháp luật công nhận tư cách này, nhưng thực tế hoạt động nghề nghiệp không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Có những tình huống khi chúng tôi cảm thấy bất lực trong việc bảo vệ quyền lợi của người được trợ giúp pháp lý. Mặc dù luật pháp có quy định rõ ràng, nhưng quyền quyết định cuối cùng vẫn nằm trong tay các cơ quan tố tụng và Hội đồng xét xử. Do đó, những nỗ lực của chúng tôi đôi khi không được công nhận, và các lập luận bảo vệ quyền lợi của người được trợ giúp pháp lý cũng không được xem xét đầy đủ. Ví dụ, trong một vụ án mua bán trái phép chất ma túy, dù luật pháp có quy định cụ thể về hành vi mua bán và tàng trữ, nhưng việc áp dụng luật không luôn công bằng. Đôi khi, dù không có chứng cứ rõ ràng, người được trợ giúp pháp lý vẫn bị buộc tội mua bán trái phép chỉ vì lời nhận tội dưới áp lực trong quá trình điều tra. 

Thứ ba, Trợ giúp viên pháp lý là một trong những chức danh nghề luật, đào tạo ngang bằng với các chức danh khác như thẩm phán, kiểm sát viên, công chứng viên... Ở Điện Biên, hàng năm, các Trợ giúp viên pháp lý tham gia hàng trăm vụ việc, với mỗi người tham gia tố tụng trung bình từ 30 đến 50 vụ. Tuy nhiên, khi về hưu, họ gặp khó khăn để tiếp tục tham gia tố tụng và làm việc trong lĩnh vực mà họ đam mê như luật sư. Điều này là một trăn trở của nhiều Trợ giúp viên pháp lý.

Thứ tư, Trợ giúp viên pháp lý, như những người tham gia tố tụng khác, thường bị giới hạn trong lĩnh vực, phạm vi và đối tượng được trợ giúp pháp lý, được quy định trong Luật trợ giúp pháp lý. Họ không được tự chọn khách hàng hoặc lĩnh vực tư vấn - tranh tụng, không được chấm dứt hợp đồng như luật sư, và thường phải chịu trách nhiệm nặng nề khi tham gia tranh tụng theo yêu cầu của người được trợ giúp pháp lý. Trong mỗi vụ việc, Trợ giúp viên pháp lý thường tư vấn, hướng dẫn, phân tích về phương án giải quyết vụ việc. 

Khó khăn là vậy, trăn trở còn nhiều nhưng phần lớn đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý nói chung, Trợ giúp viên pháp lý nói riêng vẫn tự hào, vẫn tận tâm để cống hiến cho nghề nghiệp của mình.

Xem thêm: Trợ giúp viên pháp lý có được nhận tiền từ người được trợ giúp không?

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Không được đòi hỏi, nhận lợi ích từ người được trợ giúp pháp lý của Bộ Y tế mà Công ty Luật Minh Khuê muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!