Mục lục bài viết
1. Tết nguyên đán là gì?
Tết nguyên đán còn có một tên gọi khác là tết âm lịch hay tết cổ truyền. Đây là dịp lễ chính của đất nước ta cũng như một số đất nước khác. Âm lịch là chu kỳ vận hành của mặt trăng nên tết nguyên đán luôn muộn hơn tết dương lịch. Theo quy luật thì 3 năm nhuận 01 tháng nên ngày đầu năm của dịp tết nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 dương lịch.
Tết nguyên đán chính là thời điểm không những thể hiện sự giao thoa giữa đất trời và con người mà chính là thời điểm đoàn viên của gia đình. Mỗi dịp tết xuân về, dù làm ăn hay đi xa ở bất cứ nơi đâu, trong lòng mỗi người đều mong muốn trở về sum họp với gia đình của mình trong những những ngày tết.
Tết nguyên đán cũng có ý nghĩa tiễn đưa năm cũ, chào đón năm mới, mọi người thường dành cho nhau những lời chúc năm mới sức khoẻ, thuận buồm xuôi gió, mưa thuận gió hoá, như ý và khoẻ mạnh...Tết cũng là thời điểm thể hiện tình cảm đạo lý giữa người với người như, đặc biệt là trân trọng hơn những giá trị cội nguồn.
Theo phong tục của người Việt Nam ta, trong ngày tết nguyên đán thường thực hiện các phong tục như: Bữa cơm tất niên, xông đất, lì xì...
2. Lịch nghỉ tết âm lịch
Bộ luật lao động 2019 bố trí hẳn một điều luật quy định về việc nghỉ lễ, tết. Tại Điều 112 quy định: Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây: tết âm lịch nghỉ 05
Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hàng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Bộ luật lao động quy định rõ thời gian nghỉ âm lịch 05 ngày, tuy nhiên hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ.
2.1. Phương án nghỉ tết âm lịch với công chức
Hiện nay có những phương an như sau: Công chức, viên chức nghỉ tết âm lịch 2023 từ thứ 6 ngày 20/01/2023 tức là từ ngày 29 tháng chạp âm lịch đến hết thứ 5 ngày 26/01/2023 tức là đến ngày mùng 5 tết âm lịch.
Phương án khác là: Công chức, viên chức nghỉ tết âm lịch từ thứ 7 ngày 21/01/2023 tức là ngày 30 tháng chạm âm lịch đến hết chủ nhật ngày 29/01/2023 tức là ngày mùng 8 tháng giêng năm Quý Mão.
2.2. Phương án nghỉ tết âm lịch với người lao động
Phương án nghỉ tết âm lịch với người lao động chủ yếu dựa vào sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng như người lao động có thể tham khảo phương án sau:
- Người lao động đuộc nghỉ tết ân lịch từ 29 âm tháng chạp đến hết mùng 4 tháng giêng. (như vậy sẽ được nghỉ các ngày thử 6, thứ 7, chủ nhật đến thứ tư tuần sau). Với cách này thì người lao động có thể ghỉ liên tục 6 gày, trong đó là 5 ngày nghỉ tết nguyên đán.
- Hoặc cách khác là người lao động nghỉ từ 30 tháng chạp đến mùng 5 thán giêng. Ngoài phương án này doanh nghiệp và người lao động có thể thoả thuận về việc nghỉ phép năm liền trước hoặc sau lịch nghỉ để có thể kéo dài thời gian nghỉ tết.
3. Bộ lao động thương binh xã hội đang lấy ý kiến về lịch nghỉ tết nguyên đán
Có một số Bộ, ngành đã có ý kiến với Bộ lao động thương binh và xã hội về việc nghỉ tết nguyên đám, nhiều đơn vị lựa chọn phương án nghỉ tết 7 ngày. Trên nhiều trang diễn đàn mạng xã hội có rất nhiều ý kiến về vấn đề nghỉ tết nguyên đán 2023. Tuy nhiên, hầu như các ý kiến đều theo hướng kéo dài thời gian nghỉ tết nguyên đán. Nhiều ý kiến đề xuất được nghỉ tết nguyên đán 9 ngày hoặc thậm chí là nhiều hơn.
Theo quan điểm của Luật Minh Khuê, khoảng thời gian nghỉ tết là khoảng thời gián quý giá và quan trọng đối với người lao động. Là dịp cho những người lao động xa nhà, xa quê có dịp về quê sum vầy, thăm và gặp lại người thân, họ hàng, bạn bè sau khoảng thời gian xa nhà để lao động. Tết còn là dịp người lao động nghỉ ngơi, mua sắm cũng như trang hoàng nhà cửa...Do đó, các cơ quan, đơn vị hay doanh nghiệp tạo điều kiện cho người lao động được nghỉ tết càng dàng sẽ càng tốt. Một phần nhằm giảm ùn tắc cục bộ, giảm lưu lượng giao thông không quá tải hạ tầng, gây áp lực về giao thông cũng như phương tiện, nhân lực phục vụ di chuyển, đi lại của mọi người. Theo đó sẽ giúp tinh thần của mọi người sau khi trở lại lao động được phấn chấn hơn, tinh thần nhiệt huyết hơn.
Nhiều người lao động sau khoảng thời gian đại dịch đã không được về quên, điều này tạo cảm giác chán nản, nhớ nhà, bỏ việc vì xa quê, nhớ nhà mà không được về. Vì vậy, việc cho nghỉ tết dài rất có ý nghĩa và giá trị với người lao động.
4. Tết nguyên đán qua các thời kỳ
Tết cổ truyề đã có từ thời vua hùng, truyền thống ăn tết của người Việt đã có từ thời vua hùng, điều này thể hiện qua các sự tích như "bánh chưng bánh dàu". Nội dung các câu chuyện dân gian đã cho thấy rằng phong tục làm bánh vào mỗi dịp tết đã có từ đời Hùng Vương.
Ngoài ra, tết nguyên đã cũng đã có trong thời kỳ Bắc thuộc. Trong "kính lễ" của khổng tử có viết "ta không biết tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lơn của bọn Người Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó. Bên cạnh đó cuốn sách giao chỉ cũng đã từng đề cập về vấn đề này.
Có thể nhận thấy, tết nguyên đán là tết cổ truyền của đất nước ra, ngày tết này xuyên suốt bài viết Luật Minh Khuê đều nhấn mạnh ý nghĩa của nó. Thời điểm tết con là thời điểm giao thoa giữa đất trời, mang ý nghĩa đặc biệt khi chuyển giao thời tiết.
Bài viết trên Luật Minh Khuê đã đề cập đến các vấn đề xoay quanh nghỉ tết nguyên đán. Nghỉ tết chính là quyền lợi của người lao động. Người lao động cần nắm rõ quyền và lợi ích của mình.