1. Khái quát chung về bản đồ địa chính và bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá và là yếu tố quan trọng trong môi trường sống nói chung và cho con người nói riêng. Đất đai cung cấp nơi phân bố các khu dân cư, các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đây là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Vì vậy, việc quản lý sử dụng và quy hoạch hợp lý nguồn tài nguyên đất đai sẽ có ý nghĩa chiến lược, sách lược cho quá trình phát triển đất nước. Ở nước ta, Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch, và pháp luật, đảm bảo sử dụng quỹ đất theo đúng mục đích. Và một trong những tài liệu quan trọng phục vụ quá trình quá trình quản lý nguồn tài nguyên đất đai là bản đồ địa chính. Thông qua bản đồ địac hính, việc tra cứu, tìm kiếm, trao đổi, cập nhật cũng như giám sát, đặc biệt là giám sát biến động thông tin đất đai được nhanh chóng, thuận lợi và có sự thống nhất chung trên phạm vi toàn quốc. Đo đạc thành lập bản đồ địac hính là một trong những nhiệm vụ cấp hàng đầu của ngành địa chính nhằm thống nhất công tác quản lý Nhà Nước về đất đai mà hiện nay là vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở của người dân. 

 

2. Vai trò của bản đồ địa chính và bản mô tả ranh giới, mốc giới địa chính

Bản đồ địa chính là một trong những tài liệu quan trọng trong bộ hồ sơ địa chính, được xây dựng theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, là cơ sở để giải quyết các mối quan hệ tự nhiên, kinh tế - xã hội và pháp lý đến từng thửa đất của từng chủ sử dụng đất. Bản đồ địa chính là tài liệu cơ sở để thống nhất quản lý nhà nước về đất đai như giao đất, cho thuê đất, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thanh tra giải quyết khiếu nại về đất đai và các công tác khác. Công tác đo đạc bản đồ địa chính là nhiệm vụ cấp bách hiện nay của ngành địa chính, nhằm thống nhất công tác quản lý của nhà nước về đất đai thông qua việc quản lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở của người dân trên phạm vi cả nước. Trong những năm gần đây bộ Tài nguyên và môi trường đã ban hành nhiều văn bản pháp quy, các quy định và quy phạm đẻ áp dụng thực hiện thống nhất trong toàn ngành và xây dựng các phần mềm tích hợp chuyên dùng để phục vụ cho công tác, nhằm đem lại hiệu quả kinh tế và độ chính xác cao, đáp ứng được yêu cầu cho các cấp, các ngành và người sử dụng đất.     

 

3. Xác định ranh giới thửa đất, lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất.

3.1 Xác định ranh giới thửa đất

- Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc (là công chức địa chính cấp xã hoặc cán bộ thôn, xóm, ấp, tổ dân phố... để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất), cùng với người sử dụng.

- Quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ và lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ thực hiện đo đạc ranh giới thửa đất, đồng thời yêu cầu người sử dụng đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất ( có thể cung cấp bản sao)

+ Ranh giới thửa đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, có quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất.

+ Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân xã nơi có thửa đất để giải quyết. Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương mà xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý đó, nếu không thể xác định được ranh giới thực thế đang sử dụng, quản lý đo đạc thì theo ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý đó, nếu không thể xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì được phép đo vẽ khoanh bao các thửa đất tranh chấp, đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp thành 02 bản, một bản lưu hồ sơ đo đạc, một bản gửi Ủy ban nhân dân xã để thực hiện các bước giải quyết tranh chấp tiếp theo.

 

3.2 Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất

Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 11 kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT cho tất cả các thửa đất trừ các trường hợp sau đây:

+ Thửa đất có giấy tờ thỏa thuận hoặc văn bản xác định ranh giới, mốc giới sử dụng đất có bản vẽ thể hiệ rõ ranh giới sử dụng đất mà ranh giới hiện trạng của thửa đất không thay đổi so với bản vẽ trên giấy tờ đó.

+ Thửa đất có giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất mà trong giấy tờ đó thể hiện rõ được ranh giới chung của thửa đất với các thửa đất liền kề và hiện trạng ranh giới của thửa đất không thay đổi so với giấy tờ hiện có.

+ Đối với thửa đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đát làm muối, đất nuôi trồng thủy sản có bờ thửa hoặc cọc mốc cố định, rõ ràng trên thực địa thì không phải lập bản mô tả ranh giới, mốc giới sử dụng đất nhưng sau khi có bản đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất phải công bố công khải tại trụ sở ủy ban nhân dân xã và khu dân cư trong thời gian tối thiểu là mười ngày liên tục, phải thông báo rộng rãi cho người sử dụng đất biết để kiểm tra, đối chiếu, hết thời gian công khai phải lập biên bản xác nhận việc công khai bản đồ địa chính theo mẫu 

+ Trường hợp trên giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất có sơ đồ thể hiện ranh giới thửa đất nhưng khác với ranh giới thửa đất theo hiện trạng khi đo vẽ thì trên bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất phải thể hiện ranh giới theo hiện trạng và ranh giới theo giấy tờ đó. 

+ Trường hợp ranh giới thửa đất đang có tranh chấp thì trên bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất thể hiện đồng thời theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và theo ý kiến của các bên liên quan.

+ Trường hợp người sử dụng đất, người sử dụng đất liền kề vắng mặt trong suốt thời gian đo đạc thì việc lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất trong suốt thời gian đo đạc thì việc lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất được cán bộ đo đạc, các bên liên quan còn lại và người dẫn đạc xác định theo thực địa và theo hồ sơ thửa đất liên quan (nếu có). Đơn vị đo đạc chuyển bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất đã lập cho ủy ban nhân dân xã để xác nhận vắng mặt và thông báo trên loa truyền thanh của xã, niêm yết công khai tại trụ sở ủy ban nhân dân xã để người sử dụng đất đến ký xác nhận. Sau 15 ngày kể từ ngày thông báo mà người sử dụng đất không có mặt và không có khiếu nại, tranh chấp liên quan đến ranh giới, mốc giới thửa đất thì ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô tả đã lập.

+ Trường hợp mười ngày kể từ ngày nhận được bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất mà người sử dụng đất liền kề không ký xác nhận, đồng thời không có văn bản thể hiện việc có tranh chấp, khiếu nại, tố cáo có liên quan đến ranh giới thửa đất thì ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô tả đã được các bên liên quan còn lại, người dẫn đạc ký xác nhận và ghi rõ lý do người sử dụng đất liền kề đó không ký xác nhận vào phần "lý do không đồng ý" trong bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất.

+ Đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập danh sách các trường hợp nêu trên để gửi cho Ủy ban nhân dân  xã biết và lưu hồ sơ đo đạc.

 

4. Mẫu bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất

>> Tải ngay: Mẫu bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất 

PHỤ LỤC SỐ 11

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 

-------------------

 

BẢN MÔ TẢ

RANH GIỚI, MỐC GIỚI THỬA ĐẤT

Ngày .... tháng.... năm........ đơn vị đo đạc đã tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đát tại thực địa của (ông,bà, đơn vị)..... đang sử dụng đất tại........(số nhà, đường phố, phường, quận hoặc thôn, xóm, xã, huyện...). Sau khi xem xét hiện trạng về sử dụng đất và ý kiến thống nhất của những người sử dụng đất liền kề, đơn vị đo đạc đã xác định ranh giới, mốc giới sử dụng đất và lập bản mô tả ranh giới, mốc giới sử dụng đất như sau :

Mẫu bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất

MÔ TẢ CHI TIẾT MỐC GIỚI, RANH GIỚI THỬA ĐẤT

- Từ điểm 1 đến điểm 2:... (Ví dụ: Điểm 1 là dấu sơn; ranh giới theo tim tường, mép tường...)

- Từ điểm 2 đến điểm 3:... (Ví dụ: Điểm 2,3 là cọc tre, ranh giới theo mép bờ trong rãnh nước)

- Từ điểm 3 đến điểm 4:... (Ví dụ: Điểm 4 là góc ngoài tường, ranh giới theo mép sân, tường nhà);

- Từ điểm 4 đến điểm 5:........

Người sử dụng đất hoặc chủ quản lýa đất liền kề ký xác nhận ranh giới, mốc giới sử dụng đất:

STT Tên người sử dụng đất, chủ quản lý đất liền kề

Đồng ý

(Ký tên)

Không đồng ý  
      Lý do không đồng ý Ký tên
1        
2        
3        
...        

 

TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG RANH GIỚI THỬA ĐẤT KHI CẤP GCN (NẾU CÓ)

............................................................................................. 

Người sử dụng đất

(Ký, ghi rõ họ và tên)

Người dẫn đạc

(Ký, ghi rõ họ và tên)

Cán bộ đo đạc

(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay tới số 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác.